Phương pháp nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 30)

Căn cứ vào đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính, phân tích tình hình thực tế của địa phương nơi ta thực hiện nghiên cứu để tiến hành lựa chọn ra các biện pháp phòng trừ thích hợp.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, quy mô

Huyện Nghi Xuân là huyện nằm phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh có vị trí địa lý và ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. - Phía Tây giáp Thị xã Hồng Lĩnh.

- Phía Nam giáp Huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà. - Phía Ðông giáp Biển Ðông.

Huyện Nghi Xuân có diện tích tự nhiên 22.004,6 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 7.195,5 ha trong đó rừng phòng hộ 5.067,7 ha, rừng sản xuất 2.127,8 ha.

Huyện Nghi Xuân là cầu nối giao thông của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, giao thương thuận lợi với nước bạn Lào và các tuyến giao thông huyết mạch đi qua như: Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 8B, giao thông đường biển với Cảng Xuân Hải có tầm cỡ khu vực.

3.1.2. Ðịa hình

Huyện Nghi Xuân nằm ở phía Bắc dãy núi Hồng Lĩnh, bề ngang hẹp và thấp dần về phía Đông. Xuất phát từ các yếu tố địa hình tự nhiên, Nghi Xuân được chia thành 2 vùng kinh tế sinh thái:

- Vùng đồi núi, bao gồm phần lớn sườn phía Bắc dãy núi Hồng Lĩnh gồm các xã: Xuân Lam, Xuân Hồng, Xuân An, Xuân Lĩnh, Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Ðạm, Xuân Liên, Cương Gián.

- Vùng ven biển là vành đai đất cát ven biển gồm các xã: Xuân Giang, Xuân Thành, Xuân Yên, Tiên Ðiền, Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Ðan, Xuân Trường, Xuân Hội và Thị trấn Nghi Xuân.

3.1.3. Khí hậu thuỷ văn

Huyện Nghi Xuân nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có đặc điểm chung là: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Do ảnh hưởng địa hình của dãy núi Hồng Lĩnh cao và dốc, có nhiều đá lộ đầu tạo ra một vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt, mùa đông giá lạnh có ngày nhiệt độ xuống thấp từ 5 - 70C, mùa hè khô nóng có ngày lên đến 410C, gió tây nam thổi mạnh.

- Nhiệt độ bình quân năm: 23,8 độ.

- Lượng mưa trung bình năm: 2.647,2 mm/năm. - Lượng bốc hơi bình quân năm: 969 mm/năm. - Ðộ ẩm không khí bình quân năm: 69,83 %. Trong một năm có 2 mùa gió thịnh hành là:

- Gió mùa Ðông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. - Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9.

3.1.4. Ðất đai

Căn cứ vào các tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhưỡng ở huyện Nghi Xuân có các nhóm đất chính như sau:

a. Nhóm đất đồng bằng ven biển:

Tổng diện tích 10.100 ha, chiếm 45,9% đất tự nhiên trong nhóm này có các loại đất sau:

+ Đất cồn cát, bãi cát ven biển + Đất nhiễm mặn

+ Đất nhiễm phèn + Đất phù sa.

b.Nhóm đất đồi núi:

Tổng diện tích 11.900 ha, chiếm 54,1% đất tự nhiên, trong nhóm này có các loại đất sau:

+ Đất Ferarit vàng xám phát triển trên đá sa thạch + Đất Ferarit trên núi cao, đất dốc tụ ven đồi núi

3.2. Kinh tế - Xã hội

3.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê 2013, đến 31/12/2013 Nghi Xuân có 97.681 người, trong đó khu vực nông thôn 82.907 người chiếm 87,5%. Mật độ dân số trung bình là 431 người/ km2. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao ở 2 thị trấn và khu vực đồng bằng lân cận, vùng miền núi dân cư thưa thớt.

Tổng số lao động toàn huyện có 40.529 người. Số lao động trên được phân bố theo các nhóm ngành nghề sau:

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 46.250 người; trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 71,3% (28.913 người), công nghiệp - xây dựng 9,4% (3.799 người), còn lại khoảng 19,3% làm việc trong khu vực dịch vụ. Nhìn chung lực lượng lao động huyện Nghi Xuân khá dồi dào, song còn thiếu việc làm và thiếu lao động qua đào tạo cơ bản.

GDP bình quân đầu người năm 2010 từ 13 triệu đồng/năm tăng lên 22.000.000 triệu đồng/năm trong năm 2013. Tuy tốc độ có tăng cao, nhưng GDP bình quân đầu người của huyện Nghi Xuân so với bình quân chung của cả tỉnh đạt mức trung bình, nên khả năng tích luỹ vốn cho tái đầu tư mở rộng sản xuất của phần lớn dân cư nông thôn còn hạn chế.

3.2.2. Cơ sở hạ tầng.

- Giao thông

Ngoài hai tuyến đường quốc lộ IA, IB, 8B đi qua địa bàn huyện, thì cùng các tuyến đường liên huyện, liên xã cũng khá phát triển đa số đã được nhựa hoá, bê tông hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hoá nội vùng và với bên ngoài. Hiện nay 100% số xã trên địa bàn có đường ô tô đi đến thôn, xóm. Tuy nhiên hệ thống đường nối các vùng sản xuất lâm nghiệp với trục giao thông chính trong huyện còn thiếu và yếu, chủ yếu là đường đất, khẩu độ hẹp các phương tiện cơ giới khó hoạt động.

Ðường thuỷ: Sông Lam, sông Cương Gián và hơn 40km đường biển, cảng Xuân Hải tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá, lâm sản, góp phần gắn

liền các vùng nguyên liệu trong và ngoài huyện với các cơ sở chế biến cũng như xuất, bán sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

- Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu trong vùng khá hoàn chỉnh, hầu hết các hồ đập đã được nâng cấp, hệ thống kênh mương được bê tông hoá tạo điều kiện cho việc tưới tiêu, chủ động trong việc bố trí cây trồng mùa vụ.

- Ðiện nước sinh hoạt

Với nguồn vốn của Nhà nước, địa phương và một phần đóng góp của nhân dân hệ thống điện trên địa bàn khá hoàn chỉnh. Hiện nay trong vùng 100% hộ dùng được điện lưới quốc gia. Phần lớn điện dùng để sinh hoạt, ngoài ra còn dùng trong sản xuất các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cùng với giao thông đường bộ, điện lưới quốc gia đóng vai trò quan trọng thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hại đại hoá nông nghiệp nông thôn.

3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng

3.3.1. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện: 7.195,5 ha, chiếm 32,7% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất lâm nghiệp có rừng là 4.252,9 ha, chiếm 59,1% đất lâm nghiệp, độ che phủ của rừng là 19,3%.

- Đất lâm nghiệp chưa có rừng là 2.942,6 ha, chiếm 40,9% đất lâm nghiệp. Về đất lâm nghiệp chưa có rừng được xác định theo Điều 1, Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng nói trên đã nằm trong Quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tại Quyết định 1280/QĐ- BNN-TCLN ngày 06/6/2013.

3.3.2. Diện tích, trữ lượng và các kiểu thảm thực vật rừng

Diện tích có rừng (100% là rừng trồng): Kết quả điều tra, thống kê diện tích, trữ lượng rừng theo loại cây và cấp tuổi được thể hiện.

Bảng 3.1. Thống kê diện tích, trữ lượng các loại rừng trồng theo loài cây và cấp tuổi

Đơn vị tính: Diện tích= ha; trữ lượng= m3

TT Loài cây

Tổng cộng Phân theo cấp tuổi

Diện tích

Trữ lượng

Cấp tuổi II Cấp tuổi III Cấp tuổi IV Cấp tuổi V D. tích T.lượng D. tích T.lượng D. tích T.lượng D. tích T.lượng

Tổng cộng 3.510,4 144.151,9 1.181,4 21.349,7 1.886.6 81.120,6 241,1 16.531,2 201,3 25.150,4 1 Thông 388,9 39.040,1 32,7 - 75,2 4.342,8 84,7 9.621,9 196,3 25.075,4 2 Thông + Keo 1.001,2 23.337,3 298,2 1.192,8 632,7 19.297,4 70,3 2.847,2 - - 3 Keo 83,3 3.758,8 64,4 2.241,1 18,9 1.517,7 - - - - 4 Bạch đàn 565,5 25.263,9 338,9 11.441,3 226,6 13.822,6 - - - - 6 Bạch đàn + Keo 43,4 1.976,8 27,6 761,8 - - 15,8 1.215,0 - - 7 Phi lao 608.7 32.753,6 134,4 4.609,9 534.3 28.143,7 - - - - 8 Thông+Keo 804,9 17.946,4 275,7 1.102,8 458,9 13.996,5 70,3 2.847,2 - - 9 Đước, bần 14,5 75,0 9,5 - - - 5,0 75,0

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Xuân được bao phủ bởi các kiểu thảm thực bì chính được thể hiện ở biểu sau: Bảng 3.2. Các kiểu thảm thực vật TT Hiện trạng thảm thực vật Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 7.195,5 100

1 Kiểu rừng nhân tạo (rừng trồng) 4252,9 59,1

1.1 Thông 399,7 5,6 1.2 Thông + Keo 1976 27,5 1.3 Keo 428,4 6,0 1.4 Bạch đàn 676,4 9,4 1.5 Bạch đàn + Keo 98,8 1.4 1.6 Bạch đàn + Phi Lao 16,3 0,2 1.7 Phi lao 608,7 8,5 1.8 Tràm, đước, bần, sú, vẹt 43,6 0,6 1.9 Tre, mét 5 0,1

2 Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, bãi bồi, bãi

cát ven sông, biển 2942,6 40,9

( Nguồn: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nghi Xuân)

- Kiểu rừng nhân tạo

+ Kiểu rừng trồng Thông nhựa thuần loài có diện tích 399,7 ha, phân bố hầu hết trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhưng nhiều nhất ở các xã Xuân Lĩnh, Cổ Đạm, Xuân Lam, Xuân Hồng, Xuân An. Ðây là kiểu rừng không chỉ đáp ứng yêu cầu về phòng hộ bảo vệ môi trường mà còn là những khu rừng cảnh quan đẹp mang tính đặc trưng của rừng Hồng Lĩnh. Rừng trồng Thông

nhựa gồm nhiều cấp tuổi nhưng tập trung ở cấp tuổi III đến cấp V những cấp tuổi thành thục về sinh lý. Tuy nhiên nhược điểm là mật độ dày, quá trình cạnh tranh dinh dưỡng diễn ra mạnh, dễ xảy cháy rừng và sâu bệnh phát thành dịch.

+ Rừng trồng Bạch đàn có diện tích 676,4 ha phần lớn cây có đường kính lớn đã bị khai thác, chỉ còn lại những cây nhỏ còi cọc. Một số diện tích đã qua khai thác trắng nay chỉ còn lại cây tái sinh chồi.

+ Rừng trồng Keo, diện tích 428,4 ha. Ðây là loài cây gỗ nhỡ có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa ven chân núi Hồng Lĩnh, tốc độ sinh trưởng nhanh, tán lá dày xanh quanh năm. Cây Keo có tuổi thành thục ngắn là cây phù trợ nhằm mục đích cải tạo đất, che bóng, chống xói mòn rửa trôi đất có hiệu quả tốt. Rừng trồng Keo không chỉ đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, bảo vệ đất mà còn có giá trị kinh tế cao.

+ Rừng trồng Thông nhựa + Keo có diện tích 1976,0 ha, đây là kiểu rừng hỗn giao được áp dụng trồng phổ biến và thích hợp với điều kiện lập địa trên vùng núi Hồng Lĩnh.

+ Rừng trồng Phi lao có diện tích 608,7 ha, trồng tập trung ở vùng ven biển, sinh trưởng và phát triển tốt trên lập địa bãi cát ven biển. Có tác dụng to lớn trong việc phòng hộ chắn gió bão và chắn cát bay.

+ Rừng trồng ngập nặm ven sông loài cây trồng chủ yếu là Đước, Bần, diện tích 43,6 ha. Trồng tập trung tại các bãi lầy ven sông Lam, rừng sinh trưởng tốt, mật độ khá dày.

- Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi: Diện tích ha 2942,6, trong đó:

+ Kiểu đất trống trảng cỏ (IA) diện tích 355,0 ha, thực bì đặc trưng là Cỏ tranh, Cỏ lào, Xấu hổ,... vào mùa mưa các loài cỏ sinh trưởng và phát triển tốt, vào mùa khô cỏ úa vàng dễ cháy. Do độ che phủ thấp nên khả năng thấm nước, giữ đất kém làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, trơ sỏi đá. Loại đất này cần được cải tạo trồng

các loài cây bản địa, bằng các giải pháp lâm sinh thích hợp và cần có mức đầu tư cho trồng rừng cao.

+ Kiểu đất trống cây bụi (IB) có diện tích 2.587,6 ha. Thực bì đặc trưng là Sim, Mua, Lấu, Trọng đũa,... đã xuất hiện các loài cây tái sinh ưa sáng mọc nhanh, mật độ tái sinh không nhiều, cây triển vọng và cây mục đích chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên đất vẫn khô cằn và thường xuyên bị tác động của con người, gia súc và nạn cháy rừng.

3.3.3.Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng:

Chi tiết hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng như sau:

Bảng 3.3. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng

Loại rừng Tổng diện tích (ha)

Phân theo 3 loại rừng

Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Đất lâm nghiệp 7.195,5 - 5.067,7 2.127,8 2. Rừng trồng 4.252,9 - 2.788,5 1.464,4 2.1. RT có trữ lượng 2.640,9 - 1.398,6 1.242,3 2.2. RT chưa có TL 1.612,0 - 1.389,9 222,1 3. Đất chưa có rừng 2.942,6 - 2.279,2 663,4 3.1. Ia 355,0 - 214,1 140,9 3.2. Ib 2.587,6 - 2.065,1 522,5

( Nguồn: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nghi Xuân)

- Rừng phòng hộ:

Tổng diện tích 5.067,7 ha chiếm 70,4% tổng đất lâm nghiệp, bao gồm các loại rừng phòng hộ cảnh quan môi trường, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, rừng phòng hộ chắn sóng ven sông.

+ Rừng phòng hộ cảnh quan, môi trường tập trung ở núi Hồng lĩnh và các khu vực xung quanh các khu di tích, danh lam thắng cảnh như đền Hoàng Mười, chùa Thiên Tượng, khu di tích Nguyễn Du... Diện tích: 4.677,3 ha, trong đó:

Đất có rừng 2.543,7 ha chủ yếu là rừng trồng với các loài Thông nhựa, Keo, Bạch đàn.

Đất lâm nghiệp chưa có rừng: 2.133,6 ha phổ biến là các kiểu trạng thái Ia và Ib, thảm thực bì chủ yếu các loài cây bụi sim, mua, cỏ tranh, lau, lách… + Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển: Diện tích: 229,7 ha, trong đó có rừng: 198,5 ha, đất chưa có rừng: 31,2 ha. Tập trung bảo vệ và phát triển bền vững đai rừng phòng hộ ven biển nhằm bảo vệ các khu dân cư, khu du lịch nghỉ mát, hạn chế triều cường, chắn sóng, chắn cát, chắn gió, chống hiện tượng hoang mạc hoá.

+ Rừng phòng hộ chắn sóng ven sông: Diện tích: 160,7 ha, trong đó có rừng: 46,3 ha, đất trống bãi bồi 114,4 ha.

Có thể xem rừng phòng hộ là lá phổi xanh điều hoà khí hậu cho các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, lũ lụt, hạn hán cho toàn huyện.

- Rừng sản xuất:

Diện tích: 2.127,8 ha, đã có rừng trồng 1.464,4 ha, chưa có rừng 663,4 ha. Tập trung ở chân núi Hồng Lĩnh và một số bãi cát nội địa, đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện nhìn chung nhỏ lẻ, không tập trung thành vùng lớn nên rất khó khăn cho công tác đầu tư thâm canh và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lâm nghiệp. Các loài cây trồng chính gồm: Bạch đàn, Keo, Phi lao. Phần lớn rừng được trồng từ các loại giống xô bồ, chất lượng kém, một số là rừng tái sinh lại thiếu được đầu tư thâm canh nên nhìn chung năng suất, sản lượng rừng trồng trên địa bàn huyện còn thấp.

3.3.4. Đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng, phân theo đơn vị hành chính

Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có: 7.195,5 ha, trong đó rừng phòng hộ: 5.067,7 ha, rừng sản xuất: 2.127,8 ha. Chi tiết các xã như sau:

Bảng 3.4. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính

TT Đơn vị hành chính (xã)

Tổng diện tích (ha)

Phân theo 3 loại rừng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng 7.195,5 - 5.067,7 2.127,8 1 Cương Gián 1.215,7 - 683,6 532,1 2 Cổ Đạm 1.376,9 - 1.200,5 176,4 3 Tiên Điền 26,2 - 10,4 15,8 4 Xuân Đan 117,9 - 56,4 61,5 5 Xuân An 182,5 - 165,3 17,2 6 Xuân Giang 45,4 - 45,4 - 7 Xuân Hải 105,2 - 21,5 83,7 8 Xuân Hồng 556,0 - 428,1 127,9 9 Xuân Hội 111,5 - 72,9 38,6 10 Xuân Lam 618,4 - 532,5 85,9 11 Xuân Liên 386,1 - 232,2 153,9 12 Xuân Lĩnh 1.051,3 - 862,3 189,0 13 Xuân Mỹ 239,1 - - 239,1 14 Xuân Phổ 133,5 - 23,5 110,0 15 Xuân Thành 35,5 - 30,0 5,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)