Diện tích, trữ lượng và các kiểu thảm thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 34 - 40)

Diện tích có rừng (100% là rừng trồng): Kết quả điều tra, thống kê diện tích, trữ lượng rừng theo loại cây và cấp tuổi được thể hiện.

Bảng 3.1. Thống kê diện tích, trữ lượng các loại rừng trồng theo loài cây và cấp tuổi

Đơn vị tính: Diện tích= ha; trữ lượng= m3

TT Loài cây

Tổng cộng Phân theo cấp tuổi

Diện tích

Trữ lượng

Cấp tuổi II Cấp tuổi III Cấp tuổi IV Cấp tuổi V D. tích T.lượng D. tích T.lượng D. tích T.lượng D. tích T.lượng

Tổng cộng 3.510,4 144.151,9 1.181,4 21.349,7 1.886.6 81.120,6 241,1 16.531,2 201,3 25.150,4 1 Thông 388,9 39.040,1 32,7 - 75,2 4.342,8 84,7 9.621,9 196,3 25.075,4 2 Thông + Keo 1.001,2 23.337,3 298,2 1.192,8 632,7 19.297,4 70,3 2.847,2 - - 3 Keo 83,3 3.758,8 64,4 2.241,1 18,9 1.517,7 - - - - 4 Bạch đàn 565,5 25.263,9 338,9 11.441,3 226,6 13.822,6 - - - - 6 Bạch đàn + Keo 43,4 1.976,8 27,6 761,8 - - 15,8 1.215,0 - - 7 Phi lao 608.7 32.753,6 134,4 4.609,9 534.3 28.143,7 - - - - 8 Thông+Keo 804,9 17.946,4 275,7 1.102,8 458,9 13.996,5 70,3 2.847,2 - - 9 Đước, bần 14,5 75,0 9,5 - - - 5,0 75,0

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Xuân được bao phủ bởi các kiểu thảm thực bì chính được thể hiện ở biểu sau: Bảng 3.2. Các kiểu thảm thực vật TT Hiện trạng thảm thực vật Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 7.195,5 100

1 Kiểu rừng nhân tạo (rừng trồng) 4252,9 59,1

1.1 Thông 399,7 5,6 1.2 Thông + Keo 1976 27,5 1.3 Keo 428,4 6,0 1.4 Bạch đàn 676,4 9,4 1.5 Bạch đàn + Keo 98,8 1.4 1.6 Bạch đàn + Phi Lao 16,3 0,2 1.7 Phi lao 608,7 8,5 1.8 Tràm, đước, bần, sú, vẹt 43,6 0,6 1.9 Tre, mét 5 0,1

2 Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, bãi bồi, bãi

cát ven sông, biển 2942,6 40,9

( Nguồn: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nghi Xuân)

- Kiểu rừng nhân tạo

+ Kiểu rừng trồng Thông nhựa thuần loài có diện tích 399,7 ha, phân bố hầu hết trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhưng nhiều nhất ở các xã Xuân Lĩnh, Cổ Đạm, Xuân Lam, Xuân Hồng, Xuân An. Ðây là kiểu rừng không chỉ đáp ứng yêu cầu về phòng hộ bảo vệ môi trường mà còn là những khu rừng cảnh quan đẹp mang tính đặc trưng của rừng Hồng Lĩnh. Rừng trồng Thông

nhựa gồm nhiều cấp tuổi nhưng tập trung ở cấp tuổi III đến cấp V những cấp tuổi thành thục về sinh lý. Tuy nhiên nhược điểm là mật độ dày, quá trình cạnh tranh dinh dưỡng diễn ra mạnh, dễ xảy cháy rừng và sâu bệnh phát thành dịch.

+ Rừng trồng Bạch đàn có diện tích 676,4 ha phần lớn cây có đường kính lớn đã bị khai thác, chỉ còn lại những cây nhỏ còi cọc. Một số diện tích đã qua khai thác trắng nay chỉ còn lại cây tái sinh chồi.

+ Rừng trồng Keo, diện tích 428,4 ha. Ðây là loài cây gỗ nhỡ có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa ven chân núi Hồng Lĩnh, tốc độ sinh trưởng nhanh, tán lá dày xanh quanh năm. Cây Keo có tuổi thành thục ngắn là cây phù trợ nhằm mục đích cải tạo đất, che bóng, chống xói mòn rửa trôi đất có hiệu quả tốt. Rừng trồng Keo không chỉ đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, bảo vệ đất mà còn có giá trị kinh tế cao.

+ Rừng trồng Thông nhựa + Keo có diện tích 1976,0 ha, đây là kiểu rừng hỗn giao được áp dụng trồng phổ biến và thích hợp với điều kiện lập địa trên vùng núi Hồng Lĩnh.

+ Rừng trồng Phi lao có diện tích 608,7 ha, trồng tập trung ở vùng ven biển, sinh trưởng và phát triển tốt trên lập địa bãi cát ven biển. Có tác dụng to lớn trong việc phòng hộ chắn gió bão và chắn cát bay.

+ Rừng trồng ngập nặm ven sông loài cây trồng chủ yếu là Đước, Bần, diện tích 43,6 ha. Trồng tập trung tại các bãi lầy ven sông Lam, rừng sinh trưởng tốt, mật độ khá dày.

- Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi: Diện tích ha 2942,6, trong đó:

+ Kiểu đất trống trảng cỏ (IA) diện tích 355,0 ha, thực bì đặc trưng là Cỏ tranh, Cỏ lào, Xấu hổ,... vào mùa mưa các loài cỏ sinh trưởng và phát triển tốt, vào mùa khô cỏ úa vàng dễ cháy. Do độ che phủ thấp nên khả năng thấm nước, giữ đất kém làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, trơ sỏi đá. Loại đất này cần được cải tạo trồng

các loài cây bản địa, bằng các giải pháp lâm sinh thích hợp và cần có mức đầu tư cho trồng rừng cao.

+ Kiểu đất trống cây bụi (IB) có diện tích 2.587,6 ha. Thực bì đặc trưng là Sim, Mua, Lấu, Trọng đũa,... đã xuất hiện các loài cây tái sinh ưa sáng mọc nhanh, mật độ tái sinh không nhiều, cây triển vọng và cây mục đích chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên đất vẫn khô cằn và thường xuyên bị tác động của con người, gia súc và nạn cháy rừng.

3.3.3.Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng:

Chi tiết hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng như sau:

Bảng 3.3. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng

Loại rừng Tổng diện tích (ha)

Phân theo 3 loại rừng

Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Đất lâm nghiệp 7.195,5 - 5.067,7 2.127,8 2. Rừng trồng 4.252,9 - 2.788,5 1.464,4 2.1. RT có trữ lượng 2.640,9 - 1.398,6 1.242,3 2.2. RT chưa có TL 1.612,0 - 1.389,9 222,1 3. Đất chưa có rừng 2.942,6 - 2.279,2 663,4 3.1. Ia 355,0 - 214,1 140,9 3.2. Ib 2.587,6 - 2.065,1 522,5

( Nguồn: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Nghi Xuân)

- Rừng phòng hộ:

Tổng diện tích 5.067,7 ha chiếm 70,4% tổng đất lâm nghiệp, bao gồm các loại rừng phòng hộ cảnh quan môi trường, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, rừng phòng hộ chắn sóng ven sông.

+ Rừng phòng hộ cảnh quan, môi trường tập trung ở núi Hồng lĩnh và các khu vực xung quanh các khu di tích, danh lam thắng cảnh như đền Hoàng Mười, chùa Thiên Tượng, khu di tích Nguyễn Du... Diện tích: 4.677,3 ha, trong đó:

Đất có rừng 2.543,7 ha chủ yếu là rừng trồng với các loài Thông nhựa, Keo, Bạch đàn.

Đất lâm nghiệp chưa có rừng: 2.133,6 ha phổ biến là các kiểu trạng thái Ia và Ib, thảm thực bì chủ yếu các loài cây bụi sim, mua, cỏ tranh, lau, lách… + Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển: Diện tích: 229,7 ha, trong đó có rừng: 198,5 ha, đất chưa có rừng: 31,2 ha. Tập trung bảo vệ và phát triển bền vững đai rừng phòng hộ ven biển nhằm bảo vệ các khu dân cư, khu du lịch nghỉ mát, hạn chế triều cường, chắn sóng, chắn cát, chắn gió, chống hiện tượng hoang mạc hoá.

+ Rừng phòng hộ chắn sóng ven sông: Diện tích: 160,7 ha, trong đó có rừng: 46,3 ha, đất trống bãi bồi 114,4 ha.

Có thể xem rừng phòng hộ là lá phổi xanh điều hoà khí hậu cho các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, lũ lụt, hạn hán cho toàn huyện.

- Rừng sản xuất:

Diện tích: 2.127,8 ha, đã có rừng trồng 1.464,4 ha, chưa có rừng 663,4 ha. Tập trung ở chân núi Hồng Lĩnh và một số bãi cát nội địa, đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện nhìn chung nhỏ lẻ, không tập trung thành vùng lớn nên rất khó khăn cho công tác đầu tư thâm canh và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lâm nghiệp. Các loài cây trồng chính gồm: Bạch đàn, Keo, Phi lao. Phần lớn rừng được trồng từ các loại giống xô bồ, chất lượng kém, một số là rừng tái sinh lại thiếu được đầu tư thâm canh nên nhìn chung năng suất, sản lượng rừng trồng trên địa bàn huyện còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)