Xác định loài sâu hại chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 45 - 48)

Qua quá trình điều tra nghiên cứu cho thấy tùy theo thời gian điều tra, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Phi lao, đặc tính sinh vật học của

10,53 26,32 36,84 26,32 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00

Hại rễ Hại thân cành Hại Lá Hút dịch

Tỷ

lệ (

%)

các loài sâu bệnh hại, mật độ và mức độ phá hoại khác nhau. Các loài sâu hại chính phải là loài có số lượng và khả năng gây hại đủ lớn. Việc phân tích và tìm ra các loài sâu hại chủ yếu đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng trừ sâu hại. Trong phòng trừ người ta chỉ dự tính dự báo và tiến hành phòng trừ các loài sâu hại chính khi số lượng của chúng vượt quá ngưỡng kinh tế mà không tiến hành phòng trừ ở diện rộng, không tiêu diệt tất cả các loài sâu (đặc biệt là việc sử dụng thuốc hóa học bừa bãi). Bởi vì các loài sâu nói riêng và các loài côn trùng nói chung chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái như góp phần duy trì tính cân bằng sinh thái.

Để phân tích rút ra loài sâu hại chủ yếu, cần dựa vào một số chỉ tiêu như: Mật độ, tỷ lệ có sâu của từng loài sâu, đặc tính sinh vật học của từng loài, trong đó hình thức gây hại và khả năng gây hại cần được chú ý.

Phương pháp này chỉ chính xác cho thời điểm hiện tại, vì ở thời điểm hiện tại có những loài chưa đạt được số lượng lớn nhất và không nguy hại nhưng khi gặp điều kiện thích hợp nó sẽ phát triển rất nhanh có thể phá hại ở mức cao. Với thời gian nghiên cứu ngắn thì đây là phương pháp thuận tiện cho việc xác định các loài sâu hại chủ yếu.

Loài sâu hại chính là những loài có khả năng gây thiệt hại lớn cho cây trồng, những loài có khả năng thích nghi tốt hơn với điều kiện hiện tại của khu vực, có khả năng phát triển và bùng phát về số lượng nhanh nhất hoặc đã từng phát dịch ở một số nơi, thường xuyên gây hại. Qua thời gian điều tra thu thập và xử lý số liệu thu được kết quả về mật độ, tỷ lệ có sâu của các loài sâu hại trên cây Phi lao được thống kê bảng sau:

Bảng 4.3. Mật độ, tỷ lệ có sâu của từng loài sâu hại Phi lao

TT Tên khoa học Tên Việt Nam P

(%)

M (con/cây)

1 Chondracris rosea rosea De Geer Châu chấu 13,50 0,15

2 Brachytrupes portentosus Walker Dế mèn nâu lớn 11,50 0,14

3 Gryllus testaceus Walker Dế mèn nâu nhỏ 12,30 0,13

4 Anoplocnemis phasiana Fabricius Bọ xít gai 3,50 0,09

5 Poophilus costalis Walke Rệp bọt 13,50 5,99

6 Erthesina fullo Thunberg Bọ xít vân đen vàng 3,50 0,04

7 Lawana imitata Melichar Ve bọt 10,70 0,11

8 Icerua purchasi Maslcell Rệp sáp 11,50 0,14

9 Anoplophora chinensis Forster Xén tóc vân hình sao 21,33 0,22

10 Hypomeces squamosus Fabricius Cầu cấu xanh 6,67 0,02

11 Sympiezomias velatus Chevrolat Cầu cấu xám 6,67 0,02

12 Pagodia hekmeyeri Hey Sâu chùa 13,30 0,19

13 Acanthopsyche sp. Ngài bó lá 12,50 0,13

14 Chaliaides kondonis Matsurmura Ngài kén dài trắng 15,90 0,16

15 Zeuzera coffeae Nietner Sâu đục thân cà phê 3,33 0,01

16 Zeuzera multistrigata Moore Sâu đục thân da báo 16,50 0,17

17 Arbela bailbarana Matsumura Ngài hại thân vỏ 9,99 0,03

18 Euzophera batangensis Caradja Sâu đục thân đốm đen 3,33 0,01

19 Lymantria xylina Swinhoe Ngài độc hại lá 19,70 0,64

Từ bảng 4.3 cho thấy:

Về mật độ của từng loài: Nhìn chung là mật độ của các loài tương đối khác nhau, trong đó mật độ của loài Rệp bọt là cao nhất (5,99 con/cây), sau đó là mật độ của loài Ngài độc hại lá (0,64 con/cây), Xén tóc vân hình sao (0,22 con/cây), Sâu chùa (0,19 con/cây), Sâu đục thân da báo (0,17 con/cây), loài có mật độ thấp phất là Sâu đục thân đốm đen và Sâu đục thân cà phê (0,01 con/ cây).

Về tỷ lệ cây có sâu (P%) thể hiện ở mức độ phân bố và lan tràn của các loài sâu hại. Qua kết quả trên ta nhận thấy loài Xén tóc vân hình sao có P% cao nhất (21,33%), tiếp theo là Ngài độc hại lá (19,70%), Sâu đục thân da báo (16,50%), thấp nhất là Sâu đục thân đốm đen và Sâu đục thân cà phê (3,33%).

Về hình thức gây hại: Xén tóc vân hình sao và Sâu đục thân da báo đục thân cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, những cây bị nặng có thể dẫn đến chết, Ngài độc hại lá có khả năng đẻ trứng rất lớn, số cá thể con xuất hiện đồng loạt nhiều, ăn hại lá. Rệp bọt mặc dù có mật độ và tỷ lệ có sâu cao, tuy nhiên là loài hút nhựa cây, mức độ gây hại không lớn.

Với những căn cứ trên, cho thấy có 3 loài là loài sâu hại chính tại khu vực nghiên cứu: Xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis Forster), Sâu đục thân da báo (Zeuzera multistrigata Moore) và Ngài độc hại lá (Lymantria xylina Swinhoe).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)