- Chỉ số độ đồng đều của loài, theo:
9 Vàng đắng Coscinium fenestratum
4.6.2. Các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu BTTN Đakrông.
Trước hết cần xác định loài ưu tiên bảo tồn, đây là việc làm cần thiết trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh vật, giúp mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên của khu vực. Theo kết quả phân cấp
mức độ nguy cấp và lồi q hiếm thì việc bảo tồn đa dạng thực vật trước hết phải ưu tiên những lồi đang có nguy cơ và sẽ nguy cơ (được ghi trong Sách Đỏ việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2000) và Nghị định 32/ 2006/ NĐ/ CP), sau đó là bảo tồn cho tồn bộ các lồi thực vật hiện đang còn trong khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật của một số kiểu rừng tự nhiên tại KBTTN Đakrông cho thấy cần thiết phải tiến hành một số giải pháp nhằm hạn chế những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật tại đây, cụ thể như sau:
1* Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh Khu BTTN Đakrông về bảo vệ sự Đa dạng sinh học.
Như đã biết, cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh Khu BTTN Đakrông chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Vân Kiều, Ba cơ, trình độ dân trí của họ rất thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong rừng. Nhận thức của họ về bảo vệ Đa dạng sinh học còn rất hạn chế. Do vậy, để quản lý bảo vệ rừng một cách tốt nhất nhằm nâng cao được tính đa dạng thực vật ở đây thì sự tham gia của cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết cần đảm bảo cơng tác tun truyền giáo dục đến từng người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Đây là việc làm quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, da dạng, phù hợp và dễ hiểu, đồng thời phải tun truyền phải có tính sâu rộng và có ý nghĩa sát thực đối với người dân, như vậy công tác tuyên truyền mới đạt hiệu quả, mục tiêu cuối cùng là họ cùng tự nguyện tham gia.
* Các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục:
+ Vai trò, tác dụng của rừng đối với đời sống con người
+ Tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH. + Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách có liên quan quan đến cơng
tác quản lý bảo vệ rừng (đặc biệt là chính sách hưởng lợi đối với người dân). + Tác động sâu sắc tới các đồn thể, các hội Cựu chiến binh, hội Nơng dân, hội Phụ nữ,..làm tiền đề cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.
+ Tổ chức thăm quan các mơ hình điển hình về Lâm nghiệp cộng đồng. + Giám sát các hoạt động đốt phá rừng làm nương rẫy. Có chính sách khen thưởng hay sử phạt hợp lý....
2* Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng.
Quản lý bảo vệ phát triển tài ngun rừng là cơng việc mang tính chất tổng hợp ngồi những giải pháp về kỹ thuật, cần kết hợp với những giải pháp về KT - XH mang tính chất tổng hợp và đồng bộ. Nhà nước, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị và trực tiếp là Ban quản lý khu BTTN Đakrơngcùng góp phần vào việc ổn định sản xuất, đời sống của nhân dân quanh vùng, cần có chính sách đầu tư vốn và các hoạt động khoanh ni kịp thời. Cũng chính vì đời sống của người dân nơi đây cịn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, phần lớn là sản xuất nông nghiệp theo hình thức nương rẫy và khai thác tài nguyên rừng như gỗ, củi, lâm sản ngồi gỗ, động vật rừng, trong khi đó các lồi cây thuốc, cây rau ăn có trong rừng lại rất nhiều nhưng họ chỉ biết khai thác chứ không biết bảo vệ, phát triển và nhân rộng để phục vụ trực tiếp cho chính họ. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để giảm thiểu được sự tác động bất lợi của con người đến các nguồn tài nguyên rừng ở Khu BTTN Đakrông. Vậy giải pháp đưa ra là:
a- Cần bảo tồn tại chỗ một số loài cây làm thuốc cây làm thuốc, cây ăn quả và cây rau ăn để phục vụ trực tiếp cho đời sống gia đình và nâng cao thu nhập cho các hộ. Đồng thời xây dựng một số vườn ươm nhỏ tại ban quản lý khu bảo tồn và tại các trung tâm xã để ươm trồng một số các lồi cây thuốc q có tiềm năng như Nhân trần, Ba kích,... hay cây rau ăn như: Rau Sắng...
b- Lựa chọn và phổ biến các mơ hình canh tác mới, tăng cường cơng tác khuyến nơng, khuyến lâm đến người dân. Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý hiếm.
c- Thành lập và phát triển các quỹ tín dụng, các tổ chức cho vay vốn để người dân được vay nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo.
d- Hồn thiện cơng tác giao đất giao rừng cho người dân với nguồn kinh phí bảo vệ rừng thoả đáng.
e- Thực hiện tốt chương trình trồng rùng trên đất nương rẫy trên địa bàn theo chủ chương và chính sách chung của Chính phủ và của Tỉnh nhà.
g- Đổi mới cơ cấu cây trồng và và cơ cấu kinh tế cho người dân giảm bớt sự nghèo khó cho người dân. Muốn xóa đói giảm nghèo thì tỉnh Quảng Trị, huyện Đakrơng cần phải có chính sách phát triển kinh tế hợp lý cho khu vực này và đào tạo, mở rộng ra các nghề như: nghề mỏ, du lịch và dịch vụ… Khi kinh tế đã phát triển thì người dân cũng khơng phá rừng nữa và khi đó cả rừng và kinh tế xã hội mới có thể phát triển theo hướng ổn định và bền vững.
3* Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Hiện nay, ban quản lý Khu BTTN Đakrơng cịn thiếu thốn về nhân lực, Vật tư và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ, đội ngũ cịn non trẻ, ít kinh nghiệm. Vì vậy, cần:
- Bổ sung thêm nhân lực cho lực lượng kiểm lâm, đặc biệt là kiểm lâm địa bàn. Mở thêm một số trạm tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng.
- Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng, lập biển báo tại các nơi có nhiều người dân sinh sơng và đi qua.
- Nâng cao vai trị, trách nhiệm về cơng tác quản lý bảo vệ rừng đối với các cấp thôn bản cho đến xã, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn ĐDSH ngay tại địa phương.
- càn phân các khu vực có ranh giới rõ ràng để thuận tiện nhất cho công tác quản lý, đặc biệt là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt.