Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp: (ở độ cao dưới 700m)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật của một số kiểu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông​ (Trang 36 - 37)

- Chỉ số độ đồng đều của loài, theo:

4.2.1. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp: (ở độ cao dưới 700m)

cao dưới 700m)

Kiểu rừng này phân bố tập chung ở dọc 2 bên các con suối, dưới chân các đồi thấp. Do một số các nguyên nhân cơ bản như: Đốt phá rừng làm nương rẫy, Khai thác rừng bất hợp lý, Chăn thả gia súc và đặc biệt là do nạn lửa rừng trong những năm qua thường xuyên xảy ra. Cho nên, đến nay diện tích rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp tại khu vực nghiên cứu còn không đáng kể, và chủ yếu phân bố theo mảng.

Kiểu rừng này có một số kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác sau khai thác và sau nương rẫy: (1) Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác sau khai thác kiệt ( kiểu IIIA1); (2) Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác phục hồi sau nương rẫy và cháy rừng (IIA, IIB); (3) Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác phục hồi sau khai

thác (kiểu rừng loại IIA, IIB).

* Các phức hợp thực vật chính trong khu vực có:

a, Phức hợp Màng Tang, Cà ổi, Vối Thuốc,..

Phức hợp này ở trong kiểu rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác, những cây gỗ to còn sót lại sau khai thác là rất ít và chủ yếu là cây thấp, cong queo, chất lượng xấu. Tầng cây gỗ của rừng có chiều cao phổ biến từ 8m – 10m. Thành phần cây rừng chủ yếu gồm: Màng tang, Dẻ gai ấn độ, Lòng mang cụt, Cà ổi, Xoan đào, Vối thuốc,…

b, Phức hợp Chẹo, Gội, Trâm, Thành ngạnh, Bời lời nhớt, … ở đây chủ

yếu là tái sinh chồi, những cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt không nhiều, chất lượng trung bình. Điều này cho thâý triển vọng phát triển của rừng trong quần xã là rất thấp, nếu như không có biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên tốt thì rất khó để khả năng phát triển của rừng đạt hiệu quả cao, phần lớn là cây gỗ tốt tái sinh hạt tự nhiên

c, Phức hợp Giẻ gai, Trâm chim, Trám tráng, Re hương,Thành ngạnh,...ở

đây dây leo, bụi rậm khá phát triển, chiều cao bình quân khoảng 0,6 – 0,7m, độ che phủ trung bình 65%. Thành phần loài chủ yếu gồm: Móc mèo, Thèm bép, Thóc lép, …, nói chung thành phần các loài cây bụi , dây leo là rất phong phú. Do đất còn tốt, độ chiếu sang cao nên ở những chỗ chống xuất hiện tầng thảm tươi phát triển mạnh, chủ yếu là cỏ tranh, Lau lách, Mua và nhiều thành phần khác...Tất cả các loài này đều có ảnh hưởng sâu sắc tới sự sinh trưởng và phát triển của tầng cây tái sinh về không gian dinh dưỡng, ánh sáng…Chính vì vậy, để tạo cho lớp cây tái sinh phát triển tốt thì việc làm có tính tiên quyết là tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh một cách có hiệu quả như: phát luỗng dây leo, bụi rậm, xúc tiến tái sinh…

d, Phức hợp Móng bò, Thèm bép, Thóc lép, Hoa dẻ, nhiều loại Bìm bìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật của một số kiểu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)