Điều tra xác định các kiểu rừng chủ yếu của khu BTTN theo các tuyến khác nhau trong khu BTTN
Lập ơ tiêu chuẩn (ƠTC):
Trên mỗi một kiểu quần xã thực vật tiến hành lập 3 ƠTC điển hình tạm thời có diện tích 1000 m2/ơ, từ 3 ƠTC tính bình qn thành một ƠTC để phân tích và đánh giá.
Điều tra tổ thành tầng cây cao: Đo đếm trong ÔTC
Xác định độ tàn che:
Dùng phương pháp vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của Richards và Davis (1934), biểu diễn trên giấy kẻ ô ly với dải rừng có diện tích 500m2 (10 x 50m) tỷ lệ 1/200, sau đó tính diện tích tán che trên giấy kẻ ly, tính tỷ lệ %.
Điều tra tổ thành cây tái sinh:Đo đếm trong ôdb
Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi: Đo đếm trong ôdb.
2.4.2.1. Phương pháp xác định các kiểu QXTV rừng tại khu vực nghiên cứu cứu
* Nguyên tắc phân loại rừng: Phân loại QXTVR là vấn đề rất phức tạp
trong sinh thái rừng, từ thế kỷ 19 đến nay các nhà sinh thái học và nhà lâm học đã tiến hành xây dựng hệ thống phân loại quần xã thực vật rừng theo những nguyên tắc và tiêu chuần khác nhau, chủ yếu có những nguyên tắc như sau:
(1) Nguyên tắc ngoại mạo: Tức là dựa vào kiểu ngoại mạo để phân loại
quần xã (Do Humboldt sáng lập). Ưu điểm của nó là dễ dàng áp dụng, nhưng chỉ được khía cạnh ngoại mạo. chưa nói lên được về quan hệ sinh thái giữa các lồi cây sơng chung.
(2) Nguyên tắc kết cấu: Fosberg đã đề xuất nên căn cứ vào kết cấu và
chức năng để phân loại quần xã, cụ thể là dựa vào kích thước và chiều cao của cây rừng (tính thành tầng thứ) để phân loại, hệ thống này có sẵn tính qn bình tổng hợp.
(3) Nguyên tắc khu hệ: Do Braunquet sáng lập, đây là phương pháp phân
loại được lưu hành nhiều nhất ở châu Âu, đặc biệt chú ý đến thành phần loài cây và các đặc trưng tiêu chí của các kiểu quần xã khác nhau.
(4) Nguyên tắc độ ưu thế: Là từ loài ưu thế để xác định đơn vị quần xã
phân loại của các nhà lâm học Anh - Mỹ, Dựa vào tình hình độ ưu thế của các tầng rừng, đặc biệt là tầng chính để phân loại. Đây là phương pháp phân loại giản đơn hơn so với phương pháp phân loại theo khu hệ., nhưng có thể phản ảnh tính hữu hiệu về quan hệ tương hỗ giữa quần xã và mơi trường tương đối ít.
(5) Nguyên tắc sinh thái: Tức là dùng nguyên tắc sinh thái hoặc môi
trường để pân loại quần xã thực vật, do Warming đề xuất. phương pháp phân loại này hiển nhiên là tốt, nhưng xác định các nhân tố sinh thái sẽ tốn công sức và phân tích kết quả cung không đơn giản đối với các nhà lâm học, mà nếu không tham khảo đến thành phân loài cây, kết cấu quần xã ….thì sẽ khơng hiện thực.
(6) Ngun tắc diễn thế: Còn gọi là nguyên tắc phát sinh động thái.
(7) Nguyên tắc sinh thái – ngoại mạo: Do Schimper đề xuất, Ellenberg
và Mueller-Dombois đã phát triển thêm về sau này. Họ đã căn cứ vào hình thái ngoại mạo và dùng các chỉ tiêu sinh thái học để tiến hành phân loại thực bì rừng trên tồn cầu. phương pháp phân loại này có tính năng động, linh hoạt tương đối lớn.
Từ những nguyên tắc phân loại trên trong công tác cụ thể phải đề xuất đơn vị và hệ thống phân loại quần xã cho khu vực mà mình nghiên cứu thì kiểu quần xã thực vật của luận văn mới có giá trị sử dụng. Thơng thường hệ thơng phân loại của các nhà sinh thái học của Nga, Bắc Âu, Pháp, Anh-Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản v.v… có 3 đơn vị chính là: Kiểu rừng – Kiểu phụ - quần hợp. Trong đó có hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của GS, TSKH Thái Văn Trừng(1970, 1975, 1978).
* Phân loại các kiểu rừng hỗn giao: Phương pháp phân loại rừng tự
nhiên hỗn giao trong luận văn này là dựa theo phương pháp và hệ thống tiêu chuẩn phân loại của TSKH Thái Văn Trừng (1970,1978).
* Căn cứ phân loại của GS, TSKH Thái Văn Trừng (1970,1978):
- Dựa vào 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật rừng - Dựa vào 4 tiêu chuẩn:Dạng sống, độ tàn che, hình thái lá & trạng mùa - Dựa vào các đặc trưng QXTVR để tiến hành phân loại rừng:
(1)- Tổ thành loài thực vật của QXTVR.
(2)- Ngoại mạo và cấu trúc (đứng và ngang) của QXTVR. (3)- Đặc trưng địa lý sinh thái.
(4)- Đặc trưng động thái diễn thế của QXTVR ...
* Hệ thống phân loại thực bì rừng của Thái Văn Trừng là sử dụng hệ
thống phân loại 3 cấp: 1-Kiểu rừng; 2-Kiểu phụ rừng; 3-Ưu hợp hay xã hợp - Khi phân loại thảm TVR (kiểu rừng) ở cấp cao thì chủ yếu chú trọng các mặt : Địa lý sinh thái (5 nhóm nhân tố sinh thái), ngoại mạo và cấu trúc, diễn thế QXTVR.
- Khi phân loại các đơn vị cấp dưới (kiểu phụ và xã hợp hay ưu hợp - là cấp trung và cấp cơ bản) thì chủ yếu coi trọng tổ thành lồi thực vật rừng.
1- Kiểu rừng (thực bì rừng - vegetation type): Cấp cao. 2. Kiểu phụ rừng (vegetation Subtype): Cấp trung 3- Phức hợp, Ưu hợp hay Xã hợp thực vật rừng - Cấp thấp,
1- Kiểu rừng (vegetation type) Là đơn vị phân loại cấp cao trong hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng: Là liên hợp những quần xã thực vật có
dạng sống của nhóm lồi lập quần (hay nhóm lồi ưu thế) giống nhau, mà chúng có quan hệ sinh thái thống nhất với điều kiện nhiệt ẩm, như “Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa núi tháp”, “Rừng kín lá rộng rụng lá mưa mùa núi trung bình”. Kiểu rừng có kết cấu, tính chất sinh thái và có q trình phát sinh và phát triển giống nhau. Do đó mà nó có sẵn quá trinh trao đổi năng lượng và vật chất giống nhau.
2. Kiểu phụ (vegetation Subtype): Là đơn vị Cấp trung: Là trong kiểu
rừng có sự khác nhau về kết cấu tầng phiến ưu thế hoặc tầng phiến chỉ thị, Sự khác nhau về tổ thành lồi cây ưu thế, nó là do sự khác nhau về đá mẹ thổ nhưỡng, địa hình, về mức độ tác động... dẫn đến hình thành các kiểu phụ, như kiểu phụ thổ nhưỡng hoặc kiểu phụ nhân tác....
Nhưng nếu căn cứ vào kết cấu quần xã thì có thể thấy rừng ở khu vực này là Rừng hỗn giao nhiều loài cây, tổ thành loài tương đối phức tạp, loài ưu thế khơng rõ ràng, tức là cịn tồn tại các xã hợp hay phức hợp trong các kiểu phụ. Cho nên chúng tôi thấy cần thiết phải phân chia thêm các cấp vị phân loại nhỏ hơn để tiện cho việc bảo tồn – Đó là các phức hợp.