Phức hợp Móng bị, Thèm bép, Thóc lép, Hoa dẻ, nhiều loại Bìm bìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật của một số kiểu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông​ (Trang 37 - 39)

- Chỉ số độ đồng đều của loài, theo:

d, Phức hợp Móng bị, Thèm bép, Thóc lép, Hoa dẻ, nhiều loại Bìm bìm

4.2.2. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi

trung bình, phân bố ở độ cao > 700m

Địa hình nơi phân bố thường là các dãi núi hoặc sườn các giông núi. Do khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình qn dưới 200c, nhiều mây mù, độ ẩm cao nên kiểu thảm này có nhiều thực vật có nguồn gốc di cư từ phía Đơng nam và phía Tây bắc ( Ấn độ &Mianma, Indonesa & Philpin ).

* Kiểu này có các kiểu phụ sau:

1. Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác phục hồi sau khai thác chọn

cường độ thấp đến trung bình.

Trong kiểu rừng này có độ khép tán đạt trung bình 0,5 – 0,9. Chiều cao phổ biến từ 10 – 20m. Đường kính trung bình 20 – 25cm, nhiều cây cá biệt 50 – 60cm. Thành phần cây chính có sự biến đổi tăng dần theo đai độ cao từ dưới lên trên, như: kính thước đường kính, chiều cao, tỷ lệ cây ưa sang tăng hơn, mật độ thấp

Nhìn chung ta thấy Quần xã thực vật rừng ở loại rừng này chủ yếu là các loài cây trong các họ: Fagaceae, Mangnoniaceae, Lauraceae, Theaceae, Altingiaceae, Araliaceae…rất đặc trưng cho rừng nhiệt đới núi trung binh.

- Tầng cây bụi thảm tươi tuy không phong phú về số lượng cá thể trong loài nhưng rất nhiều lồi như: Cỏ Lau, Lách, Cỏ Tranh, Thóc lép, Bồ cu vẽ, Mua, …

*Kiểu phụ này có các phức hợp thực vật chính như sau: a, Phức hợp: Dẻ, Re, Giổi, Gội, Cà ổi, Xoan đào…

Phức hợp này khá rộng và phổ biến, tầng cây gỗ của rừng có chiều cao trung bình từ 15 – 20m. Thành phần cây rừng gồm những cây ưu thế kể trên cịn nhiều lồi cây khác như: Trám, Xoan đào, Trâm, Gụ lau, Bồ đề đỏ, Thanh thất, Bời lời nhớt, Giẻ gai,…

Cây tái sinh chủ yếu là tái sinh hạt, các loài cây tái sinh thuộc các loài cây gỗ tốt như: Trâm, Vàng tâm, Trám, Giổi xanh, Re hương, Nhội, Dẻ gai,…

b, Phức hợp: Trám, Đào, Dẻ, Re hương, Dẻ gai,…

Phức hợp này phân chia thành từng đám hay dải lớn trong khu BTTN Đak rông, độ tàn che S = 0,7 – 0,8. Cây to vần còn tương đối nhiều, tuy nhiên qua

khảo sát thực địa và theo nguồn thông tin từ kiểm lâm địa bàn thì trong những năm gần đây trữ lượng rừng ở đây đang có chiều hướng giảm sút, các cây gỗ to, quý, có giá trị bị khai thác nhiều như: Giổi xanh, Trai…Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ khoảng 15- 20m. Thành phần cây rừng gồm: Sú, Huỹnh, Re hương, Dẻ gai, Dẻ cau, Trám, Giổi xanh, Trâm, Nhội, Thanh thất, …

Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, như: Trám, Gội nếp, Trâm tía, Sến mật, Táu mật, Giổi xanh, Giổi thơm, Dẻ cau, Re hương, Thôi ba,…đây chính là những cây tái sinh gỗ tốt có triển vọng, tạo nên sự phong phú và đa dạng về thành phần loài cho khu Bảo tồn thiên nhiên Dakrông, Quảng Trị.

c, Phức hợp: Màng tang, Vối thuốc, Cỏ lau,…

Phức hợp này thường gặp ở kiểu rừng thứ sinh nghèo kiệt IIIA1 và rừng phục hồi IIA trên núi trung bình, có độ tàn che S = 0,4 – 0,5, những cây gỗ to cịn sót lại sau khai thác và nương rẫy là khá nhiều nhưng chất lượng không tốt, hầu như chỉ là những cây cong queo, rỗng ruột hoặc chết ngọn. Tầng cây gỗ có chiều cao trung bình khoảng 8 – 13m. Thành phần cây rừng chủ yếu gồm: Màng tang, Thành ngạnh, Đỏ ngọn, Sau Sau, Dẻ gai, Giẻ cau, Thanh thất, Cà ổi, Bời lời, …Cây tái sinh có nhiều lồi và chủ yếu là cây tái sinh chồi. Những cây gỗ tốt có tái sinh hạt tự nhiên như: Trám trắng, Trâm, Re hương, Dẻ, …nhưng số lượng nhỏ.

Hiện tại, rừng thứ sinh ở đây vẫn bị tác động, nạn đốt nương làm rẫy vẫn cịn diễn ra do cơng tác quản lý cịn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật của một số kiểu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)