Mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, mức độ ô nhiễm và lưu lượng nguồn nước mang chất thải. Theo tổng hợp từ kết quả điều tra phỏng vấn và quan sát thực tế, có các nguyên nhân gây ô nhiễm nước suối Nậm Pàn chủ yếu là do chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, hoạt động du lịch dịch vụ…
- Nước thải y tế: Hiện nay trên địa bàn huyện Mai Sơn có 03 bệnh viện chính là Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi t nh Sơn La và Trung tâm y tế dự phòng huyện Mai Sơn. Nước thải y tế của 03 bệnh viện đều được xả ra suối Nậm Pàn. Hiện nay UBND t nh Sơn La đã cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho 02 bệnh viện, cụ thể:
+ Bệnh viện Đa khoa Mai Sơn xả thải với công suất 61 m3/ngày đêm (theo Giấy phép số 2695/GP-UBND ngày 7/12/2016 của UBND t nh Sơn La). + Bệnh viện Lao và Bệnh phổi t nh Sơn La xả thải với công suất 100 m3/ngày đêm (theo Giấy phép số 2696/GP-UBND ngày 7/12/2016).
Về cơ bản 02 bệnh viện đã được quan tâm, đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh. Chất lượng nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường về cơ bản đảm bảo chất lượng môi trường. Tuy nhiên hiện nay còn phát sinh nước thải y tế của Trung tâm y tế dự phòng và các phòng khám Đa khoa khu vực thị trấn Hát Lót, xã Cò Nòi, xã Chiềng Mung chưa được xử lý cũng xả thải ra suối Nậm Pàn.
- Nước thải công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn huyện Mai Sơn có Nhà máy xi măng Mai Sơn, Nhà máy tinh bột sắn Sơn La, Nhà máy mía đường Sơn La đang hoạt động, ngoài ra Khu công nghiệp Mai Sơn với Nhà máy chế biến nông sản BHL Sơn La cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên hiện nay ch có Nhà máy tinh bột sắn Sơn La được UBND t nh Sơn La cấp phép xả thải với công suất 1.800 m3/ngày đêm (theo Giấy phép số 3346/GP-UBND ngày 8/12/2014 của UBND t nh Sơn La). Các nhà máy còn lại chưa có giấy phép xả thải nhưng hiện vẫn đang xả thải ra khu vực suối Nậm Pàn. Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước suối Nậm Pàn.
Ngoài ra các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn tuy chưa nhiều nhưng đã góp phần làm ô nhiễm môi trường nước mặt.
Các cơ sở chăn nuôi lợn, gà có quy mô lớn, hệ thống xử lý chưa đảm bảm chất lượng môi trường vẫn được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận như trại lợn Minh Thúy. Bên cạnh đó các hộ dân chăn nuôi chưa ý thức được công tác bảo vệ môi trường nước thải lẫn xác vật nuôi chết thải trực tiếp ra môi trường đây là nguồn gây ô nhiễm không hề nhỏ.
Trên địa bàn huyện Mai Sơn (xã Chiềng Ban, Chiềng Mung, Chiềng Mai) vào vụ cà phê các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với các hộ gia đình sản xuất cà phê thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm suối Nậm Pàn khu vực xã Chiềng Mung, Mường Bằng, đây cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nguồn nước suối Nậm Pàn.
Như vậy, có thể nói hiện nay nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn vẫn chưa được kiểm soát triệt để và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước tiếp nhận.
- Nước thải nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, nên lưu lượng nước thải từ ngành này chiếm tỷ trọng đáng kể. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường nước mặt. Các tác nhân chủ yếu như lượng phân bón hóa học dư thừa trên đồng ruộng, thuốc trừ sâu; chất thải từ hủ tục chăn nuôi thả rông không được kiểm soát. Trong đó thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái của nó. Thêm vào đó, dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gia tăng ngày một nhiều trong môi trường do việc sử dụng thiếu hợp lý của nông dân.
Hiện nay chưa có báo cáo nào đánh giá tác động của chất thải nông nghiệp lên nguồn nước mặt về mặt định lượng, tuy nhiên xét về định tính có thể thấy chất thải nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân bón hóa học dư thừa, chất thải chăn nuôi góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở khu vực, ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh và sức khỏe của con người.
- Nước thải sinh hoạt: Suối Nâm Pàn là nơi tiếp nhận chính toàn bộ nước thải sinh hoạt của thị trấn Hát Lót. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở huyện Mai Sơn diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là khu vực thị trấn Hát Lót, trong lúc đó cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện để đáp ứng theo kịp nhịp độ phát triển đô thị đó. Hầu hết khu dân cư và các vùng tập trung dân cư chưa có hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải sinh hoạt tách biệt, chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Điều này dẫn đến nước thải cùng nước mưa thoát chung một hệ thống sau đó xả thẳng vào suối Nậm Pàn gây ô nhiễm nguồn nước mặt nơi tiếp nhận. Theo số liệu thống kê năm 2016 dân số thị trấn Hát Lót là 17.032
người. Nếu trung bình 1 người 1 ngày sử dụng 100 lít nước cho sinh hoạt thì lượng nước thải tương đương là 100 x 17.032 x 80% = 1.362 m3
/ngày.
Lượng nước thải sinh hoạt phần lớn được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại, sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực (khu đô thị) dẫn đến nguồn tiếp nhận chủ yếu là suối Nậm Pàn. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại (xử lý với hiệu suất 60 - 75 %) vẫn còn chứa các thành phần các chất gây ô nhiễm với nồng độ cao như: BOD: 100 - 200 mg/L; COD: 200 - 400 mg/L; TSS: 150 - 300 mg/L; tổng N: 20 mg/L; tổng P: 10 - 15 mg/L; Coliforms: 10.000MNP/100 mL [Nguồn: WHO, 1993].
Với tính chất nước thải đã nêu trên vượt ngưỡng cho phép từ 2 - 4 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt cột B, khi thải ra nguồn tiếp nhận chắc chắn sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến chất lượng các nguồn nước xung quanh.
- Hoạt động khai thác và sử dụng quá mức: Nguồn nước mặt suối Nậm Pàn khá lớn, tuy nhiên phân bố không đều theo mùa. Nhu cầu phát triển công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân do dân số tăng lên kéo theo khai thác nước mặt với khối lượng lớn. Theo báo cáo kết quả kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường cho thấy hầu hết các cơ sở công nhiệp, nhà máy, các trại chăn nuôi trong quá trình kiểm tra đều khai thác sử dụng nguồn nước mặt mà không có xin phép cơ quan có chức năng. Tình trạng đó dẫn đến sự thiếu hụt và gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước đặc biệt là về mùa khô.
Hoạt động khai thác quá mức nguồn nước mặt diễn ra cục bộ ở một số khu vực, đặc biệt khu dân cư, khu vực sản xuất đã gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, đời sống dân sinh địa phương dẫn đến cạn kiệt và càng gia tăng nồng độ ô nhiễm môi trường hạ lưu, làm mất một lượng nước phía hạ du.
Hiện nay trên địa bàn huyện Mai Sơn có một số cơ sở sử dụng nước suối Nậm Pàn để sản xuất. Tuy nhiên ch có 03 cơ sở được UBND t nh Sơn La cấp phép khai thác nước mặt:
+ Công ty cổ phần cấp nước Sơn La: Khai thác với công suất 4.800 m3/ngày đêm phục vụ mục đích sinh hoạt (theo Giấy phép số 571/GP-UBND ngày 8/3/2017);
+ Nhà máy tinh bột sắn Sơn La: Khai thác với công suất 2.000 m3
/ngày đêm, phục vụ sản xuất (theo Giấy phép số 3344/GP-UBND ngày 8/12/2014).
Nhà máy mía đường Sơn La: Khai thác với công suất 6.000 m3
/ngày đêm, phục vụ sản xuất (theo Giấy phép số 2168/GP-UBND ngày 05/9/2018).
Hoạt động khai thác nguồn nước mặt quá mức ở một số khu vực đã gây cạn kiệt nguồn nước góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực do khả năng pha loãng các dòng thải trên nguồn nước này bị hạn chế.
- Rác thải, chất thải rắn của người dân: Mặc dù đã có lực lượng thu gom rác thải và chất thải nhưng do hoạt động của lực lượng này không thường xuyên và chủ yếu là do thói quen của người dân nên chất thải sinh hoạt, chất thải rắn vẫn được thải ra suối và hai bên bờ suối gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới môi trường nước.
Bảng 5.11: Xu thế gia tăng lƣợng nƣớc thải vào suối Nậm Pàn Tiểu vùng Đơn vị Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030
Nậm Pàn và phụ cận Triệu m3/năm 16 17 21
[Nguồn: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030]
Bảng 5.12: Dự báo tải lƣợng chất ô nhiễm trên suối Nậm Pàn (kg/ngày/km2)
Tiểu vùng quy hoạch
2015 2020 2025
BOD5 COD TSS N P BOD5 COD TSS N P BOD5 COD TSS N P
Nậm Pàn
và phụ cận 3,2 5,7 7,0 117,8 37,1 4,5 7,9 9,8 135,7 42,8 7,5 13,1 16,2 176,0 55,4
Nguồn: “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Bảng 5.13: Dự báo tải lƣợng chất ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt
trên suối Nậm Pàn (kg/ngày/km2)
Tiểu vùng quy hoạch
2015 2020 2025
BOD5 COD TSS N P BOD5 COD TSS N P BOD5 COD TSS N P
Nậm Pàn
và phụ cận 3,2 5,7 7,0 0,6 0,3 4,5 7,9 9,8 0,8 0,4 7,5 13,1 16,2 1,4 3,2
Nguồn: “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Bảng 5.14: Dự báo tải lƣợng chất ô nhiễm do nông nghiệp
trên suối Nậm Pàn kg/ngày/km2
TT Tiểu vùng Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025
Nito Photpho Nito Photpho Nito Photpho
1 Nậm Pàn và phụ cận 117,2 36,8 134,8 42,4 174,7 54,8
[Nguồn: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030]
Nguồn: Hiện trạng môi trường tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
Hình 5.31: Dự báo tổng lƣợng nƣớc thải tiểu vùng Nậm Pàn và phụ cận
Như vậy có thể thấy hiện nay chất lượng nước mặt suối Nậm Pàn đang bị tác động mạnh mẽ từ hoạt động của con người.