a. Giải pháp về mặt quản lý
- Xây dựng khung chính sách tổng thể về bảo vệ môi trường, trong đó có các quy chế, quy định nhấn mạnh vào ba nhóm chính:
Các quy định về xử phạt hành chính các vi phạm trong bảo vệ môi trường; Các quy định về khuyến khích đầu tư và ưu đãi hoạt động đối với các dự án, hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường, giảm thiểu, xử lý và tái chế chất thải, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học;
Các quy định về đánh giá, kiểm soát công tác thực hiện bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và các hoạt động phát triển.
- Từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường nói chung và lĩnh vực tài nguyên nước nói riêng. Xây dựng chương trình cụ thể để bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp vào Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Ban hành các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường ở địa phương phù hợp với hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
- Triển khai có hiệu quả Quy hoạch tài nguyên nước đã được UBND t nh Sơn La phê duyệt.
- Tổ chức các lớp tập huấn về Luật, Nghị định mới, các khóa đào tạo về quản lý tài nguyên nước, quản lý các lưu vực sông, suối và thực hiện các đề tài chuyên môn liên quan đến môi trường nước mặt trên suối Nậm Pàn, mở các lớp tập huấn về công tác tuyên truyền.
- Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác thanh tra kiểm tra cưỡng chế tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường nước. Tổ chức quản lý kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gây ô nhiễm để giảm chất thải tại nguồn, hạn chế tối đa tình hình gây ô nhiễm đến nguồn nước. Nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát nguồn thải, lượng thải phát sinh ở các khu vực thuộc lưu vực suối Nậm Pàn. Tăng cường kiểm tra, thanh tra môi trường đối với những đơn vị đã được cấp phép xả thải. Đối với các công ty hay cơ sở sản xuất mới có xây dựng hệ thống xả thải cần có biện pháp kiểm tra thật chặt chẽ, nước thải bắt buộc phải đạt chuẩn mới cấp phép xả thải ra môi trường.
- Đối với đội ngũ quản lý môi trường trong các doanh nghiệp: Sự thiếu hụt về lực lượng và hạn chế trình độ chuyên môn về môi trường của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường trong các doanh nghiệp là một trong các nguyên nhân dẫn đến các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm ở các doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao. Do đó, điều kiện cần thiết trước mắt và lâu dài là các doanh nghiệp phải có kế hoạch bổ sung nhân lực có kiến thức về trình độ quản lý và công nghệ môi trường. Tập huấn, đào tạo những người đang và sẽ làm việc về môi trường hiện có của doanh nghiệp.
- Áp dụng các công cụ kinh tế, giải pháp khoa học và công nghệ trong BVMT nước như thu phí xả thải…
- Quy hoạch các khu sản xuất tập trung. Hạn chế cấp phép đầu tư các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong lưu vực suối Nậm Pàn.
b. Giải pháp về mặt kỹ thuật
- Bố trí kinh phí, đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước đô thị tại thị trấn Hát Lót. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của thị trấn.
- Đối với các khu vực chưa đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì tuyên truyền các hộ gia đình xây dựng các bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt.
- Đầu tư xây dựng hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước tự động hoặc thực hiện quan trắc và giám sát chất lượng nước suối Nậm Pàn thường xuyên liên tục để theo d i đánh giá diễn biến chất lượng nước nhằm đưa ra các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
- Nâng cao cơ sở vật chất cho phòng thí nghiệm của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường để để có đủ năng lực quan trắc, phân tích và xử lý các số liệu hiện trạng môi trường. Qua đó xây dựng hệ thống quan trắc môi trường và tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát môi trường.
- Tăng cường đầu tư kinh phí đáp ứng các hoạt động bảo vệ môi trường nước suối Nậm Pàn. Đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở làm việc, áp dụng các biện pháp tiên tiến về công nghệ trong sản xuất sạch và xử lí nước thải nhằm hạn chế, giảm thiếu các tác động tới môi trường nước suối Nậm Pàn.
- Đối với ngành nông nghiệp:
+ Khuyến khích các ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp; Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải nông nghiệp và chăn nuôi theo hướng sản xuất khí sinh học, phân bón vi sinh và sản phẩm phụ;
+ Khuyến khích áp dụng năng lượng sạch (khí sinh học) thay thế nguồn chất đốt truyền thống;
+ Kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, sử dụng, bảo quản, tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón;
+ Quy hoạch sản xuất chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa; Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đối với ngành công nghiệp:
+ Xây dựng các chính sách khuyến khích việc áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn và xây dựng ISO 14000 ở các doanh nghiệp công nghiệp, hỗ trợ các nghiên cứu tái sử dụng chất thải cho sản xuất;
Đặt tiêu chí về bảo vệ môi trường lên hàng đầu đối với các dự án phát triển công nghiệp;
+ Xây dựng các quy chế khuyến khích dự án đầu tư có ứng dụng các công nghệ xanh, sạch, phát sinh ít chất thải; Xây dựng quy chế ưu tiên cho quy hoạch sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đối với các khu, cụm công nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường;
+ Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đối với phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Mọi hoạt động phát triển đều phải được đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc;
+ Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng bắt buộc phải nghiên cứu và thẩm định kỹ lưỡng về bảo vệ môi trường; Ưu tiên các dự án phát triển theo tiêu chuẩn hiện đại với đầy đủ cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý chất thải;
+ Quản lý chất thải nguy hại;
+ Quy hoạch hợp lý các khu vực chôn lấp và xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp;
+ Xã hội hóa công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn;
Thúc đẩy việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn;
+ Có các dự án ưu tiên trong cấp nước sạch và bảo tồn tài nguyên nước.
c. Giải pháp về mặt cộng đồng
- Tăng cường sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ môi trường nước.
- Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông môi trường, phổ cập kiến thức trên địa bàn t nh, tập trung vào các cấp giáo dục phổ thông và các đoàn thể địa phương.
- Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong đó có cộng đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường nước.
- Tăng cường vai trò của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng nguồn nước. Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Dùng các phương tiện truyền thông (báo chí, đài phát thanh và truyền hình) trong việc thông tin các chương trình tuyên truyền về môi trường nước: UBND t nh ch đạo Sở TNMT, Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp với đài phát thanh truyền hình t nh, cơ quan báo chí và các trang web của các sở ban ngành thông tin rộng rãi đến mọi tầng lớp các thông tin về hiện trạng môi trường, về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước mặt cũng như tuyên dương, khen thưởng các cơ sở xử lý tốt nước thải. Lấy truyền thông làm công cụ tác động đến các đối tượng có liên quan.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
1) Nghiên cứu đã đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước suối Nậm Pàn đoạn thuộc huyện Mai Sơn t nh Sơn La:
- Về cơ bản chất lượng nước suối Nậm Pàn đã dấu hiệu ô nhiễm ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dinh dưỡng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước mặt của suối Nậm Pàn còn thấp, chưa đến mức báo động và ch xảy ra cục bộ ở một số điểm như những nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu sản xuất.
- Đã thực hiện nội suy được các thông số chính thể hiện chất lượng nước suối Nậm Pàn bằng phương pháp nội suy IDW. Phân vùng chất lượng nước và thành lập bản đồ các thông số chất lượng nước theo ch số WQI.
- Xác định được nguồn thải ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước suối Nậm Pàn là nước thải công nghiệp phát sinh, nước thải y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi lợn, gà và rác thải sinh hoạt.
2) Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý, cải thiện chất lượng và bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm và phát triển bền vững cho khu vực suối Nậm Pàn thuộc huyện Mai Sơn.
2. Tồn tại
Đề tài mới ch tập trung vào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và chất lượng nước suối Nậm Pàn khu vực bị tác động mạnh nhất, đoạn chảy qua các nhà máy, khu công nghiệp và khu đông dân cư của huyện Mai Sơn vì vậy phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài còn tương đối hẹp.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn nên việc thu thập thông tin, số liệu còn chưa đầy đủ; số liệu phân tích nước mặt ch thực
hiện được một số thông số cơ bản, các thông số về hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ cỏ… còn chưa thu thập được. Luận văn mới nhận dạng, liệt kê được các nguồn ô nhiễm chính của suối Nậm Pàn, chưa đánh giá được thành phần, đặc tính của chất thải, tải lượng chất thải đưa vào suối Nậm Pàn. Việc đánh giá tác động các nguồn đến chất lượng môi trường sinh thái suối Nậm Pàn ch mang tính định tính, căn cứ kết quả điều tra phóng vấn, chưa định lượng được cụ thể. Do đó việc đánh giá chất lượng hay xác định nguồn gây ô nhiễm nước mặt suối Nậm Pàn còn chưa thực sự hiệu quả.
3. Kiến nghị
Từ những vấn đề trên, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt suối Nậm Pàn hướng tới phát triển bền vững:
- Cần tiến hành điều tra khảo sát, quan trắc lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường nước mặt trên toàn bộ lưu vực suối Nậm Pàn với tần suất 02 tháng/lần, tiến hành phân tích tất cả các thông số nước mặt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt như Clorua, Florua, Sắt, Thủy ngân, Hóa chất bảo vệ thực vật… để có số liệu đầy đủ phục vụ cho việc đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm chất lượng nước mặt suối Nậm Pàn.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, quan trắc lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải y tế trước khi chảy vào nguồn tiếp nhận suối Nậm Pàn để đánh giá chính xác hơn nguồn thải và thành phần các chất gây tác động xấu tới chất lượng nước suối Nậm Pàn. Từ đó tính toán lưu lượng chất thải của các nguồn tác động.
- Tiến hành thu thập thêm đầy đủ các số liệu, thông tin báo cáo về hiện trạng chất lượng nước suối Nậm Pàn, về môi trường sinh thái suối Nậm Pàn,
về các nguồn thải tác động tới suối Nậm Pàn, về quá trình canh tác nông nghiệp dọc suối Nậm Pàn giai đoạn trước kia và hiện tại để có những đánh giá chính xác về tác động của các nguồn thải tới chất lượng nước, môi trường sinh thái suối Nậm Pàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng việt:
[1]. Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyễn Thùy Linh, Trần Thế Loãn (2014), Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam: cơ hội và thách thức, Tạp chí Môi trường. [2]. Dự án hợp tác về "Tăng cường năng l c quản lý môi trường nước tại Việt
Nam" giữa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[3]. Thu Hà (2014), Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam, Báo Lao động; [4]. Giáng Hương (2014), Luật Nước Sạch của Mỹ: Nghiêm minh và hiệu quả,
Tạp chí Môi trường.
[5]. Khánh Khoa (2015) Kiểm soát ô nhiễm nước cần có hành động quyết liệt, Báo Hà Nội mới.
[6]. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
[7]. Dương Thanh Nga (2012), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ.
[8]. Nguyễn Trung Ngọc (Trung tâm Quan trắc môi trường t nh Quảng Ninh) Hoàng Thị Thu Hương (Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội) (2014), Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầm tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bằng chỉ số chất lượng nước - WQI , Tạp chí Môi trường.
[9]. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Đoàn Đức Lân, Nguyễn Tiến Chính, Bùi Thị Sửu, Phạm Anh Tuân, Nguyễn Đình Thoại, Lê Sỹ Bình - Trường Đại học Tây Bắc (2015), Nghiên cứu th c trạng sơ chế cà phê tại lưu v c suối Bó Cá, tỉnh Sơn La, Tạp chí Môi trường.
[10]. Nguyễn Lê Tú Quỳnh, Lê Trình - Viện Khoa học môi trường và Phát triển (VESDEC) (2013), Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm môi trường nước sông vùng Hà Nội, Tạp chí Môi trường.
[11]. Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La, Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung ảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030.
[12]. Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La, Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung ảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030.
[13]. Sở Tài nguyên và Môi trường t nh Sơn La (2014), Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Sơn La năm 2014.
[14]. Sở Tài nguyên và Môi trường t nh Sơn La (2015), Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Sơn La năm 2015.
[15]. Sở Tài nguyên và Môi trường t nh Sơn La (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2015.
[16]. Sở Tài nguyên và Môi trường t nh Sơn La (2016), Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Sơn La năm 2016.
[17]. Sở Tài nguyên và Môi trường t nh Sơn La (2017), Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Sơn La năm 2017.
[18]. Sở Y tế T nh Sơn La (2011 - 2014), Báo cáo tổng kết công tác;
[19]. Trịnh Thị Thanh - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Nghiên cứu hiện trạng mắc bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm của người dân vùng nông thôn ven sông Nhuệ - sông Đáy, tỉnh Hà Nam, Tạp chí Môi trường. [20]. Lê Việt Thắng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường,
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (2016), Nghiên cứu hiện trạng, diễn biến chất lượng nước sông Giêng, sông Dinh và các giải pháp bảo vệ môi trường nước, Tạp chí phát triển KH&CN.
[21]. Trung tâm môi trường và cộng đồng (2015), Báo cáo Hồ Hà Nội.
[22]. Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn (2016), Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường huyện Mai Sơn năm 2016.
[23]. Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn (2017), Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường huyện Mai Sơn năm 2017.
[24]. Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn (2017), Báo cáo số 1190/BC-UBND về Tình hình th c hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an