Kết quả và phân tích kết quả
3.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.
3.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế.
Trong nỗ lực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, mặc dầu còn gặp rất nhiều khó khăn hạn chế; nhưng Hướng Sơn đang từng bước vươn lên và có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Theo báo cáo tổng kết kiểm điểm thực hiện nghị quyết đại hội XIV, tính riêng năm 2006 các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể là:
Tăng trưởng kinh tế 5,5%, sản lượng lương thực bình quân đạt 1,2 tấn/ha/năm.
3.2.2.2. Dân số, lao động và thu nhập.
Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2006 toàn xã có 259 hộ gia đình, tổng số nhân khẩu 1.571 và 444 lao động, tỷ lệ tăng dân số 1,7%; toàn bộ dân số và lao động là dân tộc Vân Kiều.
Lao động: Với số lao động hiện có chủ yếu tham gia vào sản xuất lâm nông nghiệp. Bộ phận lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhìn chung trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, hiệu quả sử dụng đất không cao dẫn đến năng suất sản lượng cây trồng thấp; việc ứng dụng các giống mới vào sản xuất còn chậm được thực hiện.
Thu nhập và đời sống: Theo báo cáo tổng kết của xã về các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2006 thì thu nhập bình quân đầu người 780.000 đồng/năm, tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người 240 kg/năm, còn có trên 45% hộ nghèo cần được sự giúp đỡ của Nhà nước.
3.2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. A. Giao thông:
Xã có hệ thống đường giao thông khá phát triển ở 04 thôn thuộc đầu nguồn Nhà máy Thuỷ điện Rào Quán là 20 km đường ô tô nối liền với đoạn đường ô tô đi qua xã Hướng Phùng gặp Đường Hồ Chí Minh nên tương đối thuận lợi cho việc đi lại cũng như cho các hoạt động sản xuất, trao đổi và buôn bán. Còn 03 thôn thuộc đầu nguồn sông Hiếu Giang chủ yếu là đường đất nối liền giữa các thôn, xã; Việc vận chuyển hàng hoá, vật tư trang thiết bị bằng phương tiện cơ giới là khó khăn, mà chủ yếu vận chuyển bằng phương tiện thô sơ, lạc hậu, do bởi địa hình lắm khe nhiều suối, thiếu nguồn vốn nên việc phát triển, xây dựng đường ô tô ở 03 thôn nói trên là khó thực hiện. Diện tích đất sử dụng cho mục đích giao thông của xã là 14,0 ha (phụ biểu 02).
Hệ thống thuỷ lợi xã gồm có 07 tuyến, chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất lúa nước và được bắt nguồn từ đầu nguồn sông Thạch Hãn và đầu nguồn sông Hiếu Giang có chiều dài 29.166,7 m tương đương với diện tích 3,5 ha. Hàng năm xã huy động gần 3.000 ngày công trong 5 năm ( 2003 - 2006) để nạo vét kênh mương, tu sửa các công trình thuỷ lợi đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 85 - 90% diện tích canh tác lúa nước trên toàn xã ( phụ biểu 03).
C. Văn hoá, giáo dục, y tế:
- Văn hoá thông tin: Phong trào văn hoá thể thao chưa được quan tâm, nhiều hình thức hoạt động văn nghệ, văn hoá chủ yếu là do tự phát thường vào những ngày lễ cúng Giàng, ngày Tết dân tộc, ngày Hội đâm trâu và còn mang đậm phong tục lạc hậu mê tín, dị đoan; thể dục thể thao kém phát triển. Các phương tiện truyền thông đại chúng chưa được phát triển; Việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến dân bản là vô cùng khó khăn, phức tạp.
- Giáo dục: Trên địa bàn xã có trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở, nhà mẫu giáo ở các thôn, bản. Hệ thống trường lớp các cấp học trên địa bàn xã chưa được đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên, chưa thực sự trường ra trường, lớp ra lớp.
- Y tế: Trạm y tế 200 m2 được xây dựng tại trung tâm xã để phục vụ điều trị và khám chữa bệnh cho nhân dân, trạm có: 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 02 y tá.
D. Điện:
Hệ thống đường điện đã được xây dựng hoàn chỉnh xuống các thôn do đó 90% số hộ đã được dùng điện.
3.2.2.4. Thực trạng của các khu dân cư.
Dân cư trong xã sống tập trung thành các thôn, bản dọc theo các trục giao thông chính và hai bên bờ thượng nguồn sông Thạch Hãn, sông Hiếu Giang. Toàn xã có 07 thôn trong đó thôn Nguồn Rào tập trung đông dân cư nhất có 60 hộ, 365 nhân khẩu, thôn Lúa là thôn ít nhất có 28 hộ, 143 nhân khẩu. Nhìn chung các khu dân cư ở đây còn mang nặng tính đặc thù của dân cư vùng cao miền núi, kinh tế chậm phát triển. Do vậy, mức độ phát triển còn thấp, việc xây dựng nhà ở, chuồng trại, công trình vệ sinh còn mang tính tự phát thiếu quy hoạch, không hợp vệ sinh. Nguồn nước phục vụ ăn uống sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước sông, suối.
3.2.2.5. Nhận xét chung. A. Thuận lợi:
Nhìn chung cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi của xã có phát triển hơn so với các xã miền núi khác thuộc huyện Hướng Hoá. Đây là những thuận lợi ban đầu tạo tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thông qua việc điều tra nghiên cứu, phỏng vấn hộ gia đình cho thấy mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trước mắt, nhưng lại có thuận lợi lớn: Nhân dân trong xã cần cù chịu khó, đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt lên xoá đói, giảm nghèo từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
B. Khó khăn:
Qua quá trình điều tra, phân tích cho thấy bên cạnh những thế mạnh sẳn có Hướng Sơn còn có nhiều khó khăn thách thức cần sớm được giải quyết và có bước đi thích hợp. Xã thiếu ngành nghề phụ, ngành nghề truyền thống; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn, các ngành nghề thủ công, dịch vụ thực chất chỉ để phục vụ nhu cầu tại chỗ chưa có khả năng vươn ra thị trường; diện tích đất