Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dao động máy kéo lên người lái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của ghế ngồi người lái trên xe chữa cháy rừng đa năng khi làm việc (Trang 59 - 60)

* Giá trị rung thực tế với người lái xe CCR khi tạo băng cản lửa:

- Giá trị tần số: f11,85,0 (Hz). - Thời gian tác động thực tế: 40 phút - Biên độ gia tốc. (bảng 3.2)

- Biên độ vận tốc. (bảng 3.2)

Căn cứ vào tiêu chuẩn nhà nước về rung giá trị cho phép tại chỗ làm việc theo phương Z đối với người điều khiển xe CCR (bảng 2, Phụ lục 1 & công thức 3.13) và giá trị thực tế tìm được, ta có bảng các chỉ tiêu dao động của ghế ngồi trên xe khi tạo băng cản lửa được ghi trong bảng 3. 4.

Bảng 3.4. Các chỉ tiêu dao động của của ghế ngồi khi tạo băng cản lửa.

TT Tên chỉ tiêu Giá trị thực

tế

Giá trị cho phép theo TCVN 5126 - 90 1 Thời gian tác động (phút) 40 40 2 Tần số (Hz) 2 5 2  5 3 Biên độ vận tốc thẳng đứng (m/s) 1,25 3,1 (8,66  24,59).10-2 4 Biên độ gia tốc thẳng đứng (m/s2) 3,4  5,0 1,97  2,74 * Nhận xét:

So sánh giá trị biên độ vận tốc và gia tốc thực tế tác động lên người lái với giá trị biên độ vận tốc và gia tốc cho phép theo phương thẳng đứng khi thời gian tác động 40 phút ta thấy: Giá trị biên độ vận tốc và gia tốc rung thực tế tác động lên người lái lớn hơn giá trị cho phép khoảng từ 12 đến 14 lần đối với vận tốc và từ 1,7 đến 1,8 lần đối với gia tốc, điều này ảnh hưởng xấu đến điều kiện làm việc của người điều khiển.

Để cải thiện điều kiện làm việc cho người lái khi xe di chuyển trên đường lâm nghiệp của Việt Nam, đảm bảo giá trị dao động rung cho phép nằm trong giới hạn quy định tại tiêu chuẩn TCVN 5126 - 90, cần phải cải tiến ghế ngồi lái bằng cách lắp hệ giảm xóc cho ghế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của ghế ngồi người lái trên xe chữa cháy rừng đa năng khi làm việc (Trang 59 - 60)