- Nhóm 2: gồm 15 bệnh nhân chỉ điều trị thuốc điều trị cơ bản
3.3.2. Các tác dụng không mong muốn khác
Bảng 3.25. Tỷ lệ xuất hiện các biểu hiện không mong muốn sau tiêm thuốc.
Tác dụng không mong muốn n Tỷ lệ %
Đau đầu, chóng mặt 0 0
Tăng huyết áp 0 0
Buồn nôn, nôn 0 0
Đau tăng sau tiêm 24h 0 0
Nhiễm trùng tại vị trí tiêm 0 0
Đau trong quá trình tiêm 16 72,7
Chảy máu tại vị trí tiêm 0 0
Biến chứng khác 0 0
Nhận xét:
Tác dụng phụ hay gặp nhất là đau tại chỗ tiêm trong quá trình tiêm với tỷ lệ 73,3 %. Các tác dụng phụ và biến chứng khác không gặp trường hợp nào.
3.4. Mối liên quan giữa tổn thương khớp háng trên Xquang và đáp ứng với điều trị tại chỗvới điều trị tại chỗ với điều trị tại chỗ
3.4.1. Đánh giá theo mức độ đau qua thang điểm VAS
Bảng 3.26. Đánh giá theo mức độ đau qua thang điểm VAS
VAS Giai đoạn X quang khớp háng p2
Giai đoạn 1 (n=4) Giai đoạn 2 (n=18) Giai đoạn 3 (n= 7) VAS _1 6,33 ± 0,58 6,50 ± 0,86 6,60 ± 0,89 >0,05 VAS _10 2,00 ± 0,22 2,29 ± 0,47 2,80 ± 0,47 >0,05 VAS _30 1,67 ± 0,57 2,07 ± 0,48 2,22 ± 0,48 >0,05 p1 <0,01 <0,01 <0,01
p1 (so sánh trước sau); p2 (so sánh giữa các giai đoạn X.quang)
Nhận xét:
Có sự cải thiện mức độ đau khớp háng đánh giá theo thang điểm VAS ở các giai đoạn tổn thương khớp háng trên X.quang tại các thời điểm NC p1<0,01
Không có sự khác biệt về mức độ cải thiện đau đánh giá theo thang điểm VAS giữa các giai đoạn tổn thương X.quang với p2>0,05.
3.4.2. Đánh giá theo mức độ cải thiện biên độ vận động gấp khớp hángBảng 3.27. Đánh giá theo mức độ cải thiện biên độ gấp khớp háng Bảng 3.27. Đánh giá theo mức độ cải thiện biên độ gấp khớp háng
Gấp khớp háng
Giai đoạn X quang khớp háng p2
Giai đoạn 1 (n=4) Giai đoạn 2 (n=18) Giai đoạn 3 (n=7) Ngày 1 71,00 ± 12,49 70,79 ± 7,63 70,40 ± 4,56 >0,05 Ngày 10 93,33 ± 2,88 88,71 ± 6,73 79,60 ± 1,67 < 0,05 Ngày 30 109,67 ± 5,77 96,29 ± 7,30 85,40 ± 3,65 < 0,05 p1 <0,01 <0,01 <0,05
p1(so sánh trước sau); p2 (so sánh giữa các giai đoạn X.quang)
Nhận xét:
Góc vận động trung bình của khớp háng ở các giai đoạn Xquang khác nhau không có sự khác biệt tại thời điểm trước nghiên cứu p2 >0,05.
Mức độ cải thiện góc vận động khớp háng tại các thời điểm nghiên cứu của các bệnh nhân có tổn thương Xquang giai đoạn 1 là tốt nhất.
3. 5. Dịch khớp háng trên siêu âm và đáp ứng với điều trị
Bảng 3.28. Dịch khớp háng trên siêu âm và đáp ứng với điều trị
VAS Khớp háng có tràn dịch tại N0 p2 Có (n=7) Không (n= 22) VAS 1 6,80 ± 0,84 6,41 ± 0,80 >0,05 VAS 10 2,00 ± 0,21 2,47 ± 5,14 <0,05 VAS 30 1,80 ± 0,45 2,12 ± 0,49 <0,05 p1 <0,01 <0.01
p1 ( so sánh trước sau); p2 ( so sánh giữa hai nhóm)
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về mức độ đau trung bình tại khớp háng ở bệnh nhân có dịch và không có dịch khớp háng tại thời điểm trước nghiên cứu p2 > 0,05.
Mức độ cải thiện đau theo thang điểm VAS ở bệnh nhân có dịch khớp háng tốt hơn bệnh nhân không có dịch khớp háng tại các thời điểm đánh giá p2 < 0,05.
3.6. Sự thay đổi mức độ đau ở các vị trí bị bệnh khác
Bảng 3.29. Sự thay đổi mức độ đau ở các vị trí khác
VAS CSTL (n= 37) Vị trị khác (n=17 ) p2 Nhóm NC (n=22) Nhóm chứng (n=15) NhómNC (n=12) Nhómchứng (n=5) VAS_1 (V_1) 5,24 ± 0,54 5,20 ± 0,78 >0,05 5,58 ± 0,79 5,60 ± 0,55 >0,05 VAS_10 (V_10) 3,29 ± 0,56 3,27 ± 0,59 >0,05 3,17 ± 0,39 3,20 ± 0,45 >0,05 VAS_30 (V_30) 2,86 ± 0,48 2,87 ± 0,516 >0,05 2,92 ± 0,52 2,80 ± 0,45 >0,05 Hiệu số (V_1-V_10) 1,95 ±0,72 1,93±0,88 >0,05 2,40 ± 0,77 2,43 ± 0,54 >0,05 Hiệu số (V_1-V_30) 2,41±0,59 2,40±0,90 >0,05 2,70 ± 0,95 2,71 ± 0,76 >0,05 p1 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01
p1( so sánh trước sau); p2 (so sánh giữa hai nhóm)
Nhận xét:
Cả hai nhóm bệnh nhân đều đáp ứng với phác đồ điều trị kinh điển với p1<0,01.
Mức độ cải thiện đau trung bình tại CSTL, các vị trí khác là không có sự khác biệt tại các thời điểm đánh giá ở cả hai nhóm nghiên cứu với p2>0,05.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
* Tuổi
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh mạn tính với những đợt tiến triển cấp tính. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, trẻ tuổi. Trong tổng số 37 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi dưới 30 chiếm 83,7%. Tỷ lệ này cũng tương tự với một số nghiên cứu khác như của Trần Ngọc Ân - 1980 (80%) [1], Nguyễn Văn Điện - 2009 (83,3%) [5]. Tuy nhiên, so với công trình nghiên cứu của Simpson thì tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn của tác giả (61%) [82]. Điều này có lẽ do tuổi mắc bệnh của bệnh nhân Việt Nam thường trẻ hơn so với ở nước ngoài.
Tuổi trung bình của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu của chúng tôi là 23,57±7,4. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 17 và nhiều nhất là 50 tuổi. Kết quả này cũng tượng tự như nghiên cứu của Trần Ngọc Ân - 1980 với tuổi trung bình là 24,3±7,7 [1], Nguyễn Văn Điện - 2009 với tuổi trung bình là 24,9 ± 4,3 [5]. Mặc dù vậy, so với nghiên cứu của Gran với tuổi trung bình là 41,8 [47] và Van der Heij với tuổi trung bình là 41,0 thì con số này trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn [86].
Tuổi khởi phát trung bình của bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 20,08 ± 6,26 tuổi với bệnh nhân khởi phát bệnh sớm nhất là 13 tuổi và muộn nhất là 40 tuổi. So sánh với tuổi khởi phát trung bình trong nghiên cứu của Trần Ngọc Ân - 1980 (19,7 ± 7,0) [1] và Nguyễn Văn Điện- 2009 (19,7±6,2), công trình của chúng tôi cũng có kết quả tương tự [5]. Chúng tôi nhận thấy tuổi khởi phát bệnh trung trong nghiên cứu của chúng tôi rất trẻ (20,08) nằm ở lứa tuổi đang phát triển và thấp hơn so với tuổi khởi phát trung bình trong nghiên cứu của Gran (25,3) [47]. Như vậy so với tác giả nước ngoài thì ở Việt Nam tuổi khởi phát bệnh, tuổi trung bình của bệnh nhân viêm cột sống dính
khớp thấp hơn. Điều này có nghĩa là bệnh VCSDK ở người Viêt Nam thường xuất hiên sớm hơn so với ở nước ngoài.
* Giới
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong tổng số 37 bệnh nhân được lựa chọn có 94,6% là nam và 5,4% là nữ. Con số này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Trần Ngọc Ân - 1980 với tỷ lệ nam so với nữ là 94% và 4% [1]. Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh - 1984 cũng cho kết quả tương tự với nam 96% và nữ 4% [4]. Nhìn chung, so với những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng giống như kết quả đã công bố của một số tác giả trong nước khác, đều cao hơn. Ví dụ trong nghiên cứu của Braun tỷ lệ nam chiếm 68% [24] và với nghiên cứu của Van der Heij D tỷ lệ này chiếm 87,2% [86].
4.1.2. Chỉ số BMI
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh mạn tính tiến triển âm ỉ. Bệnh nhân đau nhiều nên thường có hạn chế vận động dẫn đến các cơ teo nhanh. Điều này có thể đóng góp vào tình trạng gầy của người bệnh và làm cho tỷ lệ chiều cao và cân nặng mất cân đối.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 64,9% bệnh nhân gầy và thiếu cân, 32,4% bệnh nhân có cân nặng bình thường và chỉ có 2,7%(1 bệnh nhân) bệnh nhân thừa cân.
Giá trị BMI trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là
18,05 ± 2,5 (kg/m2). Như vậy, phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi là gầy và thiếu cân. Điều này cũng tương tự như đánh giá trong
nghiên cứu của Nguyễn Văn Điện với BMI trung bình là 18,5 ± 1,7(kg/m2).
cho những bệnh nhân VCSDK. Ngoài mục tiêu cần nhanh chóng kiểm soát bệnh để bệnh đỡ đau, cảm thấy thoải mái để có thể đi lại, vận động và tránh được tránh teo cơ, chúng ta cần chú ý đến khẩu phần ăn và dinh dưỡng cho bệnh nhân để tránh thiếu cân và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý.
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh viêm cột sống dính khớp thường biểu hiện bằng các đợt viêm cấp tính trên cơ sở diễn biến mạn tính. Bệnh nhân thường khởi đầu bằng đau vùng mông, thắt lưng. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu các triệu chúng sớm ở bệnh nhân Việt Nam thường bắt đầu bằng viêm khớp háng và khớp gối.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở thời điểm khởi phát bệnh có 12/37 (32,4%) bệnh nhân có biểu hiện đau cột sống lưng, 14/37 (37,8%) có đau khớp háng, các biểu hiện khác 18/37 (48,6%). Tại thời điểm nghiên cứu 100% bệnh nhân có biểu hiện đau cột sống, 100% có biểu hiện đau khớp háng, 14/37(37,8%) bệnh nhân có biểu hiện đau khớp gối và 3/37(8,1%) bệnh nhân có biểu hiện đau khớp cổ chân. Tổn thương các khớp ngoại vi thường liên quan với tiên lượng nặng của bệnh đặc biệt khi có tổn thương khớp háng. Vì vậy, trong quá trình điều trị chúng ta cần chú ý điều trị các tổn thương tại chỗ cho bệnh nhân.
4.1.4. Mức độ đau của bệnh nhân đánh giá theo thang điểm VAS
Chúng tôi sử dụng thang điểm VAS cho phép bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở thời điểm trước can thiệp có 59,9% bệnh nhân biểu hiện đau ở mức trung bình và có tới 40,5% bệnh nhân biểu hiện mức độ đau nhiều. Chỉ số VAS trung bình của bệnh nhân trước nghiên cứu là 6,43 ± 0,80. Điểm VAS thấp nhất là 5 và cao nhất là 8. Qua kết quả nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy đau khớp háng trong bệnh viêm cột sống dính khớp thường ở mức trung bình và nặng khi bệnh nhân vào viện.
So sánh với các tác giả khác, kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu Van der Heij D với VAS trung bình 6,7 [86] và nghiên cứu của Braun J với điểm VAS trung bình là 7,2 ± 1.6 [25]. Sự khác biệt này có thể do mức độ đau là cảm giác chủ quan của người bệnh. Có thể do khả năng chịu đựng của người bệnh Việt Nam tốt hơn so với người bệnh nước ngoài.
4.1.5. Mức độ hoạt động bệnh đánh giá theo chỉ số BASDAI
BASDAI là chỉ số đánh giá mức độ hoạt động bệnh thông qua 6 câu hỏi. Bệnh nhân tự đánh giá triệu chứng của mình theo mức độ từ 0 đến 10 điểm. Bệnh hoạt động càng nặng khi chỉ số BASDAI càng cao. Bệnh được gọi là hoạt động khi chỉ số BASDAI ≥ 4 điểm. Đây là một chỉ số được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến bệnh nhân viêm cột sống dính khớp để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc sử dụng trên những bệnh nhân này [21],[25],[26].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BASDAI trung bình của bệnh nhân tại thời điểm trước nghiên cứu là 4,33 ± 0,29. Kết quả của chúng tôi cũng gần tương tự với nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Tâm - 2008 trong đó chỉ số BASDAI là 4,62 ± 1,25 [12] và kết quả của Nguyễn Văn Điện - 2009 với BASDAI trung bình là 4,6 ± 1,4 [5], nhưng thấp hơn nghiên cứu của Van der Heij D với BASDAI trung bình là 6,5 (5,2 - 7,1) và nghiên cứu của Braund J với BASDAI trung bình là 6,5 ± 1,2. Sự khác biệt của chỉ số BASDAI trong nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả nước ngoài cũng có thể do các yếu tố liên quan đến khả năng chịu đựng của người bệnh Việt Nam. Do cấu trúc của các câu hỏi trong BASDAI có 4/6 câu hỏi là các đánh giá chủ quan của người bệnh. Điều này cũng giống như kết quả đáng giá đau theo thang điểm VAS (phần 4.1.4).
4.1.6. Đánh giá hoạt động chức năng vận động của bệnh nhân VCSDK theo chỉ số BASFItheo chỉ số BASFI theo chỉ số BASFI
BASFI là chỉ số đánh giá hoạt động chức năng của bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân tự đánh giá khả năng của mình qua 10 câu hỏi theo mức độ từ 0 đến 10. BASFI càng cao thì khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân càng giảm. Các nghiên cứu trước đây cho thấy BASFI là chỉ số tin cậy, được sử dụng trong việc đánh giá chức năng, bất lợi của bệnh nhân viêm cột sống dính khớp [32], [87].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình BASFI trước nghiên cứu của hai nhóm bệnh nhân là 5,99 ± 0,80. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Van der Heij D với BASFI trung bình là 6,0 (4,1- 7,2) [86], nhưng cao hơn nghiên cứu của Braund J với BASFI trung bình 5,4 ± 1,8 [25].
4.1.7. Chỉ số HOOS trung bình trước nghiên cứu.
HOOS là chỉ số đánh giá chức năng của khớp háng do bệnh nhân tự đánh giá theo bộ câu hỏi có sẵn. Chỉ số HOOS càng cao thì giảm hoạt động chức năng khớp háng càng tốt.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, HOOS trung bình cho cả hai nhóm là 2,66 ± 0,22 điểm.