Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 25 - 28)

Từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Việc nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc rừng như cấu trúc mật độ, tổ thành, tầng thứ,….. rất được quan tâm và đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo cơ sở khoa học cũng như thực tiễn cho việc đề xuất những giải pháp

lâm sinh tác động vào rừng tự nhiên. Tuy nhiên, cấu trúc rừng tự nhiên, đặc biệt là cấu trúc rừng tự nhiên vùng nhiệt đới rất phức tạp, các khu vực địa lý khác nhau lại có sự khác biệt rất lớn về tổ thành rừng, mật độ cũng như tầng thứ, điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể cho từng địa phương để có cơ sở vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp lâm sinh. Bởi vậy, những nghiên cứu của đề tài là xuất phát từ thực tiễn và cần thiết.

Các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên trên thế giới và trong nước rất đa dạng và phong phú. Trong khuôn khổ của đề tài chỉ tập trung trình bày một số nghiên cứu điển hình về đặc trưng cấu trúc rừng có liên quan. Xu hướng nghiên cứu hiện nay là chuyển dần từ định tính sang định lượng bằng việc sử dụng các mô hình toán học là một trong những phương pháp thể hiện sự tiến bộ trong nghiên cứu các quy luật sinh học. Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt Nam có diện tích lớn, bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, nhất là tác động của con người. Quá trình phục hồi phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và đã hình thành nhiều quần thể thực vật khác nhau. Muốn đề xuất được các biện pháp tác động phù hợp đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc, tái sinh rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học.

Các nghiên cứu về cấu trúc ngày càng thiên từ lý thuyết sang ứng dụng thực tế. Cũng chính từ việc đề cao ứng dụng thực tiễn mà những nghiên cứu đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh phong phú như cấu trúc tổ thành, cấu trúc theo chiều thẳng đứng, cấu trúc theo chiều nằm ngang. Phần lớn các tác giả đã chú ý đến việc lựa chọn mô hình lý thuyết thích hợp để mô tả các đặc điểm đặc trưng của cấu trúc rừng. Từ mô hình lý thuyết thích hợp, các tác giả bằng nhiều phương pháp lâm sinh phù hợp với từng điều kiện và mục tiêu cụ thể.

Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc trưng cấu trúc rừng ở một khu rừng hay tại một khu vực cụ thể mà chưa có những nghiên

cứu về đặc trưng cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại Mai Châu, Hòa Bình.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại Mai Châu, Hòa Bình” nhằm đề xuất được một số giải pháp phù hợp phục vụ cho công tác quản lý và phát triển bền vững những khu rừng đang có tại khu vực nghiên cứu.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 25 - 28)