Xuất các biện pháp tác động vào tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 64 - 85)

- Đối với tầng cây tái sinh có mật độ dao động từ 5845-7700 cây/ha. Trong đó số lượng cây tập trung chủ yếu là cây mạ tái sinh chiếm 56-71,5%, và tỷ lệ cây tái sinh ở cấp chiều cao < 2 m chiếm từ 4,2-12,9%, cấp 2-3 m chiếm 3,1-9,1% và tỷ lệ cây tái sinh có chiều cao trên 3m chiếm 19,7%- 27,9%. Cây tái sinh chủ yếu tập trung ở cấp chiều cao < 2m do đó cần điều tiết để tăng số cây tái sinh triển vọng cho các trạng thái rừng, đảm bảo rừng có lớp cây kế cận tham gia vào tầng tán chính của rừng trong tương lai.

- Tổ thành loài cây tái sinh cũng cho thấy, cây tái sinh trong các trạng thái rừng cũng chủ yếu là các loài Trâm núi, Nanh chuột, Ràng ràng mít, Thau lĩnh, Xoan đào, Cách hoa, Nanh chuột, … Nên cũng cần có biện pháp xúc tiến tái sinh để các loài cây có có trị như Xoan đào, Ràng ràng mít, Trâm núi sinh trưởng, phát triển tốt và có cơ hội để tham gia tầng cây cao.

- Đối với kiểu phân bố của tầng cây tái sinh trong các trạng thái rừng IIB và IIIA3 chủ yếu là kiểu phân bố cụm, điều này không tốt trong phân bố không gian dinh dưỡng của cây rừng, vì thế trong quá trình quản lý cần điều chỉnh kiểu phân bố cây tái sinh bằng cách loại bỏ dần một số cây ít giá trị có phân bố cụm, đồng thời trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị trong các khu có ít cây tái sinh nhằm tăng tính bền vững sinh thái và chức năng phòng hộ ở cả ba trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số kết luận sau:

- Rừng tự nhiên phục hồi trong khu vực nghiên cứu thuộc trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình. Mật độ tầng cây cao của các trạng thái rừng phục hồi đạt từ 811-955 cây/ha, sinh trưởng về đường kính từ 12,4-19,5 cm; chiều cao từ 9,8-12,4 m; tiết diện ngang từ 13,1-18,8 m2/ha và trữ lượng đạt từ 74,4- 130,8 m3/ha.

- Số loài cây gỗ lớn xuất hiện trong các ô tiêu chuẩn dao động từ 31-45 loài. Xét theo trạng thái rừng IIB có 61-62 loài cây gỗ lớn xuất hiện và trạng thái IIIA3 có 57 loài, trong đó tùy theo các trạng thái rừng có 4-9 loài ưu thế tham gia vào các công thức tổ thành.

- Các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở khu vực nghiên cứu đã hình thành 6 ưu hợp khác nhau, trong đó trạng thái IIB có 1-2 ưu hợp, mỗi ưu hợp có 5 -9 loài và trạng thái IIIA3 có 3 ưu hợp, mỗi ưu hợp có 6-7 loài.

- Với độ tin cậy 95% thì có thể kết luận rằng phân bố N/D1.3 của đa số các ô tiêu chuẩn trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở khu vực nghiên cứu tuân theo phân bố khoảng cách. Phân bố N/D1.3 tầng cây cao đều giảm liên tục ở các cỡ kính liền kề. Số cây gỗ hiện có của các trạng thái rừng này đang tập trung chủ yếu ở các cỡ kính nhỏ hơn 18 cm và đa số có dạng phân bố cụm.

- Đối với phân bố của tầng cây cao chủ yếu có kiểu phân bố cụm là kết quả của quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Chỉ một số ô ở trạng thái IIB có kiểu phân bố ngẫu nhiên và phân bố cách đều. Còn ở trạng thái IIIA3 chủ yếu là kiểu phân bố cụm.

- Khả năng tái sinh của lớp cây tái sinh trong các trạng thái rừng phục hồi ở khu vực nghiên cứu là tương đối tốt. Mật độ cây tái sinh trong các trạng

thái rừng dao động từ 5.845-7.700 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng khá cao (43,0-67,5%).

- Số lượng loài cây tham gia công thức tổ thành của tầng cây tái sinh có sự biến động tương đối lớn giữa các ô tiêu chuẩn và các trạng thái rừng, từ 3- 15 loài, trong đó trạng thái IIB có 6-7 loài và trạng thái IIIA3 cũng có 7 loài.

Kiểu phân bố cây rừng trên mặt đất của lớp cây tái sinh trong tất cả các ô tiêu chuẩn của các trạng thái rừng đều theo kiểu phân bố cụm.

2. Tồn tại

Do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nên đề tài vẫn còn những tồn tại sau:

- Chỉ nghiên cứu ở rừng rự nhiên do cộng đồng ở xã Khăm Xòe thuộc huyện Mai Châu quản lý mà chưa có điều kiện nghiên cứu các trạng thái rừng phục hồi ở các huyện khác trong tỉnh Hòa Bình.

- Mới chỉ tập trung mô tả chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích tính chất lý, hóa của đất.

- Số lượng OTC cho mỗi địa điểm nghiên cứu chưa nhiều nên có thể chưa phản ảnh hết các đặc điểm của lâm phần.

3. Khuyến nghị

Từ các kết quả rút ra được từ nghiên cứu trên, để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu cần tác động biện pháp lâm sinh thông qua việc điều tiết tổ thành loài và kiểu phân bố rừng cho cả tầng cây cao và cây tái sinh nhằm tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tối ưu. Cụ thể:

- Đối với tầng cây cao, những cây sâu bệnh, cong queo ít có khả năng sinh trưởng và phát triển nên tiến hành chặt tỉa thưa chọn lọc để tạo không gian dinh dưỡng và dần đưa trạng thái rừng này về kiểu phân bố cách đều thay vì kiểu phân bố cụm như hiện tại.

- Đối với tầng cây tái sinh thì nên luỗng phát và điều tiết cây phi mục đích ở các chỗ phân bố cụm để tạo điều kiện tốt nhất cho cây mục đích còn lại sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời tiến hành trồng bổ sung đối với những nơi ít có cây tái sinh phân bố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Baur. G.N (1964), Cơ sở sinh thái học của rừng mưa nhiệt đới, Vương TấnNhị dịch, NXB KHKT, Hà Nội.

2. Bộ NN&PTNT (2017), Quyết định 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016.

3.Catinot.R (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi(Vương Tấn Nhị dịch). Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

4. Catinot.R (1978), Sử dụng trọn vẹn các rừng nhiệt đới có được hay không(Vương Tấn Nhị dịch), Tài liệu Khoa Học Lâm Nghiệp, Viện Nghiên Cứu Lâm nghiệp.

5. Nguyễn Duy Chuyên (1996), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trần Văn Con (1992), Ứng dụng mô phỏng toán trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên, Tạp chí Lâm nghiệp.

7. Bùi Đoàn (2001), Nhóm sinh thái trong rừng lá rộng thường xanh Kon Hà NừngNghiên cứu rừng tự nhiên, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. E.P.Odum (1978) Cơ sở sinh thái học, Tập 1.Nxb Đại học và THCN, Hà Nội. 8.Phạm Hoàng Độ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh.

9. Bảo Huy (1993) Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá- rụng lá ưu thế bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) làm cơ sở để đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác-nuôi dưỡng ở Đăk Lawk-Tây Nguyên, Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 10. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt nam. Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.

11.Đinh Hữu Khánh (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định và phân loại đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng ở một số tỉnh Nam Trung Bộ, Luận án Tiến Sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

12.Ngô Kim Khôi (1999), Ứng dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu tái sinh rừng, Tạp chí Lâm Nghiệp.

13.Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14.Nguyễn Ngọc Lung (1983), Những cơ sở để xây dựng quy trình khai thác gỗ hợp lý, Tạp chí Lâm nghiệp,

15.Nguyễn Ngọc Lung (1983) Tình trạng rừng gỗ lớn và yêu cầu bổ sung sửa đổi quy trình khai thác gỗ. Tạp chí Lâm nghiệp.

16.Nguyễn Ngọc Lung (1987), Bàn về lý thuyết chủ động điều khiển mật độ rừng theo chỉ tiêu điều chế, Tạp chí Lâm nghiệp.

17.Nguyễn Ngọc Lung (1989), Điều tra rừng thông Pinus kesiya Việt Nam, làm cơ sở tổ chức kinh doanh, Bản dịch tiếng Việt tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học, Học viện Kỹ thuật Lâm Nghiệp Leningrad,

18. Nguyễn Ngọc Lung (1991), Về phục hồi rừng ở Việt Nam, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp,

19. Vũ Văn Nhâm (1992), Nghiên cứu về cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên vùng Đông Bắc,Tin KHKT và kinh tế Lâm nghiệp,

20.Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam.Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

21.Trần Ngũ Phương (1998), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam.Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.

22.Trần Ngũ Phương (1999), Bàn về rừng nhiều tầng ở nước ta, Tạp chí LN. 23.Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001), Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng-Gia Lai”.Nghiên cứu rừng tự nhiên. Nxb Thống kê, Hà Nội.

24.Nguyễn Hồng Quân (1984), Kết hợp chặt chẽ khai thác với tái sinh nuôi dưỡng rừng,Tạp chí Lâm nghiệp.

25. Lê Sáu (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên. Luận án PTS Khoa học NN, Trường Đại học Lâm nghiệp.

26. Phạm Đình Tam (2001), Khả năng tái sinh phục hồi rừng sau khai thác tại Kon Hà Nừng,Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa ở Đồng Nai nhằm đề xuất phương thức khai thác-tái sinh và nuôi dưỡng rừng. Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

28. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả phương thức khai thác chọn tại lâm trường Hương Sơn-Hà Tĩnh giai đoạn 1960-1990. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

29. Nguyễn Vạn Thường (1991), Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam. Một số công trình 30 năm điều tra quy hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.

30. Nguyễn Thanh Tiến, 2010, Cấu trúc rừng tự nhiên và cấu trúc rừng IIB Việt Nam. Chuyên đề Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

31. Ngô Văn Trai (1995), Tái sinh rừng và các biện pháp lâm sinh phục hồi rừng, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Bộ Lâm nghiệp.

32. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Trương (1973), Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng gỗ hỗn loài”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

35. Tuomela.K, Kuusipalo.J, Adjers. G (1995), Sinh trưởng của cây con họ Dầu trong các ô trống nhân tạo, Thí nghiệm trong rừng đã qua khai thác ở

nam Kalimantan-Indonesia, Nguyễn Văn Độ dịch, Thông tin khoa học Lâm nghiệp nước ngoài-Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (số 1+2/1995).

35. Nguyễn Hải Tuất (1991), Thử nghiệm một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm nghiệp,

36. Nguyễn Hải Tuất (1990), Quá trình Pát xông và ứng dụng trong nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng. Thông tin khoa học kỹ thuật. Trường Đại học Lâm nghiệp.

37. Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1994), Ứng dụng các phương pháp của trắc sinh học (Biometry) trong Lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu khoa học 1990-1999, Trường Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 38. Trần Cẩm Tú (1999), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác làm cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý lâm sinh trong điều chế rừng ở Hương Sơn-Hà Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp.

39. Ngô Út, 2010, Nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng rừng non phục hồi làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp chuyển hóa thành rừng có giá trị kinh tế, vùng Đông Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội.

40. Viện Điều tra quy hoạch rừng (2006), Chương trình Điều tra đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 2001-2005. Báo cáo tổng hợp kết quả.

41. Viện Điều tra quy hoạch rừng (2005), Nghiên cứu đặc điểm rừng phục hồi trên toàn quốc. Báo cáo chuyên đề trong Chương trình Điều tra đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 2001-2005.

42. Plaudy.J, Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch- Tổng luận chuyên đề, số 8- 1987, Bộ Lâm Nghiệp.

43. Richards P.W. (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch). Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

44. Richards P.W (1952) Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch, NXB KHKT, Hà Nội.

45. Arturo Gomez-Pompa, Timothy Charles Whitmore and Malcolm Hedley (1991), Rain Forest Regenration and Management, Man and the Biosphere Series-Volume 6.

46. Jeffrey S.Ward, Thomas E. Worthley (2008), A guide for Forest Owners, Harvesting Practictioners and Public Officials, Forest Regeneration Handbook.

47. Joost E. Duivenvoorden (1995), Plant Ecology, Volume 120, number 2/October, 1995. Publisher: Springer Netherlands.

48. Laura Kppenbach (2001), The structure of a forest, Animals/wildlife Newsletter.

49. Maryl. Duryea (1981), Forest Regenertion Methods: Natural Regenertion Direct seeding and Planting, The Managed Slash Pine Ecosystem,

50. Patrick C.Dugan, Patrick B.Durst, David J.Ganz and Philip J.McKenzie (2003), Advancing assisted natural regeneration in Asia and the Pacific, Food and Agriculture Organization of the United Nations Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok.

51. Hoang Van Sam, Pieter Baas, P.J.A Kessler (2008), “Uses and conservation of plant species in a national park- A case study of Ben En, Vietnam”. Economic Botany. November 2008.

Trang web

52. http://sv.wikipedia.org/ 53. http://www.botanyvn.com/

Phụ lục 1: Các chỉ tiêu sinh trƣởng của 3 trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu

OTC

D13

n mean var sd se min max s% range

IIB 211 13,35 35,52 5,96 0,41 5,79 32,88 44,64 27,09 226 12,54 43,04 6,56 0,44 5,83 34,47 52,31 28,64 279 12,66 42,55 6,52 0,39 5,83 41,57 51,5 35,74 IIIA1 195 15,76 69,15 8,32 0,6 5,79 42,84 52,79 37,05 224 14,12 45,55 6,75 0,45 5,86 42,27 47,8 36,41 256 13,72 55,44 7,45 0,47 6,11 52,04 54,3 45,93 IIA 169 13,24 44,93 6,7 0,52 5,86 50,99 50,6 45,13 216 12,98 37,16 6,1 0,42 5,89 35,91 47 30,02 223 12,49 40,85 6,39 0,43 6,11 41,48 51,16 35,37

Hvn

n mean var sd se min max s% range

209 10,54 12,09 3,48 0,24 4,6 18,6 33,02 14 226 10,04 14,71 3,84 0,26 4,2 21,3 38,25 17,1 275 9,14 11,76 3,43 0,21 1,9 19,4 37,53 17,5 195 12,74 19,03 4,36 0,31 4,6 24,3 34,22 19,7 222 12,2 19,89 4,46 0,3 2,2 45,7 36,56 43,5 256 12,18 15,58 3,95 0,25 4,2 21,8 32,43 17,6 169 9,63 11,16 3,34 0,26 4,2 18,4 34,68 14,2 216 10,24 11,84 3,44 0,23 2,1 19,4 33,59 17,3 222 9,69 15,1 3,89 0,26 3,4 21,8 40,14 18,4 Dt

n mean var sd se min max s% range

208 3,3 2,04 1,43 0,1 1,2 9,2 43,33 8 224 3,07 1,62 1,27 0,08 1,2 8,4 41,37 7,2 272 2,97 1,12 1,06 0,06 1,2 7,2 35,69 6 194 3,98 3,37 1,84 0,13 1,4 10,8 46,23 9,4 213 3,76 2,64 1,63 0,11 1,5 11,3 43,35 9,8 251 3,73 3,31 1,82 0,11 1,1 10,4 48,79 9,3 161 3,26 2,04 1,43 0,11 1 10,3 43,87 9,3 207 3,35 1,82 1,35 0,09 1 8,8 40,3 7,8 218 3,17 1,3 1,14 0,08 1,1 7,8 35,96 6,7

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu sinh trƣởng đã đƣợc tính toán của các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 64 - 85)