Cấu trúc tầng thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 48)

Quy luật cấu trúc tầng thứ của tầng cây cao thể hiện sự sắp xếp các thành phần cây phân bố theo không gian thẳng đứng của lâm phần. Sự sắp xếp này nhằm giúp các loài tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng đặc biệt là nhân tố ánh sáng. Sự phân bố theo tầng thứ cũng phần nào phản ánh đặc điểm sinh thái của loài. Những loài cây ưa sáng thường chiếm ưu thế trong tầng

vượt tán hoặc tầng tán chính, trong khi đó những loài chịu bóng hoặc ưa bóng trong giai đoạn đầu lại có xu hướng phân bố ở tầng dưới tán. Nắm rõ được quy luật này, các nhà trồng rừng có thể xác định được cần hay không cần phải trồng cây phù trợ che bóng cho cây trồng chính, nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của mô hình trồng rừng. Ngoài ra, khi nắm rõ quy luật phân bố của loài theo tầng thứ cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như chặt tỉa thưa tầng trên, chặt tầng dưới hoặc gieo giống,…..nhằm tạo điều kiện cho cây mục đích phát triển hoặc tăng cường khả năng tái sinh.

Kết quả xác định tầng thứ của tầng cây cao rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 3.4: Phân bố cấu trúc tầng cây cao của các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu

Trạng thái rừng Vị trí tầng Số cây/ha Tỷ lệ % Hvn(m) Hdc(m) Dt(m) IIB (khu 1) 2 57 7,29 17,7 10,7 5,6 3 724 92,71 9,95 6,8 3,2 IIB (khu 2) 2 81 8,64 16,9 10,1 5,5 3 856 91,36 9,95 7,2 3,05 IIIA3 1 65 7,42 20,6 14,1 6,9 2 340 38,81 15,3 10,6 4,5 3 471 53,77 9,3 8,7 2,8

Trong đó: 1: Tầng vượt tán, 2: Tầng tán chính, 3: Tầng dưới tán

-Tầng vượt tán: Đây là tầng có chiều cao lơn hơn chiều cao trung bình của lâm phần, gồm những loài cây ưa sáng, mọc nhanh, sinh trưởng vượt hẳn lên trên tán chính của rừng để đón được nhiều ánh sáng nhất. Tầng cây cao này có chiều cao 20,6 m chỉ có ở trạng thái IIIA3. Đối với trạng thái rừng sau khai thác kiệt IIB chưa hình thành tầng vượt tán do những rừng này đang trong quá trình phục hồi, do vậy chúng chưa có cấu trúc ổn định của một khu rừng hoàn chỉnh với ba tầng rõ ràng.

-Tầng tán chính: Đây là tầng cây có chiều cao nằm trong khoảng chiều cao trung bình của lâm phần, tạo thành dải liên tục. Tầng cây này có chiều cao dao động từ 15,3- 17,7 m. Trong đó trạng thái IIB (khu vực 1) có chỉ số chiều cao cao nhất là 17,7 m và tỷ lệ cây ở tầng tán chính trong trạng thái chiếm khoảng 7,29%. Tiếp đến là trạng thái IIB (khu vực 2) có chiều cao 16,9 m và tỷ lệ số cây trong trạng thái chiếm 8,64%. Cuối cùng là trạng thái IIIA3 có chỉ số chiều cao và tỷ lệ số cây ở trạng thái này có chiều cao thấp nhất đạt 15,3m nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất 38,81%. Điều này có thể hiểu là trong quá trình phục hồi đối với trạng thái IIB chưa có nhiều cây tham gia vào tầng tán chính chỉ có trạng thái IIIA3 là chiếm tỷ lệ cao và đã mang dáng dấp của một khu rừng hoàn chỉnh với cấu trúc 3 tầng rõ ràng.

-Tầng dưới tán: Là những cây có chiều cao thấp hơn khoảng chiều cao trung bình của lâm phần thường là những cây chịu bóng chiếm ưu thế. Tầng tán này có chiều cao dao động từ 9,3 – 9,95 m và đạt giá trị trạng thái IIB (khu vực 1) đạt 9,95 m cuối cùng là trạng thái IIIA3 có chiều cao thấp nhất đạt 9,3 m tỷ lệ cây dưới tán ở các trạng thái lại có sự khác nhau tương đối. Ở trạng thái IIB (khu vực 2) đạt giá trị 91,36% tỷ lệ cây tầng dưới thấp nhất là trạng thái IIIA3 đạt 53,77%. Điều này phản ánh đúng quá trình đang phục hồi và hình thành rừng của trạng thái IIB còn trạng thái IIIA3 là trạng thái rừng sau khai thác chọn và vẫn có cấu trúc của một khu rừng hoàn chỉnh.

Từ nhận xét trên, ta thấy trong các trạng thái rừng thì cây dưới tán chiếm tỷ lệ cao nhất đặc biệt như ở trạng thái IIB (khu vực 2) là 91,36 % có tỷ lệ thấp nhất trạng thái IIIA3 là 53,77%. Theo đó chúng ta cần thực hiện các biện pháp lâm sinh cần thiết để tạo điều kiện cho cây dưới tán phát triển để tham gia vào tầng tán chính. Đây cũng là biểu hiện của những cánh rừng đang phục hồi chưa ổn định về mặt cấu trúc. Đối với những khu rừng phát triển ổn định thì tỷ lệ cây ở tầng tán chính thường chiếm tỷ lệ cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 48)