Phân bố N/D1.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 54)

Từ số liệu thực tế, qua xử lý ta thu được kết quả nắn phân bố số cây theo cỡ đường kính N/D1.3 của tầng cây cao ở các ô tiêu chuẩn thuộc các trạng thái rừng ( IIB khu vực 2, IIIA3) theo phân bố khoảng cách và phân bố Meyer được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3.5: Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 của các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu.

Trạng

thái Phân bố khoảng cách Phân bố Meyer

OTC γ α Kết luận α β Kết luận IIB (khu 1) OTC 7 0,461 0,491 6,3 7,8 KC+ 243,990 0,150 11,7 6,0 Me- OTC 8 0,433 0,451 10,1 7,8 KC - 266,758 0,135 8,8 9,5 Me + OTC 9 0,498 0,449 3,2 7,8 KC+ 459,845 0,179 12,0 6,0 Me - IIB 0,465 0,462 10,7 11,1 KC+ 947,731 0,155 18,2 11,1 Me - IIB OTC1 0,357 0,418 4,1 7,8 KC+ 184,842 0,107 6,4 9,5 Me +

(khu 2) OTC2 0,500 0,485 2,8 9,5 KC+ 446,745 0,180 21,9 7,8 Me - OTC3 0,480 0,469 12,1 9,5 KC - 478,788 0,167 25,0 7,8 Me - IIB 0,449 0,457 18,5 11,1 KC - 992,58 0,147 20,9 11,1 Me - IIIA3 OTC4 0,316 0,561 11,5 11,1 KC - 132,247 0,095 9,0 11,1 Me + OTC5 0,291 0,443 4,7 9,5 KC+ 159,662 0,095 21,9 12,6 Me - OCT6 0,445 0,523 6,8 9,5 KC+ 356,283 0,148 18,7 9,5 Me - IIIA3 0,375 0,511 12,6 12,6 KC+ 583,016 0,110 12,4 14,1 Me +

Trong đó: KC+: tuân theo phân bố khoảng cách; KC -: không tuân theo phân bố khoảng cách. Me-: không tuân theo phân bố Meyer; Me +: tuân theo

phân bố Meyer.

Từ số liệu bảng 3.5 ta thấy, với độ tin cậy 95% thì có thể kết luận rằng phân bố N/D1.3 của đa số các ô tiêu chuẩn trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở khu vực nghiên cứu tuân theo phân bố Khoảng cách, vì 8/12 ô tiêu chuẩn (nghĩa là chiếm khoảng 66,7% tổng số ô điều tra) có < (KC). Ngược lại, đối với phân bố Meyer, chỉ có 4/12 ô tiêu chuẩn ( chiếm 33,3% tổng số ô điều tra) > (Me), còn lại 8/12 ô tiêu chuẩn cho kết quả Me-. Điều này cho thấy sử dụng phân bố Khoảng cách mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D1.3 của tầng cây gỗ lớn trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình phù hợp hơn so với phân bố theo hàm Meyer.

Nhìn chung, phân bố N/D1.3 tầng cây cao của trạng thái rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu đều giảm liên tục ở các cỡ kính liền kề, số cây gỗ

hiện có của các trạng thái rừng này đang tập trung chủ yếu ở các cỡ kính nhỏ hơn 18 cm, ở các cỡ kính trên 34 cm thì số lượng cây còn lại giảm mạnh, chỉ còn 1-4 cây/cỡ. Điều này chứng tỏ rừng ở khu vực nghiên cứu trước đây đã bị tác động mạnh, các cây gỗ lớn đã bị khai thác và rừng đang trong giai đoạn phục hồi (vì đa số là các cây gỗ ở các cỡ kính nhỏ).

Hình 3.7: Biểu đồ phân bố N/D1.3 theo hàm Meyer cách trạng thái tại khu vực nghiên cứu

IIB( kv1) vực 1

Phân bố N/Hvn

Quy luật phân bố N/Hvn phản ánh mối quan hệ giữa các tầng thứ trong rừng, mức độ thích nghi của một số loài cây ưa sáng và chịu bóng hoặc là chỉ tiêu biểu thị cấu trúc hình thái theo chiều thẳng đứng của lâm phần. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn của đất. Rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quần thụ cây rừng khác nhau về đặc tính sinh thái, về khả năng sinh trưởng, về mức độ thành thục. Cấu trúc rừng còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng…. Do chiều cao còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khối rừng và tình hình tái sinh nên việc nghiên cứu quy luật phân bố N/Hvn từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tác động phù hợp vào rừng vô cùng cần thiết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn cho 2 trạng thái rừng tự nhiên là IIB, IIIA3 ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Cho thấy.

Phân bố N/Hvn ở cả 3 trạng thái đều nhọn hơn so với phân bố chuẩn (Ex<0). Đường cong phân bố của N/Hvn lệch trái so với giá trị trung bình quần thể (Sx>0).

Kết quả tính toán cấp cự li 2m cho thấy: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao có sự khác nhau giữa 3 trạng thái. Trạng thái IIB có sự phân bố số cây tương đồng nhau, các cây tập trung ở cỡ chiều cao 8m là chủ yếu, các cây ở cỡ chiều cao Hvn>20 m rất ít. Tại trạng thái IIIA3, các cây tập trung theo hai nhóm chiều cao, nhóm thứ nhất có chiều cao từ 8-12 m và nhóm thứ hai từ 16-18 m. Phân bố N/Hvn của các trạng thái được thể hiện qua hình 3.8.

Hình 3.8: Phân bố thực nghiệm phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn)

Hình 3.8 cho thấy: Các trạng thái IIB có phân bố dạng giảm hình chữ J với nhiều đỉnh phụ tại các cỡ chiều cao lớn; Trạng thái IIIA3 có dạng đối xứng gần phân bố chuẩn với nhiều đỉnh phụ. Từ kết quả này, đề tài tiến hành sử dụng hàm khoảng cách để mô tả cho những phân bố có dạng hình chữ J và phân bố Weibull cho phân bố còn lại. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6.

`

IIB (kv1) IIB (kv2) IIIA3

Bảng 3.6: Kiểm tra luật phân bố N/Hvn của hai trạng thái rừng tự nhiên Trạng thái Dạng phân bố thực nghiệm Dạng phân bố lý thuyết χ 2 T χ2 05 Kết luận

IIB (khu 1) Dạng chữ J Hàm khoảng cách 79,4 12,59 Ho- IIB (khu 2) Dạng chữ J Hàm khoảng cách 54,01 12,59 Ho- IIIA3 Dạng đối xứng Hàm Weibull 70,7 15,5 Ho-

Từ kết quả ở bảng 3.6 cho thấy 3 trạng thái rừng nghiên cứu có phân bố lý thuyết không phù hợp với phân bố thực nghiệm mặc dù đã được mô phỏng bằng hàm lý thuyết thích hợp. Điều đó đã phản ánh lên một thực trạng của rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu, đều đã chịu sự tác động liên tục qua nhiều năm, bởi nạn khai thác gỗ không hợp lý, lấy củi…. ở các mức độ khác nhau, tính quy luật khách quan vốn có của hệ sinh thái rừng đã không còn nguyên vẹn. Vì thế, việc tìm ra hàm toán học để mô phỏng cấu trúc rừng lại càng phức tạp hơn.

Hình 3.9: Phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm N/Hvn

IIB (kv1)

IIB (kv2) IIIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)