Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 41 - 42)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm xã hội

3.2.1. Dân số, lao động

Huyện Thu La Khôm có 15 bản và 1 thị trấn trung tâm, dân số năm 2012 là 61300 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1.86%. Mật độ dân số trung bình 164 người/km2. Dân số có các đặc điểm là tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao.

Lao động trong độ tuổi có khoảng trên 34540 người, chiếm 57.8% dân số toàn huyện trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo 15%. Chất lượng lao động đã được nâng cao đáng kể song nhìn chung còn thấp. Nguồn lao động khá dồi dào, song phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

3.2.2. Đặc điểm kinh tế

- Tốc độ phát tiển kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2005-2010 khá cao bình quân khoảng 19.15%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 ước đạt khoảng 3.2 triệu kíp (Tương đương khoảng 9 triệu đồng) tăng 2.16 lần so với năm 2005.

- Cơ cấu các nghành kinh tế: Trong 5 năm qua kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Giá trị nông lâm nghiệp năm 2010 đạt 74.21 tỉ kíp, tỉ trọng giảm từ 42.07% năm 2005 xuống còn 33.85% năm 2010. Giá trị công nghiệp xây dựng 72.58 tỉ kíp, tỉ trọng tăng từ 29.59% năm 2005 lên 33.65% năm 2010. Thương mại dịch vụ tăng bình quân 28.83%, tỉ trọng tăng từ 28.34% năm 2005 lên 32.5% năm 2010.

3.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Hệ thống đường giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều dài 76 km, bao gồm: 42 km đưởng tỉnh lộ (đường cấp V miền núi, được trải nhựa 100%. Tuyến đường này nối liền Thủ đô Viên Chăn với thị trấn trung tâm của huyện), 34 km đường huyện (đường nối mạng lưới giao thông của huyện tới các trụ sở, trung tâm xã và liên xã có tổng chiều dài, 20 km đường chuyên dùng) đường của các công trình thuỷ điện nằm trên khu vực của huyện.

3.2.3.3. Năng lượng

Mạng lưới điện của Thu La Khôm đang phát triển, hầu hết các bản trong huyện đã có điện lưới quốc gia. Một số nhà máy thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ đang được xây dựng trên địa bàn các huyện.

3.2.4. Thực trạng phát triển của hệ thống hạ tầng xã hội

3.2.4.1.Giáo dục - đào tạo

Hệ thống giáo dục - đào tạo của huyện có nhiều thay đổi trong những năm qua, mạng lưới trường lớp được củng cố, đội ngũ giáo viên đang dần được chuẩn hoá, với tổng số giáo viên các cấp là 394 người, trong đó, giáo viên mầm non là 100 giáo viên, giáo viên tiểu học 118 người, giáo viên trung học cơ sở 54 người và giáo viên trung học phổ thông 79 người. Đến nay, toàn huyện có 504 trường gồm: 7 trường Mầm non, 22 trường Tiểu học, 18 Trung học cơ sở và trường PTCS, 02 trường trung học Phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng số 73 lớp, 1760 học sinh.

3.2.4.2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong những năm qua công tác y tế đã được quan tâm, tăng cường củng cố tuyến y tế cơ sở và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đến năm 2009, toàn huyện có 4 cơ sở y tế với 20 giường bệnh. Chất lượng cán bộ y tế, đặc biệt là các cấp địa phương đã được nâng lên rõ rệt.

Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đến nay 100% xã, thị trấn có trạm y tế, 37.5% xã có bác sĩ, 100% bản có nhân viên y tế. Công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh, kịp thời khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh, triển khai hiệu quả các trương trình y tế quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 41 - 42)