Biến động và đặc điểm dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 79 - 82)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thủy văn ở lưu vực Năm Măng

4.3.3. Biến động và đặc điểm dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu

4.3.3.1. Biến động dòng chảy trong năm tại các lưu vực nghiên cứu

Biến động dòng chảy năm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đặc điểm của dòng chảy. Thông qua nghiên cứu biến động dòng chảy năm của lưu vực, người ta có thể biết được quãng thời gian nào có khả năng xuất hiện lũ,

lụt và hạn hán, từ đó đề ra được các biện pháp phòng tránh và ứng phó để giảm thiệt hại cho con người. Sự biến động dòng chảy tại các lưu vực trong năm cũng cho thấy khả năng điều hòa dòng chảy của thảm thực vật trên lưu vực đó. Biến động dòng chảy năm tại các lưu vực nghiên cứu được thống kê tại bảng 4.14.

Bảng 4.14: Phân bố lưu lượng dòng chảy trong năm tại lưu vực nghiên cứu

Đơn vị tính: m3/s

Lưu lượng dòng chảy các tháng trong năm của các lưu vực TB năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

3.3 2.6 3.2 4.0 11.1 10.6 10.9 32.6 37.8 25.6 13.3 7.1 13.6 Kết quả phân tích số liệu quan trắc lưu lượng dòng chảy cho thấy đường biểu diễn lưu lượng dòng chảy có hình dạng của những đường răng cưa có đỉnh nhọn. Điều này chứng tỏ thời gian hình thành đỉnh lũ thường nhanh.

4.3.3.2. Đặc điểm dòng chảy trong năm tại lưu vực nghiên cứu

Các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu các năm 2009 - 2013 được thống kê vào bảng 4.15.

Bảng 4.15: Bảng thống kê đặc điểm dòng chảy của lưu vực nghiên cứu

TT Năm Pt (mm) Qt (triệu m3) Fin (m3/giờ) Fde (m3/giờ) Lt (giờ) FCV (%) 4 2009 1653.0 427.63 1.03 1.04 17.55 103.17 5 2010 1542.2 428.51 1.06 1.04 17.17 102.68 6 2011 1753.8 486.67 1.14 1.08 17.71 104.80 7 2012 1255.1 367.50 4.64 3.27 16.93 104.12 8 2013 1479.5 416.22 0.79 0.35 17.17 102.56

Trong đó:

P là tổng lượng mưa (mm); Qt là tổng lưu lượng dòng chảy (triệu m3) Fin là hệ số tăng lũ trung bình (m3/giờ), tính theo công thức (3-8) Fde là hệ số giảm lũ (m3/giờ), tính theo công thức (3-9)

Lt là thời gian trễ lũ (giờ), tính theo công thức (3-10)

FCV là hệ số biến động dòng chảy (%), tính theo công thức (3-7) - Tổng lưu lượng dòng chảy của lưu vực (Qt): tổng lưu lượng dòng

chảy của lưu vực chính là sản lượng nước của lưu vực, chỉ số này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý nguồn nước, đặc biệt là đối với các nhà máy thủy điện, ngành nông nghiệp, vận tải thủy và dự báo lũ lụt ….v.v. Tổng lưu lượng dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu là rất khác nhau, biến động từ 367.50 triệu m3/năm (năm 2012) đến 486.667 triệu m3/năm (năm 2011). Sự khác nhau về tổng lưu lượng dòng chảy của các lưu vực chủ yếu do lượng mưa hàng năm của khu vực nghiên cứu.

- Hệ số tăng lũ trung bình (Fin): là hệ số phản ánh tốc độ tăng lưu lượng

dòng chảy sau mưa, bắt đầu từ khi mưa đến khi dòng chảy đạt giá trị lớn nhất (m3/giờ). Hệ số tăng lũ lớn thì khả năng hình thành lũ sau mưa là nhanh, điều này bất lợi cho các hoạt động của con người và cả hệ sinh thái trên lưu vực và ngược lại.

- Hệ số giảm lũ trung bình (Fde): là hệ số phản ánh khả năng lưu giữ

nước của lưu vực, được tính bằng tốc độ giảm dòng chảy từ đỉnh lũ đến lúc dòng chảy đạt giá trị thấp nhất (m3/giờ).

- Thời gian trễ lũ (Lt): là khoảng thời gian (tính theo giờ) tính từ giữa

trận mưa đến đỉnh lũ. Thời gian trễ lũ lớn tức là thời gian để dòng nước đạt cực đại chậm và điều này tốt đối với đời sống kinh tế - xã hội của con người và ngược lại.

- Hệ số biến động dòng chảy (FCV): FCV thể hiện mức độ biến động của dòng chảy so với giá trị trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 79 - 82)