Đặc điểm kinh tế xã hội vùng hồ Năm Măng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 48 - 50)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cơ bản lưu vực Năm Măng

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng hồ Năm Măng

Vùng phòng hộ ven hồ thuỷ điện tỉnh Năm Măng có khoảng 4.500 người, trong đó 91,5% là người dân tộc thiểu (Thái, Kinh, H’Mông) sống chủ yếu nhờ vào canh tác nương rẫy và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng.

Khi bắt đầu dự án xây dựng hồ thủy điện Năm Măng 3, chính phủ đã tiến hành di chuyển dân, cộng đồng làng, bản cũ bị phá vỡ, cơ sở hạ tầng bị chìm

ngập, những thửa ruộng màu mỡ không còn nữa. Nền văn minh lúa nước và kinh tế vườn mất vị trí, chăn nuôi cũng bị giảm sút nghiêm trọng vì không còn nhu cầu sức kéo, vì bị hạn, thiếu nước, mất nguồn cung cấp cỏ. Các hoạt động nương rẫy từ ít phổ biến, từ "hoạt động phụ" có vai trò quan trọng hẳn lên. Để đảm bảo giải quyết lương thực tại chỗ, trong điều kiện nghèo khó, và lạc hậu, những vùng đất dốc "rất xung yếu" trước đây được sử dụng làm đất rừng tự nhiên, nay trở thành nương sắn, ngô, lúa. Có những nương dốc đến 30 - 350, thậm chí đến 500. Đất nhanh chóng thoái hoá, rừng bị tàn phá nhiều hơn để nhường chỗ cho canh tác nông nghiệp.

Như vậy, sự ra đời của hồ chứa nước đã làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp một cách rõ rệt, từ trồng lúa nước thâm canh sang làm nương rẫy quảng canh; từ một nền sản xuất tự cấp tự túc sang khai thác bóc lột tự nhiên. Trước đây, rừng là kho dự trữ lâm sản quí giá, là nhân tố bảo hộ

cho nền sản xuất nông nghiệp của người dân, thì hiện nay nó đang bị tàn phá nặng nề, đang bị thay thế dần bằng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày. Điều đó cho thấy việc xây dựng hồ chứa nước đã làm cho phương thức canh tác ở khu vực này bị tụt hậu một bước.

Nhìn chung, với vị trí trọng yếu mang tầm chiến lược quốc gia của vùng

Hồ thủy điện Năm Măng, mọi kế hoạch sử dụng đất ở vùng này phải dựa trên sơ sở của việc sử dụng các hệ sinh thái rừng. Việc duy trì các hệ sinh thái rừng một cách hợp lý phải luôn được xem là nền tảng cho các loại hình sử dụng đất trên toàn bộ hệ thống kinh tế - sinh thái ở vùng hồ. Nói cách khác, các hoạt động sử dụng đất ở vùng hồ phải có mối liên hệ mật thiết với việc sử dụng tài nguyên rừng theo hướng đa lợi ích để vừa bảo tồn rừng và phát huy chức năng phòng hộ của nó, vừa có thể khai thác lợi dụng rừng nhằm cung cấp nguồn sống cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 48 - 50)