Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cơ bản lưu vực Năm Măng
4.1.1. Đặc điểm lưu vực nghiên cứu
Hồ thủy điện Năm Măng là một trong 3 hệ thống hồ đập trên sông Năm
Măng. Đây là một hồ chứa nước đa lợi ích lớn của tỉnh Viêng Chăn, được xây dựng với mục đích vừa điều tiết nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất điện phục vụ đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế cho khu vực. Đặc điểm của lưu vực được mô tả một cách tổng quan như sau:
- Diện tích lưu vực: Diện tích lưu vực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến đặc điểm dòng chảy. Diện tích lưu vực to hay nhỏ sẽ ảnh tổng lượng nước mưa thu được là nhiều hay ít, khả năng chứa nước của lưu vực là lớn hay nhỏ, do đó diện tích lưu vực ảnh hưởng tới đặc điểm của dòng chảy, nhất là nguy cơ hình thành lũ, lụt. Diện tích lưu vực của hồ Năm Măng được xác định dựa trên nền ảnh vệ tinh và phương pháp khoanh lưu vực bằng phần mềm Arcgis là 53385 ha
- Chu vi lưu vực: Là đường viền bao quanh lưu vực và nó phụ thuộc vào hình dạng của lưu vực. 102.7 km.
- Độ chênh cao và độ chênh cao trung bình: Độ chênh cao trung bình của lưu vực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thế năng và động năng của dòng nước, qua đó ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy và nguy cơ hình thành lũ. Độ chênh cao trung bình của các lưu vực 458,1m.
- Độ dốc: Cùng với độ cao, độ dốc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự vận động của dòng nước trong lưu vực. Độ dốc trung bình của lưu vực trung bình 15.510.
Hình 4.1. Khu vực thủy điện Năm Măng
- Khí hậu: Vùng hồ Năm Măng thuộc khí hậu Tây Nam lào, đó là khô nóng, mưa mùa và tổng lượng nhiệt trong năm dồi dào (trên 75000C). Lượng mưa cả năm khá cao, bình quân là 1900 - 2200 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau, chiếm 15% tổng lượng mưa. Lượng mưa cao và tập trung theo mùa đã làm tăng nguy cơ xói mòn
đất và đặt ra yêu cầu phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ở khu vực này.
Độ ẩm không khí trong năm của khu vực ít biến động, trung bình năm là 85%, độ ẩm không khí bình quân cao vào tháng 8, tháng 9 là 87%, độ ẩm không khí bình quân thấp nhất vào tháng 5, tháng 10 là 82%. Nhìn chung, chế độ ẩm ở vùng hồ Năm Măng thuận lợi cho nhiều loài thực vật sinh trưởng và phát triển tốt để hình thành rừng phòng hộ ổn định và đa tác dụng.
Hình 4.2. Bản đồ huyện Thulakhom và lưu vực vùng hồ Năm Măng
- Thuỷ văn: Trước đây khi chưa ngăn đập mực nước còn ở mức thấp dưới 20 m, nơi đây có những cánh rừng nhiệt đới ẩm với lớp thảm thực vật tốt tươi và đa dạng. Sau khi thực hiện xây dựng đập mực nước hồ đã dâng lên cao khoảng trung bình trong năm khoảng 50 m. Những năm mưa to dòng chảy từ thượng nguồn đổ về, làm mực nước hồ dâng cao đến 80 m. Sự dâng lên của mực nước sông Năm Măng đã hình thành một hồ chứa nước đảm bảo cho nhà máy thủy điện hoạt động và cũng là nơi tích nước, điều tiết nước phòng tránh thiên tai và lũ lụt cho khu vực địa phương.
Tuy nhiên, độ cao mực nước của hồ chứa không cố định theo mùa. Vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhà máy phải tích nước ở cao trình 80 m; vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhà máy phải xả bớt một lượng nước khổng lồ để ngăn chặn lũ ở thượng nguồn, đảm bảo sự an toàn và tuổi
thọ cho công trình thủy điện, nên trong thời gian này mực nước của hồ chứa thường xuyên duy trì ở cao trình 90 m. Sự lên xuống của mực nước hồ theo chu kỳ đã hình thành một vùng đất bán ngập ở vùng ven hồ thuỷ điện thuộc tỉnh Năm Măng có diện tích xấp xỉ 13.000 ha, phân bố ở độ cao bình quân từ 90 120 m.
Hình 4.3. Quan trắc và thu thập số liệu về khí tượng thủy văn khu vực nghiên cứu
- Địa hình - thổ nhưỡng: Độ cao tuyệt đối ở vùng hồ Năm Măng phổ
biến từ 500 - 1000 m. Địa hình vùng hồ mang đặc thù của địa hình núi và cao nguyên, địa hình chia cắt và biến đổi phức tạp. Độ dốc mặt đất phổ biến từ 250 đến 500.
Đất ở vùng ven hồ Năm Măng thuộc loại đất Feralit màu vàng nâu hoặc nâu vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch, đá vôi. Tầng đất từ trung bình đến
dày, hàm lượng mùn của đất rừng tự nhiên khá cao, khoảng 3 - 5% (tầng mặt 0 - 10 cm), còn đất nương rẫy đã bị bạc màu, thoái hoá nghiêm trọng.
Do núi cao dốc đứng, điều kiện địa hình phức tạp, diện tích mặt dốc có độ dốc trên 250 chiếm tới 45% tổng diện tích, mật độ khe suối đạt xấp xỉ 3,0 km/km2, điều kiện địa hình bất lợi, mưa to dữ dội tập trung và thảm thực vật không tốt đã làm tăng nguy cơ suy thoái đất và nước ở vùng hồ Năm Măng.
- Rừng: Độ che phủ hiện tại của rừng ở khu vực không những thấp, xấp xỉ 49% và đang có nguy cơ giảm mạnh do nạn khai thác rừng trái phép và công tác quản lý còn lỏng. Rừng giàu chỉ còn 8.5%, rừng trung bình 16.7%. Còn lại chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng phục hồi và rừng trên núi đá. Tuy nhiên, nếu những loại rừng này được phục hồi bằng các giải pháp phù hợp, như khoanh nuôi bảo vệ và khoanh nuôi kết hợp với xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung thì trong tương lai sẽ hình thành những khu rừng tự nhiên với cấu trúc cầu kỳ phức tạp, vừa có khả năng phòng hộ tốt, vừa là nguồn cung cấp lâm sản, đóng góp vào sự phát triển toàn vẹn vùng hồ Năm Măng.
Vùng hồ nằm trong vùng Tây Bắc, là một trong chín vùng địa lý sinh thái có sự đa dạng cao về thành phần các loài thực vật. Đặc điểm của thực vật vùng hồ phản ánh hệ thực vật của khu hệ bản địa Bắc Lào. Vùng hồ có một số loài thực vật cổ nhiệt đới xuất hiện tuy rất hiếm như sơn tuế đá vôi (Cyas
balance), dây gắm (Gnetum montanum), v.v.