Giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 83 - 88)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn rừng phù hợp với đặc điểm lưu vực Năm Măng

4.4.2. Giải pháp về xã hội

- Nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân địa phương

Nhận thức của người dân về mức độ nguy hại của tình trạng sạt lở đất tại các vùng xung yếu và chức năng bảo vệ môi trường, chống xói lở của rừng phòng hộ là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiện chí ủng hộ việc phục hồi rừng phòng hộ trên các lưu vực của người dân. Trong khi, “rừng phòng hộ”

là một khái niệm còn khá mới nên theo quan điểm tiếp cận có sự tham gia, cộng đồng được “cung cấp thông tin” là nhu cầu tất yếu khách quan cho sự thành công của công tác phục hồi rừng phòng hộ ven bờ. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên, môi trường và vai trò quan trọng của rừng nói chung, rừng phòng hộ nói riêng dưới nhiều hình thức khác nhau như: (1) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ và phát triển rừng cho các tầng lớp nhân dân hay thi đua tổng kết giữa các hộ gia đình sản xuất nông, lâm nghiệp giỏi; (2) Đưa chương trình giáo dục ý thức bảo vệ rừng và môi trường vào công tác giảng dạy trong các trường học tại địa phương; (3) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhằm lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng và môi trường vào trong các cuộc họp hay những buổi sinh hoạt thường kỳ,... Tuy nhiên, trong quá trình đó cũng cần đặc biệt lưu ý yếu tố về giới.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các kỹ năng sản xuất nhằm phát triển kinh tế, đặc biệt là nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là giải pháp rất quan trọng góp phần vào sự thành công của công tác phục hồi rừng phòng hộ ven bờ. Điều đó cần được thể hiện qua việc tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm; đầu tư nghiên cứu; xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp, đi sâu đi sát tìm hiểu nguyện vọng của dân: tăng cường phổ biến kiến thức bằng văn bản, mở các lớp tập huấn tới thôn bản có sự tham gia của nhà khoa học và người dân, trong đó phải lấy người dân làm trung tâm.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương

Một dự án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ năng lực của người cán bộ cơ sở. Vì họ là người gắn bó với dân, thấu hiểu dân nhất. Để thay đổi một tư duy, nhận thức của người dân về sự cần thiết phải phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sông suối tại địa phương - điều mà người ta không hề

nghĩ tới, thì rất cần có người cán bộ am hiểu, năng động. Do vậy, chúng ta nên phải bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, chuyên môn, kiến thức khoa học kỹ thuật cho cán bộ cấp xã, thôn, bản,...

- Điều chỉnh một số chính sách có liên quan tại các địa phương + Chính sách quy hoạch sử dụng đất

Thực tế điều tra cho thấy, phần lưu vực cách xa thủy điện Năm Măng (chiếm tới 70% diện tích lưu vực) đã và đang chưa được chú trọng trong quy hoạch sử dụng đất của hầu hết các địa phương nằm trong vùng lưu vực. Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là các địa phương này cần phải quy hoạch lại để có một diện tích rừng phòng hộ đủ lớn đáp ứng nhu cầu bảo vệ vùng hồ thủy điện Năm Măng.

+ Chính sách phát triển lâm nghiệp

Cho tới nay, phần lớn diện tích rừng, đất rừng của các địa phương đã được giao cho dân. Song công tác quản lý của chính quyền sau khi giao còn rất lỏng lẻo dẫn đến tình trạng, lãng phí tài nguyên, người có đất có rừng thì bỏ hoang còn người thì không có đất để trồng rừng. Để khắc phục tình trạng này, chính quyền các địa phương trên cần phải rà soát và kiểm soát chặt chẽ những diện tích rừng và đất rừng được giao thì mới có thể nâng cao hiệu quả của công tác này. Có thể thực hiện một số giải pháp sau: (1) Thu thuế theo mức tương ứng với các đối tượng rừng, đất rừng được giao và tiền thuế này sẽ dùng vào việc hỗ trợ cây giống, phân cho các hộ trồng rừng. Nếu hộ nào không nộp sẽ bị thu hồi đất, rừng tuỳ theo mức độ; (2) Tuỳ từng loại đối tượng được giao mà theo quy định trong vòng 5 năm hoặc 10 năm nếu diện tích được giao mà vẫn chưa tiến hành sản xuất theo quy định thì sẽ bị thu hồi.

Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi với những tổ chức, cá nhân tham gia tích cực trong phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ rừng của địa phương như: khuyến khích hỗ trợ vốn, kỹ thuật, kiến thức khác để mở rộng các mô hình kinh doanh rừng bền vững; với các doanh nghiệp lâm nghiệp cần có chính sách

ưu đãi về mặt bằng, cơ sở hạ tầng, thuế,... Đồng thời trong quy hoạch rừng phòng hộ ven bờ cần đặc biệt quan tâm tới những hộ gia đình có ruộng, rừng thuộc quy hoạch là rừng phòng hộ ven bờ: các hộ này sẽ được nhận kinh phí đền bù theo quy định của pháp luật và được cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, được hưởng lợi từ mô hình trồng rừng trên đất ruộng của họ theo quy định, được ưu tiên trong công tác khuyến nông, khuyến lâm của địa phương và có thể được giao thêm đất, rừng để sản xuất. Ngoài ra, cần có kế hoạch rà soát các chương trình, dự án đã và đang thực hiện tại địa phương để có kế hoạch quản lý cụ thể với các diện tích trồng rừng dự án, những diện tích còn để hoang. Khi một dự án lâm nghiệp mới xuất hiện thì cần thiết phải có sự hợp lực của ba nhà là nhà nông, nhà nước và nhà khoa học, trong đó nhà nông phải được quyền phổ biến kiến thức, bàn bạc, thực hiện và tham gia quyết định.

+ Chính sách xã hội

Áp dụng các chính sách ưu đãi, khen thưởng với các hộ gia đình, cá nhân tham gia tích cực trong bảo vệ tài nguyên, môi trường tại địa phương

Thu hút vốn đầu tư, phát triển các ngành sản xuất tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

Phát triển thị trường nhằm tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm của địa phương

Tăng cường và triển khai có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên môi trường tại các địa phương

Thực hiện liên kết chặt chẽ với các ban ngành, các tổ chức và đặc biệt là các địa phương lân cận trong việc quản lý tài nguyên, môi trường nói chung và rừng phòng hộ ven bờ sông Cầu nói riêng.

+ Chính sách quản lý tài nguyên, môi trường

Chính quyền địa phương cần phối kết hợp với các bên hữu quan để có chính sách quản lý chặt chẽ và có hiệu quả với các hoạt động khai thác khoáng

sản, các nguồn phát thải trong lưu vực ảnh hưởng tới môi trường. Các hoạt động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường và sâm hại rừng cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc mang tính răn đe như: lập biên bản, phạt nặng hành chính, thu hồi giấy phép hoạt động, tịch thu công cụ khai thác,... Các chủ tàu chỉ được phép khai thác khi có giấy phép của cơ quan chức năng, có cam kết, báo cáo đánh giá tác động môi trường,... Đồng thời chính quyền địa phương cũng cần quy hoạch vùng được phép khai thác, kiểm soát được sản lượng, quy trình khai thác,...

- Củng cố và hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, quy ước thôn bản về xây dựng và bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ ven bờ nói riêng

Thực tế, các tổ chức cộng đồng tại địa phương: Ban lâm nghiệp, địa chính, tín dụng, ban khuyến nông khuyến lâm, phụ nữ, thanh niên,... hoạt động còn rời rạc, chồng chéo nên chưa phát huy được tiềm năng vốn đất, vốn rừng của các địa phương. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức cộng đồng, quy ước thôn bản cần phải được củng cố cả về mặt tổ chức cũng như các quy chế hoạt động. Đặc biệt, rừng phòng hộ ven bờ là một phạm trù còn khá mới lạ với người dân. Do vậy, để công tác phục hồi rừng phòng hộ ven bờ được thành công và duy trì tốt tại địa phương rất cần phải xây dựng một quy ước riêng. Theo đó, nội dung cơ bản của quy ước:

+ Quyền lợi của các hộ: được bảo hộ quyền lợi hợp pháp trong quản lý,

sử dụng đất, rừng thuộc phần diện tích của mình, được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và một số chính sách ưu đãi khác.

+ Trách nhiệm và nghĩa vụ: các hộ phải chấp hành tốt quy định, luật pháp

đề ra, khai thác hưởng lợi các sản phẩm từ mô hình này phải được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền. Có trách nhiệm khai báo những hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về diện tích đất, rừng mình đang quản lý.

+ Ký cam kết: các hộ gia đình phải cam kết chăn thả gia súc đúng nơi quy

định, không xâm hại vào rừng được bảo vệ, không khai thác tài nguyên (lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng,…) trái phép, không xả thải bừa bãi ra môi trường,…

+ Trong quy ước cần có chính sách khen thưởng, xử phạt rõ ràng nhằm

khuyến khích các gia đình thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ ven bờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn rừng cho lưu vực năm măng, tại huyện thu la khôm, tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 83 - 88)