3.2.1. Tài nguyên đất
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chƣa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lƣơng thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
3.2.2. Tài nguyên rừng
Năm 2010, diện tích rừng toàn tỉnh là 627.833,48 ha, tỷ lệ che phủ rừng 49%. Trong đó:
- Rừng phòng hộ là : 191.031,16 ha; - Rừng đặc dụng là : 81.357,00 ha;
- Rừng sản xuất là : 355.445,32 ha
Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm nhƣ: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dƣợc liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có Luồng, Thông nhựa, Mỡ, Bạch Đàn, Phi Lao, Quế, Cao Su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích Luồng lớn nhất trong cả nƣớc với diện tích trên 50.000 ha .
Rừng Thanh Hoá c ng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật nhƣ: hƣơu, nai, hoẵng, vƣợn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Theo kết quả cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, diện tích rừng trồng Quế toàn tỉnh Thanh Hóa là: 1.229,48 ha. Trong đó:
Thuần loài: 93,37 ha Hỗn giao: 1.206,11ha
Trong 27 đơn vị hành chính (thành phố, thị xã và huyện) của tỉnh Thanh Hóa, huyện Thƣờng Xuân đƣợc coi là nơi có diện tích rừng quế lớn hơn cả. Phân bố chủ yếu ở các xã: Xuân Lẹ, Vạn Xuân, Tân Thành, Xuân cao…
Nhìn chung ở các tỉnh cây Quế đều không phải là cây chủ yếu trong danh mục các loài cây trồng nên cây Quế không đƣợc quan tâm và không có kế hoạch để phát triển trên địa bàn. Nhƣ vậy cho đến thời điểm hiện tại diện tích rừng Quế trồng tập trung chỉ còn lại ở huyện Thƣờng Xuân. Các huyện còn lại phần lớn chỉ còn Quế trồng rải rác, với diện tích không lớn. Đây c ng là điều khó khăn khi muốn thành lập các nhà máy, xƣởng chế biến vì không cung cấp đủ nguồn nguyên liệu.
3.2.3. Tài nguyên biển
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lƣợng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho
tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây c ng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nƣớc mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nƣớc mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng nhƣ ngao, sò …
Vùng biển Thanh Hoá có trữ lƣợng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
3.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lƣợng lớn so với cả nƣớc nhƣ: đá granit và marble (trữ lƣợng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.
3.2.5. Tài nguyên nước
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lƣu vực là 39.756km2; tổng lƣợng nƣớc trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nƣớc ngầm ở Thanh Hoá c ng rất phong phú về trữ lƣợng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.