Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và mức độ đa dạng về di truyền của cây quế thanh hóa (cinnamomum cassia blume) tại thanh hóa​ (Trang 46)

3.3.1. Dân số

Ƣớc tính năm 2010, dân số toàn tỉnh là 3.412.612 ngƣời, chiếm xấp xỉ 35% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nƣớc; mật độ dân số bình quân 307 ngƣời/km2; gấp 1,4 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 ngƣời/km2) và 1,2 lần mật độ dân số trung bình cả nƣớc (255 ngƣời/km2). Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 ngƣời/km2; vùng trung du, miền núi 122 ngƣời/km2. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc

sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mƣờng chiếm 8,7%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc khác nhƣ H’Mông, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ.

3.3.2. Lao động

Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 là 2068,56 ngàn ngƣời, chiếm 68% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.029,4 ngàn ngƣời, chiếm 97,0% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động nông lâm nghiệp, chiếm tới 72% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 12,0% và lao động khu vực dịch vụ là 16 %; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh mới đạt 80,4%.

Cơ cấu lao động c ng đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm từ 81,3% năm 2000 xuống còn 72% năm 2009; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,6% năm 2000 lên 12% năm 2009; khu vực dịch vụ tăng từ 10,1% năm 2000 lên 16% năm 2009. Đây là kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của tỉnh còn thấp.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lƣợng lao động ở Thanh Hóa đã đƣợc cải thiện một bƣớc, trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động ngày đƣợc nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chƣa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động đƣợc đào tạo tăng đều qua các năm từ 19,6% năm 2000 lên 27% năm 2005; 31,5% năm 2007 và đạt 38% năm 2010. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm học của loài Quế

4.1.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, hình thái và vật hậu

4.1.1.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học

Sinh trƣởng trong rừng nhiệt đới ẩm, thƣờng xanh ở độ cao dƣới 800m. Quế là cây ƣa sáng, nhƣng ở giai đoạn còn non (1 – 5 tuổi) cây cần đƣợc che bóng, khi trƣởng thành cây cần đƣợc chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều cây sinh trƣởng càng nhanh và chất lƣợng tinh dầu càng cao. Quế ƣa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng, phát triển của quế là 20 – 25oC. Tuy nhiên, Quế vẫn có thể chịu đƣợc điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh dƣới 1oC, hoặc 0oC) hoặc nhiệt độ tối cao lên tới 37 – 38oC. Lƣợng mƣa hàng năm ở những vùng có quế phân bố vào khoảng 1.600 – 2.500 mm.

Quế có thể mọc trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (Sa thạch, phiến thạch…) đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp, đất đỏ, vàng, đất pha cát, đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dƣỡng nhƣng thoát nƣớc tốt.

Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối nhanh. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc cây mẹ sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một số chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này tiếp tục cho thu hoạch vỏ.

4.1.1.2. Đặc điểm hình thái Hình thái thân, cành

Cấu trúc thân, cành: Quế là cây gỗ trung bình hoặc gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 14-19m, đƣờng kính thân dao động từ 20-36cm. Quế có thân tƣơng đối thẳng và tròn đều, ít có bạnh vè, u bƣớu, tuy nhiên nhiều cây xuất hiện thớ xoắn, vặn. Hình thái tổng thể cây Quế thƣờng có hình m i giáo hƣớng lên trên, Quế thƣờng có nhiều cành nhánh nhỏ, cành non thƣờng có mầu xanh lục, nhẵn, bóng.

Cấu trúc vỏ: Quế khi tuổi non vỏ thƣờng nhẵn và có mầu xanh lục, khi già có mầu nâu đến nâu sẫm thƣờng có các vết địa y bám loang lổ. Vỏ quế dày từ 0.4 – 0.8

cm, có khi dày đến 1.5 cm. Thông thƣờng Quế càng nhiều tuổi vỏ càng dày, tuy nhiên độ dầy vỏ quế còn phụ thuộc vào giống, lập địa, kỹ thuật gây trồng…

a, Thân cây Quế có địa y bám b, Thân cây Quế tại tuổi 20

Hình 4.1: Hình thái thân cây Quế tại Xuân Cao- Thƣờng Xuân

Hình thái lá

Lá Quế là lá đơn mọc cách hoặc đối, có 3 gân song song ở cả 2 mặt lá, chạy từ đầu đến cuống lá. Lá có hình bầu dục, dài từ 12 – 15cm, rộng 5 – 7cm, mặt trên lá Quế có màu xanh đậm, xanh xẫm thƣờng nhẵn bóng, mặt dƣới có mầu nhạt hơn và có lớp lông mỏng bao phủ.

Hình 4.3: Hình thái lá Quế tại Xuân Cao- Thƣờng Xuân

Hình thái hoa, quả

Hoa tự chùy ở nách lá hoặc gần ngọn màu trắng hay vàng nhạt. Quả hạch hình trứng đính trong chén chia thùy hoặc không, dài 1 – 1.5 cm, quả chƣa chín có mầu xanh lục, khi chín chuyển dần sang mầu tím sẫm, khi quả chín rụng để lại đấu trên cây.

Hình 4.4: Cành mang hoa, quả - khi khai thác Quế tại Xuân Lẹ, huyện Thƣờng Xuân

4.1.1.3. Đặc điểm vật hậu

Quế là cây thƣờng xanh không có mùa rụng lá rõ rệt, một năm thƣờng có hai đợt chính ra lá non là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau và từ tháng 7 đến tháng 8. Quế sau khi trồng khoảng 7 – 10 năm bắt đầu ra hoa kết quả. Quế thƣờng ra hoa vào tháng 2 – tháng 3 kết quả vào tháng 4 – tháng 5, quả chín vào tháng 1 – tháng 2 năm sau.

Quả Quế là quả thịt, khi quả chín quả chuyển dần từ màu xanh sang màu tím sẫm hoặc tím đen, khi quả chín có vị ngọt nên cần thu hoạch ngay tránh bị chim, sóc ăn quả.

Hạt Quế có tinh dầu nên khi gặp điều kiện ẩm, nhiệt cao, sẽ bị chảy dầu và mất sức nẩy mầm nên khi thu hoạch về cần gieo ƣơm ngay. Sản phẩm chính của cây Quế là vỏ, một năm cho 2 đợt thu vỏ vào tháng 3 và vào tháng 8.

4.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

4.1.2.1. Phân bố số cây theo đường kính (N-D1.3)

Phân bố số cây theo đƣờng kính là đặc điểm quan trọng của quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật theo không gian và thời gian. Phân bố này đƣợc xem là cấu trúc cơ bản nhất, vì đƣờng kính là thành phần tham gia vào việc tạo nên thể tích cây rừng, do đó nó quyết định trữ lƣợng gỗ của lâm phần. Trong hoạt động kinh doanh và lợi dụng rừng, thông qua quy luật phân bố N/D1.3, có thể điều tiết số cây ở các cỡ kính một cách hợp lý, xác định trữ lƣợng để lại, trữ lƣợng khai thác, khả năng lợi dụng rừng tối ƣu và qua đây đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp. Từ đó có thể điều chỉnh lại cấu trúc rừng hợp lý. Phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính của lâm phần thƣờng đƣợc biểu thị bằng các đặc trƣng thống kê của phân bố thực nghiệm hoặc biểu thị bằng các hàm phân bố tần suất. Kết quả nghiên cứu phân bố N/D1.3 của lâm phần Quế tại các tuổi khác nhau và các vị trí khác nhau đƣợc trình bày chi tiết tại bảng 4.1:

Bảng 4.1. Phân bố thực nghiệm số cây theo đƣờng kính ngang ngực của Quế tại khu vực nghiên cứu

STT

Tuổi 20 Tuổi 21 Tuổi 22

Chân đồi Sƣờn đồi Đỉnh đồi Chân đồi Sƣờn đồi Đỉnh đồi Chân đồi Sƣờn đồi Đỉnh đồi

OTC 01 OTC 02 OTC 03 OTC 04 OTC 05 OTC 06 OTC 07 OTC 08 OTC 09 OTC 10 OTC 11 OTC 12 OTC 13 OTC 14 OTC 15 OTC 16 OTC 17 OTC 18 xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi 1 13 3 13 1 15 1 13 5 13 3 13 1 17 1 17 4 15 4 15 7 15 1 13 2 19 6 19 3 17 2 19 1 17 1 17 1 2 15 4 15 4 17 3 15 4 15 5 15 5 19 3 19 7 17 5 17 8 17 3 15 6 21 10 21 3 19 8 21 2 19 4 19 1 3 17 9 17 6 19 6 17 15 17 12 17 8 21 12 21 8 19 9 19 14 19 4 17 11 23 7 23 6 21 13 23 5 21 8 21 6 4 19 11 19 12 21 13 19 9 19 11 19 13 23 16 23 10 21 12 21 8 21 11 19 7 25 4 25 7 23 7 25 11 23 9 23 10 5 21 6 21 9 23 9 21 5 21 3 21 6 25 7 25 6 23 6 23 2 23 8 21 8 27 3 27 10 25 7 27 7 25 4 25 8 6 23 6 23 5 25 6 23 5 23 2 23 3 27 1 27 2 25 5 25 2 25 6 23 5 29 3 29 5 27 1 29 5 27 3 27 4 7 25 1 25 3 27 2 25 1 25 2 25 3 29 2 29 4 27 0 27 1 27 6 25 4 31 0 31 2 29 2 31 5 29 1 29 5 8 27 1 27 0 29 2 27 1 27 1 27 1 31 1 31 1 29 1 29 1 29 1 27 1 33 1 33 1 31 1 33 3 31 3 31 2 9 29 2 33 1 31 1 35 1 10 37 1 Tổng 41 42 42 45 39 40 43 43 43 43 40 44 34 39 41 39 33 37

Từ kết quả bảng 4.1 ta thấy rằng có sự phân hóa khá lớn về cỡ đƣờng kính giữa các cây trong lâm phần, mặc dù đây là rừng trồng thuần loài đều tuổi, sự phân hóa về đƣờng kính xảy ra rõ rệt khi chênh lệch về đƣờng kính lên tới hơn 10cm. Ở tuổi 20, cỡ đƣờng kính chiếm đa số là cỡ từ 17 – 21cm (cả 3 vị trí). Đồng thời có thể nhận thấy sự phân hóa về đƣờng kính tại tuổi 20 ở vị trí chân đồi lớn hơn so với hai vị trí còn lại là sƣờn đồi và đỉnh đồi. Điều này đƣợc giải thích là do trong quá trình ban đầu khi đem vào trồng, do các yếu tố ngoại cảnh nhƣ nắng, mƣa, gió, bão mà nhiều cây Quế bị chết. Do đó cần phải trồng dặm thêm để thay thế dẫn tới sự phân hóa mạnh mẽ về đƣờng kính của cây Quế tại thời điểm này, mặt khác c ng do điều kiện lập địa tại vị trí chân đồi tốt hơn so với vị trí sƣờn và đỉnh đồi.

Ở hai độ tuổi còn lại, sự phân hóa có xu hƣớng giảm dần. Ở tuổi 21, tuổi 22 cỡ đƣờng kính tập trung chủ yếu là từ 19 -23cm. Do ở hai tuổi này Quế đã đạt tuổi để khai thác nên sinh trƣởng chậm.

Bảng 4.2: Phân bố N/D1.3 của Quế tại khu vực nghiên cứu

Tuổi Vị trí OTC Phân bố α  χtính) 2(05 χ 2(05 tra bảng) Kiểm tra 20 Chân đồi 1 Weibull 2.8 0.0028 1.72 5.99 Ho+ 2 Weibull 2.7 0.0025 1.26 7.81 Ho+ Sƣờn đồi 3 Weibull 2.7 0.0027 1.46 5.99 Ho+ 4 Weibull 2.6 0.0053 3.85 5.99 Ho+ Đỉnh đồi 5 Weibull 2.8 0.0034 3.38 5.99 Ho+ 6 Weibull 2.8 0.0027 1.82 5.99 Ho+ 21 Chân đồi 7 Weibull 2.9 0.0025 3.07 5.99 Ho+ 8 Weibull 2.7 0.0031 3.5 3.84 Ho+ Sƣờn đồi 9 Weibull 2.7 0.0035 2.65 5.99 Ho+ 10 Weibull 2.5 0.0091 3.73 5.99 Ho+ Đỉnh đồi 11 Weibull 2.9 0.0015 1.61 5.99 Ho+ 12 Weibull 2.8 0.0025 4.46 5.99 Ho+ 22 Chân đồi 13 Khoảng cách 0.176 0.6000 0.71 5.99 Ho+ 14 Weibull 2.8 0.0018 2.03 5.99 Ho+ Sƣờn đồi 15 Weibull 2.9 0.0035 3.56 5.99 Ho+ 16 Weibull 2.7 0.0017 2.63 5.99 Ho+ Đỉnh đồi 17 Weibull 2.8 0.0023 2.94 3.84 Ho+ 18 Weibull 2.8 0.0018 2.18 5.99 Ho+

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện phân bố N/D1.3 của Quế tại tuổi 22

Kết quả tại bảng 4.2 và hình 4.6, 4.7, 4.8 cho thấy lâm phần Quế tại khu vực nghiên cứu phù hợp nhất với dạng hàm khoảng cách và Weibull, chủ yếu là hàm Weibull, các chỉ tiêu χ0.52 đều nhỏ hơn chỉ tiêu χ2 tra bảng. Điều này cho thấy phân bố Weibull với độ mềm dẻo của hai tham số độ lệch  và độ nhọn  đã mô phỏng rất tốt cho phân bố thực nghiệm N/D1.3. Với tham số chỉ độ lệch  biến

động từ 2,5 – 2,9, tham số chỉ độ nhọn  biến động từ 0,0015– 0,0091. Phân bố có dạng một đỉnh lệch trái. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm rừng trồng thuần loài đều tuổi. Đỉnh đƣờng cong tập trung chủ yếu ở cỡ đƣờng kính từ 17 – 25cm. Điều này chứng tỏ số cây tập trung ở cỡ đƣờng kính trung bình của lâm phần nhiều.

4.1.2.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn)

Phân bố N/Hvn là phân bố phản ánh một mặt của đặc trƣng sinh thái và hình thái quần thể thực vật rừng, đồng thời phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh rừng. Thông qua phân bố N/Hvn, chúng ta có thể dự đoán đƣợc trữ lƣợng rừng ở các cấp chiều cao khác nhau. Vì vậy phân bố N/Hvn cần đƣợc nghiên cứu để nắm chắc quy luật cấu trúc của rừng từ đó đề xuất các biện pháp tác động phù hợp, tạo điều kiện dẫn dắt rừng phát triển ổn định theo mục tiêu kinh doanh lợi dụng rừng.

Kết quả phân bố số cây theo chiều cao của lâm phần Quế tại các tuổi và các vị trí khác nhau đƣợc trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.3. Phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao vút ngọn của Quế tại khu vực nghiên cứu

STT

Tuổi 20 Tuổi 21 Tuổi 22

Chân đồi Sƣờn đồi Đỉnh đồi Chân đồi Sƣờn đồi Đỉnh đồi Chân đồi Sƣờn đồi Đỉnh đồi

OTC 01 OTC 02 OTC 03 OTC 04 OTC 05

OTC

06 OTC 07 OTC 08 OTC 09 OTC 10 OTC 11 OTC 12 OTC 13 OTC 14 OTC 15 OTC 16 OTC 17 OTC 18

xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi xi fi 1 10.5 3 10.5 1 10.5 2 10.5 4 10.5 7 10 1 11.5 2 11.5 5 11.5 6 10.5 2 10.5 2 10.5 2 11.5 2 11.5 1 11.5 3 12.5 2 11.5 2 11.5 1 2 11.5 3 11.5 6 11.5 5 11.5 5 11.5 7 11 3 12.5 5 12.5 3 12.5 7 11.5 8 11.5 4 11.5 4 12.5 3 12.5 1 12.5 0 13.5 1 12.5 5 12.5 2 3 12.5 5 12.5 8 12.5 9 12.5 16 12.5 14 12 10 13.5 3 13.5 8 13.5 11 12.5 10 12.5 10 12.5 6 13.5 4 13.5 2 13.5 6 14.5 1 13.5 5 13.5 3 4 13.5 11 13.5 8 13.5 12 13.5 10 13.5 7 13 17 14.5 10 14.5 11 14.5 8 13.5 9 13.5 10 13.5 14 14.5 10 14.5 4 14.5 7 15.5 7 14.5 11 14.5 10 5 14.5 12 14.5 9 14.5 9 14.5 7 14.5 3 14 6 15.5 11 15.5 6 15.5 6 14.5 6 14.5 9 14.5 11 15.5 2 15.5 8 15.5 5 16.5 10 15.5 4 15.5 7 6 15.5 5 15.5 7 15.5 3 15.5 3 15.5 0 15 3 16.5 5 16.5 1 16.5 3 15.5 7 15.5 4 15.5 6 16.5 7 16.5 10 16.5 11 17.5 11 16.5 1 16.5 5 7 16.5 2 16.5 3 16.5 2 16.5 1 17.5 4 17.5 7 17.5 1 16.5 1 16.5 1 16.5 1 17.5 2 17.5 8 17.5 6 18.5 6 17.5 2 17.5 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và mức độ đa dạng về di truyền của cây quế thanh hóa (cinnamomum cassia blume) tại thanh hóa​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)