Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, hình thái và vật hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và mức độ đa dạng về di truyền của cây quế thanh hóa (cinnamomum cassia blume) tại thanh hóa​ (Trang 48 - 52)

4.1. Đặc điểm lâm học của loài Quế

4.1.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, hình thái và vật hậu

4.1.1.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học

Sinh trƣởng trong rừng nhiệt đới ẩm, thƣờng xanh ở độ cao dƣới 800m. Quế là cây ƣa sáng, nhƣng ở giai đoạn còn non (1 – 5 tuổi) cây cần đƣợc che bóng, khi trƣởng thành cây cần đƣợc chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều cây sinh trƣởng càng nhanh và chất lƣợng tinh dầu càng cao. Quế ƣa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng, phát triển của quế là 20 – 25oC. Tuy nhiên, Quế vẫn có thể chịu đƣợc điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh dƣới 1oC, hoặc 0oC) hoặc nhiệt độ tối cao lên tới 37 – 38oC. Lƣợng mƣa hàng năm ở những vùng có quế phân bố vào khoảng 1.600 – 2.500 mm.

Quế có thể mọc trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (Sa thạch, phiến thạch…) đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp, đất đỏ, vàng, đất pha cát, đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dƣỡng nhƣng thoát nƣớc tốt.

Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối nhanh. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc cây mẹ sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một số chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này tiếp tục cho thu hoạch vỏ.

4.1.1.2. Đặc điểm hình thái Hình thái thân, cành

Cấu trúc thân, cành: Quế là cây gỗ trung bình hoặc gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 14-19m, đƣờng kính thân dao động từ 20-36cm. Quế có thân tƣơng đối thẳng và tròn đều, ít có bạnh vè, u bƣớu, tuy nhiên nhiều cây xuất hiện thớ xoắn, vặn. Hình thái tổng thể cây Quế thƣờng có hình m i giáo hƣớng lên trên, Quế thƣờng có nhiều cành nhánh nhỏ, cành non thƣờng có mầu xanh lục, nhẵn, bóng.

Cấu trúc vỏ: Quế khi tuổi non vỏ thƣờng nhẵn và có mầu xanh lục, khi già có mầu nâu đến nâu sẫm thƣờng có các vết địa y bám loang lổ. Vỏ quế dày từ 0.4 – 0.8

cm, có khi dày đến 1.5 cm. Thông thƣờng Quế càng nhiều tuổi vỏ càng dày, tuy nhiên độ dầy vỏ quế còn phụ thuộc vào giống, lập địa, kỹ thuật gây trồng…

a, Thân cây Quế có địa y bám b, Thân cây Quế tại tuổi 20

Hình 4.1: Hình thái thân cây Quế tại Xuân Cao- Thƣờng Xuân

Hình thái lá

Lá Quế là lá đơn mọc cách hoặc đối, có 3 gân song song ở cả 2 mặt lá, chạy từ đầu đến cuống lá. Lá có hình bầu dục, dài từ 12 – 15cm, rộng 5 – 7cm, mặt trên lá Quế có màu xanh đậm, xanh xẫm thƣờng nhẵn bóng, mặt dƣới có mầu nhạt hơn và có lớp lông mỏng bao phủ.

Hình 4.3: Hình thái lá Quế tại Xuân Cao- Thƣờng Xuân

Hình thái hoa, quả

Hoa tự chùy ở nách lá hoặc gần ngọn màu trắng hay vàng nhạt. Quả hạch hình trứng đính trong chén chia thùy hoặc không, dài 1 – 1.5 cm, quả chƣa chín có mầu xanh lục, khi chín chuyển dần sang mầu tím sẫm, khi quả chín rụng để lại đấu trên cây.

Hình 4.4: Cành mang hoa, quả - khi khai thác Quế tại Xuân Lẹ, huyện Thƣờng Xuân

4.1.1.3. Đặc điểm vật hậu

Quế là cây thƣờng xanh không có mùa rụng lá rõ rệt, một năm thƣờng có hai đợt chính ra lá non là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau và từ tháng 7 đến tháng 8. Quế sau khi trồng khoảng 7 – 10 năm bắt đầu ra hoa kết quả. Quế thƣờng ra hoa vào tháng 2 – tháng 3 kết quả vào tháng 4 – tháng 5, quả chín vào tháng 1 – tháng 2 năm sau.

Quả Quế là quả thịt, khi quả chín quả chuyển dần từ màu xanh sang màu tím sẫm hoặc tím đen, khi quả chín có vị ngọt nên cần thu hoạch ngay tránh bị chim, sóc ăn quả.

Hạt Quế có tinh dầu nên khi gặp điều kiện ẩm, nhiệt cao, sẽ bị chảy dầu và mất sức nẩy mầm nên khi thu hoạch về cần gieo ƣơm ngay. Sản phẩm chính của cây Quế là vỏ, một năm cho 2 đợt thu vỏ vào tháng 3 và vào tháng 8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và mức độ đa dạng về di truyền của cây quế thanh hóa (cinnamomum cassia blume) tại thanh hóa​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)