+ Lao động phi nông nghiệp: 397 ngƣời, chiếm 7,66% lao động
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - Sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt:
Theo số liệu thống kê năm 2012 về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng nhƣ sau:
Diện tích trồng trọt các loại cây nông nghiệp chủ yếu tập trung ở những khu vực địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp là 992,31 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 342,66 ha (chiếm 34,53% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp), còn lại là diện tích trồng cây hoa mầu và các loại cây hàng năm khác. Diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu ngƣời trên toàn vùng là 1.166,8 m2. Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc của toàn vùng là 1.793,5 tấn/năm, tổng sản lƣợng lƣợng thực này mới đáp ứng đủ nhu cầu cho khoảng 5.952 ngƣời, còn lại khoảng 2.252 ngƣời thƣờng xuyên thiếu đói.
Lƣơng thực quy thóc bình quân đầu ngƣời do sản xuất nông nghiệp mang lại là 210 kg/năm, sản lƣợng này chƣa đảm bảo nhu cầu về lƣơng thực cho cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, chỉ đủ ăn trong vòng từ 8 - 9 tháng trong năm, còn lại 3 - 4 tháng thiếu ăn. Bên cạnh đó sản lƣợng lƣơng thực ở các xã trong vùng có sự chênh lệch khá lớn.
* C n nuô :
Ngoài trồng trọt ngƣời dân còn tổ chức chăn nuôi gia súc, lợn, gà... Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính. Hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình, giống cũ địa phƣơng cho năng suất thấp, công tác thú y chƣa đƣợc chú trọng, ngƣời dân chƣa hƣớng tới sản xuất hàng hóa.
- Sản xuất lâm nghiệp
Trên địa bàn vùng dự án hiện có một Công ty lâm nghiệp chuyên kinh doanh gỗ trụ mỏ và gỗ nguyên liệu chế biến từ rừng trồng, một Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (BQL rừng phòng hộ Hồ Yên Lập) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các con sông và hồ đập.
Huyện có Ban quản lý điều hành thực hiện Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Hầu hết các xã trong vùng đệm đều tham gia thực hiện các hạng mục của Dự án 661 (bảo vệ, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng,...). Ngoài ra các ban khuyến lâm, khuyến nông cũng là một bộ phận quan trọng chỉ đạo, hƣớng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật sản xuất nông - Lâm nghiệp cho các xã trong vùng.
Bằng các nguồn vốn tự có hoặc đƣợc đầu tƣ từ các dự án, nhiều hộ gia đình đã tham gia tích cực trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, lập trang trại theo hƣớng nông lâm kết hợp…
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp toàn vùng đạt 20.179 triệu đồng.