4.4.1.1. S n bắt độn vật oan dã
Nguyên nhân suy giảm kích cỡ quần thể là do bị săn bắt. Săn bắt tài nguyên Ếch nhái trong KBTTN ĐS-KT chỉ do một số ngƣời dân địa phƣơng săn bắt chuyên nghiệp để bán. Đa số ngƣời dân địa phƣơng chỉ bẫy bắt các loài ếch nhỏ có giá trị kinh tế cao nhƣ: Ếch đồng, Ếch gai sần, Chàng hiu, Ếch cây xanh đốm...
Thực hiện các hoạt động săn bắt chủ yếu là nam giới. Hoạt động này diễn ra ở khắp mọi nơi từ rừng già, rừng phục hồi, nƣơng rẫy và mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, săn bắt Ếch nhái thƣờng diễn ra mạnh vào mùa hè, khi nhóm Ếch nhái hoạt động với cƣờng độ cao.
Phƣơng thức săn bắt Ếch nhái chủ yếu hiện nay là ngƣời dân dùng đèn đi soi ban đêm trên các sinh cảnh nƣơng rẫy, ruộng lúa và đi theo các con suối ven rừng vào rừng già. Chúng tôi không phát hiện ngƣời dân dùng các loại bẫy để bắt Ếch nhái trong khu vực.
Hoạt động đánh bắt cá tại các khu vực suối quanh làng bản và suối trong rừng già có hiện tƣợng dùng xung điện. Tuy không phải là đối tƣợng săn bắt trực tiếp nhƣng sung điện làm chết tất các cá thể Ếch nhái, trứng, nòng nọc của các loài Ếch nhái.
Săn bắt tác động trực tiếp đến kích cỡ quần thể loài Ếch nhái; đây là mối đe doạ nghiêm trọng đối với các loài Ếch nhái có giá trị thƣơng mại, bởi
chúng là đối tƣợng ƣa thích của thợ săn. Tuy nhiên, với đa số các loài Ếch nhái còn lại, đây không phải là mối đe doạ chính.
Hình 4.22. Một số loài Ếch nhái đƣợc buôn bán tại chợ xã Kỳ Thƣợng
Nguồn: KBTTN ĐSKT v N u ễn V n K ô 4.4.1.2. Sử dụn p ân bón t uốc trừ sâu
Phân bón, thuốc trừ sâu là một cấu thành của canh tác hiện đại. Bón phân có thể ảnh hƣởng đến phong phú của quần thể hoặc quần xã các động vật đất trung bình ở trong đất. Bản chất của sự tác động là do các yếu tố nhƣ chất lƣợng hoặc số lƣợng phân bón. Do đó, việc bón phân có thể ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ phong phú và sự đa dạng của động vật đất trung bình. Những sự thay đổi trong cấu trúc quần xã đến lƣợt nó lại tác động lên chức năng của hệ sinh thái. Việc sử dụng phân bón tại các xã vùng đệm xung quanh Khu bảo tồn, nhất là các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, Đồng Sơn, Kỳ Thƣợng, Vũ Oai đã gây ra những biến đổi sâu sắc tới khu hệ Ếch nhái.
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, việc sử dụng hoá chất BVTV đã làm cho nhiều loài côn trùng bị tiêu diệt đây là nguồn thức ăn chính của các loài Ếch nhái. Tàn dƣ của thuốc bảo vệ thực vật ngấm trong đất khi mƣa xuống chảy theo các dòng suối làm chết rất nhiều loài Ếch nhái.
Hình 4.23. Ngƣời dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Nguồn: trung tâm bảo vệ thực vật huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh
4.4.2. Nhóm nguyên nhân gián tiếp
4.4.2.1. K a t c ỗ tr p ép
Trƣớc kia, hoạt động khai thác gỗ diễn ra trên diện rộng. Sự tác động lên tài nguyên rừng tƣơng đối lớn do hầu hết ngƣời dân đều cần gỗ để làm nhà, đóng các đồ dùng sinh hoạt và bán để có thu nhập. Các loài đƣợc ngƣời dân khai thác do nhu cầu gỗ trên thị trƣờng bao gồm: Giổi, Nghiến, Trai lý, trƣờng sâng, táu muối…. Các loài đƣợc ngƣời dân khai thác để làm nhà, đóng đồ gồm: Sến, Vù hƣơng, Táu, Lim xanh,... Dù khai thác cho mục đích thƣơng mại hay sử dụng thì phƣơng thức chính là khai thác chọn do trong rừng còn nhiều cây gỗ lớn.
Từ khi thành lập khu bảo tồn; lực lƣợng kiểm lâm đã tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nhƣng hoạt động khai thác gỗ vẫn diễn ra ảnh hƣởng không nhỏ đến tài nguyên rừng KBTTN ĐSKT. Tuy nhiên hoạt động khai thác gỗ cho mục đích thƣơng mại đã giảm hẳn, chủ yếu là khai thác gỗ để sử dụng tại chỗ.
Hoạt động phá rừng làm nƣơng rẫy là truyền thống của dân tộc Dao, Sán Chỉ nơi đây. Hoạt động này là nguyên nhân chính làm cho diện tích rừng trong khu vực bị suy giảm. Những khu rừng thấp, bằng phẳng quanh thôn bản đã biến mất để nhƣờng chỗ cho nƣơng rẫy. Hoạt động phá rừng làm nƣơng rẫy đã làm mất sinh cảnh sống của các loài Ếch nhái trong khu vực.
Hình 4.24. Nƣơng rẫy tại khu vực xã Vũ Oai
Hình 4.25. Nƣơng rẫy tại khu vực xã Đồng Sơn
Hình 4.26. Khai thác gỗ tại xã Vũ Oai
Do diện tích đất nông nghiệp, nƣơng rẫy trong quy hoạch tại địa bàn các xã giáp ranh KBTTN ĐS-KT rất ít; tỷ lệ gia tăng dân số lại nhanh và nhu cầu về lƣơng thực rất lớn nên dẫn đến thiếu đất canh tác và ngƣời dân vào rừng đặc dụng để phá rừng làm nƣơng rẫy. Ngƣời dân đề nghị các cấp chính quyền và khu bảo tồn cần quy hoạch diện tích đất cho nƣơng rẫy.
4.4.2.3. K a t c lâm sản n o ỗ qu mức
Ngƣời dân địa phƣơng khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu để bán (măng, đót, mật ong, song mây, phong lan, lá dong, một số cây thuốc,...) một số ít đƣợc sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt nhƣ; củi, rau ăn hay làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, lợi nhuận từ việc bán các loại lâm sản này rất thấp do phải bán qua tƣ thƣơng và bị tƣ thƣơng ép giá. Lâm sản ngoài gỗ chƣa đƣợc chú trọng gây trồng, phát triển và kỹ thuật thu hái của ngƣời dân không hợp lý, họ thƣờng thu hái cạn kiệt mà không để lại một phần đảm bảo cho nó tái tạo.
Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh hoạt chủ yếu do phụ nữ và trẻ em đảm nhiệm và diễn ra quanh năm. Khi mùa vụ nông nhàn thì đàn ông thƣờng đi khai thác lâm sản ngoài gỗ để bán.
4.5. Hiện trang công tác quản lý bảo tồn tại KBTTN ĐSKT
4.5.1. Hiện trạng công tác quản lý
Thực hiện Quyết định số 440/QĐ-UB, ngày 12/02/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Về việc Ban hành Quy chế về tổ chức, quản lý và hoạt động KBT; Bộ máy quản lý KBT Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng đƣợc cơ cấu nhƣ sau:
Hình 4.28. Cơ cấu tổ chức, quản lý KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng đến năm 2020
Biên chế nhân sự và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của KBT đƣợc thể hiện trong các bảng 4.7.
Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Hạt Kiểm lâm KBT Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Khu bảo tồn ĐS-KT Các phòng chức năng Bộ phận pháp chế Các trạm Kiểm lâm Đơn vị trực thuộc Hạt Kiểm lâm UBND huyện
- Quan hệ chỉ đạo lãn đạo - Quan hệ phối hợp
- Quan hệ chỉ đạo về chuyên môn
Chi cục Kiểm lâm Sở NN&PTNT
Bảng 4.7. Hiện trạng biên chế nhân sự toàn KBT TT Đơn vị Biên chế nhân sự Tổng số Công chức Viên chức HĐ trong biên chế 1 Ban Giám đốc 03 03 2 Phòng Tổng hợp 01 01 3 Phòng Khoa học kỹ thuật 03 02 01 4 Tổ cơ động 05 03 01 01 5 Trạm Kiểm lâm 13 06 03 04 Tổng 25 15 04 06
4.5.2. Đánh giá về công tác bảo tồn tại KVNC
4.5.2.1. T uận lợ
- Công tác QLBVR và bảo tồn ĐDSH đƣợc coi trọng và đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ.
- Công tác lâm sinh và phối hợp phát triển cộng đồng vùng đệm đƣợc triển khai khá tốt, góp phần phục hồi hệ sinh thái rừng.
- Việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản, trang thiết bị phục vụ QLBVR, bảo tồn ĐDSH và quản lý KBT đã đƣợc Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ninh đầu tƣ đúng mức đáp ứng yêu cầu hiện tại.
- Trình độ cán bộ công nhân viên chức đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ hoạt động hiện tại của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng.
- Có nhiều tổ chức trong và ngoài nƣớc muốn đƣợc hợp tác với KBT để nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, tăng cƣờng năng lực, giáo dục môi trƣờng…
4.5.2.2. K ó k n và thách thức
- Quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững ở các cấp, các ngành chƣa đồng nhất nên không tránh khỏi những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện quy hoạch từ điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng bền vững…
- Trong khu vực vùng lõi vẫn còn có 34 hộ, 130 nhân khẩu sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ khá cao (trên 97%), đời sống còn nhiều khó khăn; nhu cầu đất sản xuất, lâm sản, gỗ gia dụng, chất đốt ngày càng gia tăng là một thách thức lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc hỗ trợ phát triển KT - XH và nâng cao đời sống cho nhân dân các xã vùng lõi, vùng đệm là một khó khăn không nhỏ để đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển bền vững.
- Thiếu vốn do chƣa cân đối đƣợc thu chi (vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc là chính) để xây dựng kết cấu hạ tầng (đƣờng, hạ tầng thông tin, cấp nƣớc sạch...), xây dựng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch.
- Chƣa khai thác hết tiềm năng sẵn có về cơ sở vật chất, cảnh quan, tiềm năng du lịch, để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, phục vụ bảo tồn phát triển bền vững KBT.
- Nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản chƣa chuyên nghiệp do trình độ cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và thiếu kinh nghiệm để phát huy tiềm
năng, lợi thế so sánh về dịch vụ và du lịch sinh thái nên chƣa có phƣơng án tối ƣu trong phát triển du lịch sinh thái.
- Công tác bảo tồn đa dạng sinh học chỉ tập trung chính vào công tác quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng; chƣa có các dự án cụ thể để xác định cho các nội dung bảo tồn, phát triển.
Tóm lại, hiểu và chia sẻ để đồng tâm thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng, đặc biệt là KBT không đơn giản. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của ngành lâm nghiệp, sự tạo điều kiện của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ninh thì công tác bảo tồn phát triển rừng bền vững KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.
4.6. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn tại khu vực nghiên cứu
4.6.1. Giải pháp về mặt chính sách
4.6.1.1.Quản lý đất đa
Áp dụng các điều khoản liên quan đến giao khoán bảo vệ rừng. Thực hiện đúng quy hoạch đã đƣợc cấp trên phê duyệt.
Tiến hành tổ chức hội nghị với các xã, đóng cọc mốc bổ sung, đặc biệt là vùng đệm trong vùng lõi. Phối hợp với các cơ quan địa phƣơng (ngành Tài nguyên và Môi trƣờng) xác định hạn mức và ranh giới trên thực địa, lập hồ sơ đề xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng.
4.6.1.2. C ín s c đầu tư v tín dụn
Khuyến khích các Nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Tổ chức đấu thầu các công trình theo quy định hiện hành về công tác đấu thầu. Riêng nguồn vốn tín dụng cho nhân dân sống trong khu vực ranh giới KBT vay đầu tƣ sản xuất nông nghiệp, đề nghị tăng
thời gian vay vốn cho phù hợp, do thời gian xây dựng cơ bản thƣờng dài, tối thiểu thời gian cho vay là 5 - 7 năm.
Kinh doanh dịch vụ và đầu tƣ trong rừng đặc dụng đƣợc áp dụng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và môi trƣờng. Ngoài ra các dự án đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc hƣởng mức ƣu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
4.6.1.3. C ín s c ỗ trợ p t tr ển vùn đệm
Hỗ trợ phát triển vùng đệm theo Quyết định 24/2012/QĐ - TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chính sách Đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020. Đầu tƣ nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng nhƣ: Nƣớc sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đƣờng giao thông thôn bản, nhà văn hoá…). Mức đầu tƣ 40 triệu đồng/thôn/năm, ƣu tiên các thôn, bản vùng đệm trong vùng liền kề ranh giới KBT (thực hiện theo Điều 8 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg).
Hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định số 07/2012/QĐ - TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Ban hành một số chính sách tăng cƣờng Bảo vệ rừng.
Hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-
TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.
4.6.2. Giải pháp cho công tác bảo tồn
4.6.2.1. Nân cao n ận t ức về côn t c bảo tồn
Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phƣơng thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng, cần chú trọng các đối tƣợng sau:
+ Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trên núi đất. Đây là những hệ sinh thái đặc trƣng của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng mà không phải khu bảo tồn nào cũng có đƣợc. Những hệ sinh thái này rất nhạy cảm với những tác động tiêu cực, khi bị biến đổi do nguyên nhân nào đó (tự nhiên, con ngƣời) rất khó và rất lâu mới có thể khôi phục lại nhƣ ban đầu.
+ Bảo tồn cảnh quan du lịch trong đó có thác Khe Dìa. Nhằm mục tiêu gìn giữ vẻ đẹp vốn có của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng, đồng thời phục vụ phát triển du lịch sinh thái, với phƣơng châm: Bảo tồn để phát triển du lịch và phát triển du lịch để bảo tồn tốt hơn.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phƣơng về vai trò quan trọng của tài nguyên Ếch nhái đối với hệ sinh thái tự nhiên. Chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, bảo vệ và mở rộng môi trƣờng sống tự nhiên, đến can thiệp gia tăng số lƣợng cá thể, quần thể thông qua nhân giống, nuôi trồng bán hoang dã các loài Ếch nhái có giá trị kinh tế cao nhƣ các loài Ếch đồng, Ếch trơn...làm giảm tác động đối với tự nhiên.
+ Ngoài ra cần bảo tồn tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, tài nguyên nhân văn, nâng cao tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen.
+ Tổ chức nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các cán bộKBT và cán bộ địa phƣơng cấp xã, ngăn chặn việc sử dụng sung điện đánh bắt trong KBT.
Đối với ngƣời dân cần tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của ngƣời dân cho từng nhóm đối tƣợng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trƣờng,... Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lƣợng thanh niên