Tình trạng và phân bố của một số loài Ếch nhái ƣu tiên bảo tồn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ ếch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp bảo tồn​ (Trang 58 - 62)

Đề tài ghi nhận đƣợc 6 loài ếch nhái ƣu tiên bảo tồn trong khu vực, (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Danh sách các loài Ếch nhái ƣu tiên bảo tồn STT Tên tiếng Việt Tên khoa học IUCN

2016

SĐVN 2007

1 Cá cóc tam đảo Paramesotriton

deloustali VU EN

2 Cá cóc việt nam Tylototriton

vietnamensis NT EN

3 Cóc tía Bombina maxima CR

4 Cóc rừng Ingerophrynus galeatus VU

5 Chàng gai Hylarana spinulosa VU EN

6 Ếch gai bâu- len-

go Quasipaa boulengeri EN

Chú thích: IUCN 2016: EN: Nguy cấp, VU: Sắp nguy cấp, NT: Sắp bi đe dọa. SĐVN 2007: CR: Rất nguy cấp, EN: Nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp.

Loài cá cóc việt nam Tylototriton vietnamensis lần đầu tiên đƣợc ghi nhận bởi các nhà kha học thuộc trung tâm nghiên cứu nhiệt đới Việt Nga vào năm 2012. Cho đến này mới chỉ ghi nhận tại khu vực Đồng Sơn và Kỳ Thƣợng thuộc KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng.

Về đặc điểm hình thái Có thân thuôn dài, có 4 chân, chân trƣớc 4 ngón, chân sau 5 ngón, đuôi dẹt bên, dài thân trung bình 50mm. Đầu sa giông dẹt, mõm ngắn, tày gần nhƣ vuông, da sần sùi, gờ sống lƣng nổi rõ. Mỗi bên sƣờn có một hàng củ lồi, mỗi củ tƣơng ứng với đầu mỗi xƣơng sƣờn. Toàn thân xám thẫm (nhiều cá thể gần nhƣ đen), bụng sáng hơn lƣng, con non có mầu vàng giống mầu đất sét. Đầu các chi, mép dƣới đuôi, viền lỗ hậu môn có mầu

đỏ cam (các củ lồi bên sƣờn và mép trên đuôi ở nhiều cá thể cũng có mầu đỏ cam); (Theo Nguyễn Quảng Trƣờng). Sống ở các vực nƣớc (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao 250 - 300m.

Hình 4.17. Cá Cóc việt nam Tylototriton vietnamensis

Hình 4.18. Cá Cóc việt nam

Tylototriton vietnamensis

Hình 4.19. Con non của cá cóc việt nam Tylototriton vietnamensis

Loài cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali đƣợc phát hiện sớm từ khi bắt đầu thành lập KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng do các nhà khoa học thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng phát hiện năm 2003. Về môi trƣờng sống loài này giống với loài Cá cóc việt nam chúng phân bố tại hai xã Đồng Sơn và Kỳ Thƣợng thuộc Khu bảo tồn.

Về hình thái Thân chắc mập với tổng chiều dài cơ thể từ 56,5 - 73,4mm (chiều dài từ mõm đến mút đuôi). Trên thân có rất nhiều mụn cóc trải rộng trên toàn bộ cơ thể, da nhẵn. Sống lƣng nổi rõ. Hai hàng mụn cóc rõ rệt, chạy dọc theo hai bên của lƣng. Chân trƣớc có 4 ngón, chân sau có 5 ngón, không có màng bơi. Đuôi nhẵn, dẹp. Cơ thể màu nâu sẫm hoặc đen ở mặt lƣng và bụng. Ngón chân trƣớc, chân sau, mặt dƣới đuôi đều có màu da cam.

Sống ở các vũng nƣớc đầu nguồn hoặc bên suối có nhiều bùn và lá mục trong rừng ở độ cao từ 600 - 1300m. Thức ăn gồm côn trùng và ấu trùng của chúng, giun đất, nhện, sên và những loài không xƣơng sống nhỏ. Sinh sản vào đầu 4 hàng năm bắt gặp con non và trứng, nòng nọc gặp ở vũng nƣớcvào tháng 10. Ngón chân, dƣới đuôi của nòng nọc và con non có màu da cam sáng hơn con trƣởng thành. Hết giai đoạn nòng nọc, con non và con trƣởng thành chuyển lên sống chủ yếu trên cạn, dƣới tán rừng.

Hình 4.20. Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali tại phòng mẫu KBTTN ĐS-KT

Hình 4.21. Khu vực phát hiện hai loài Cá cóc tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ ếch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh và đề xuất biện pháp bảo tồn​ (Trang 58 - 62)