Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghệ bằng ván lạng gỗ tự nhiên (Trang 26 - 29)

a. Chọn phương án quy hoạch thực nghiệm

Các hàm mục tiêu độ như: Độ bền màng keo, mức độ thầm tràn keo lên bề mặt, cường độ uốn tĩnh và mức độ bong tách theo các công trình có nhiều khả năng là hàm phi tuyến. Để có kết luận chính xác, ta còn phải căn cứ vào kết quả thực nghiệm đơn yếu tố. Nếu kết quả thực nghiệm đơn yếu tố cho ta quy luật tương quan phi tuyến thì có thể bỏ qua việc tiến hành thực nghiệm bậc 1 và thực nghiệm theo phương án quy hoạch bậc 2.

Trong số các phương án quy hoạch bậc hai như phương án Keeferi J, phương án trực giao, kế hoạch trung tâm hợp thành, Box wilson, phương án H.O. Hartley, chúng tôi chọn phương án H.O. Hartley.

Đây là phương án ra đời sớm nhưng đòi hỏi số lượng thí nghiệm không nhiều mà vẫn đạt độ tin cậy cao.

Phương án này có tổng các thí nghiệm cần thực hiện:

N=2k+N+N0 (2.1) Trong đó: 2k - các thí nghiệm ở phần hạt nhân, k - các thông số ảnh hưởng, k = 3 suy ra 23 = 8; N- các thí nghiệm ở mức sao, N= 2.k = 6; N0- các thí nghiệm ở trung tâm, N0=1. Vậy tổng thí nghiệm cần thực hiện là 15.

Biến thiên của 3 yếu tố trong vùng thí nghiệm gồm các mức cơ sở, mức trên và mức dưới, các giá trị này được chọn dựa vào phân tích kết quả đơn yếu tố.

Trong các mức khác nhau của yếu tốXiquan trọng nhất là mức cơ sở Xio được xác định theo công thức:

Xi0= (XiminXimax)/2 (2.2) Sau cùng là khoảng biến thiên eicủa các yếu tố X:

ei = Xi max - Xi0 = Xi0 - Xi min (2.3)

Để chuyển đổi từ giá trị tự nhiên sang dạng tọa độ sử dụng biểu thức: xi = (Xi - Xi 0)/ei (2.4)

trong đó: xi - giá trị mã; Xi - giá trị dạng thực của yếu tố thứ i.

Ở dạng mã mức dưới của mỗi yếu tố có giá trị (-1), mức cơ sở có giá trị (0), còn mức trên có giá trị (+1).

Để làm cơ sở cho khâu tổ chức thí nghiệm và xử lý số liệu sau này ta

lập bảng đối chiếu giữa các giá trị thực và dạng mã cho từng yếu tố (bảng 2.2)

và xây dựng ma trận thí nghiệm (bảng 2.3) theo nguyên tắc các thí nghiêm hoàn toàn độc lập.

Bảng 2.2. Mã hoá của các thông số đầu vào Các yếu tố Mức biến thiên Mã hoá X1 X2 X3 P (Mpa) L (g/m2) τ (phút) Mức trên +1 1,6 250 75 Mức cơ sở 0 1,2 200 60 Mức dưới -1 0,8 150 45

b. Thành lập ma trận thí nghiệm

Ma trận thí nghiệm Hartley được sắp xếp như trong bảng 2.3

Bảng 2.3. Ma trận thí nghiệm Hartley STT Dạng mã Dạng thực X1 X2 X3 P (Mpa) L (g/m2) τ (phút) 1 -1 -1 -1 0,8 150 45 2 -1 +1 -1 0,8 250 45 3 0 0 -1 1,2 200 45 4 +1 -1 -1 1,6 150 45 5 +1 +1 -1 1,6 250 45 6 -1 0 0 0,8 200 60 7 0 -1 0 1,2 150 60 8 0 0 0 1,2 200 60 9 0 +1 0 1,2 250 60 10 +1 0 0 1,6 200 60 11 -1 -1 +1 0,8 150 75 12 -1 +1 +1 0,8 250 75 13 0 0 +1 1,2 200 75 14 +1 -1 +1 1,6 150 75 15 +1 +1 +1 1,6 250 75 c. Tiến hành thí nghiệm

Tiến hành các thí nghiệm theo ma trận đã lập, với số lần lặp lại của từng thí nghiệm m =3. Sau khi thu được các sản phẩm ván tương ứng với từng chế độ (lô thí nghiệm) tiến hành xác định các thông số đặc trưng cho chất lượng sản phẩm. Kết quả các số đo trong khi làm thí nghiệm luôn được chú ý

để đảm bảo giảm thiểu các sai số thô, sai số hệ thống gây ra do độ nhậy và độ chính xác của dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.

d. Phương pháp xử lý số liệu và xác định mô hình toán học

Từ hệ thống số liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng chương trình phần mềm xử lý số liệu thông kê trong Excel và phần mềm xử lý số liệu đa yếu tố OPT của Mỹ đã được chép bản quyền và lưu hành tại Viện cơ điện Nông nghiệp Việt Nam trên máy vi tính để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

Sau khi đã tìm ra các phương trình hồi quy ta tiến hành kiểm tra tính tương thích của mô hình sau đó bắt đầu giải bài toán tối ưu nhằm tìm ra giá trị hợp lý nhất cho cả ba thông số đầu vào. Việc giải bài toán tối ưu được tiến hành theo phương pháp toán học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghệ bằng ván lạng gỗ tự nhiên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)