Công nghệ dán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghệ bằng ván lạng gỗ tự nhiên (Trang 31 - 33)

Máy ép nhiệt một tầng hoặc nhiều tầng dùng để dán mặt ván nhân tạo phải đảm bảo cho vật liệu dán chịu ép và chịu nhiệt đồng đều.

Khi phôi dán mặt đưa vào máy ép nhiệt, phía trên và dưới của phôi phải có tấm lớp kim loại có bề mặt phải phẳng nhẵn. Để lực ép phân bố đều, có thể dùng lớp đệm hoãn xung, ví dụ trên tấm lót kim loại dùng một lớp cao su chịu nhiệt dày 3 – 4 mm.

Ba yếu tố chủ yếu khi ép nhiệt dán ván lạng lên ván nhân tạo: áp suất, nhiệt độ và thời gian ép. Lực ép mà vật liệu dán chịu phải đảm bảo đồng đều trên toàn bộ bề mặt dán, có như vậy mới làm cho một số chỗ không phẳng của bề mặt dán tiếp xúc với nhau, dung dịch keo mới dễ dàng chui vào các khe hở của gỗ. Trạng thái chịu ép của lớp mặt dán phải duy trì cho đến khi dung dịch keo hoàn toàn đóng rắn. Khi dán ván lạng, áp suất ép có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền dán dính giữa vật liệu dán mặt và ván nền, khả năng chịu nước của lớp keo.

Gia nhiệt khi dán, một mặt làm tăng tốc độ dán dính, nâng cao hiệu suất ép, mặt khác lại làm tăng tính dẻo của vật liệu dán, làm cho chúng tiếp xúc đều, có lợi cho việc nâng cao độ bền dán dính. Nhiệt độ ép có quan hệ với loại keo.

Khi dán ván nhân tạo bằng ván lạng gỗ thì áp suất ép, loại keo liên quan đến tính chất ván nền.

Thời gian ép là thời gian cần thiết kể từ khi lực ép đạt trị số yêu cầu đến khi bắt đầu nhả bàn ép, cũng gọi là thời gian duy trì ép. Căn cứ chủ yếu xác định thời gian ép là dung dịch keo đóng rắn đầy đủ. Giới hạn cường độ cắt dọc của lớp keo ở trạng thái khô không nhỏ hơn 1MPa. Nếu điều kiện cho phép nên cố gắng giảm thời gian ép, như thế sẽ nâng cao hiệu suất của thiết bị, giảm nhiệt lượng tiêu hao, giảm ứng suất bên trong và giảm thời gian để sản phẩm sau khi dán mặt.

Thời gian ép có quan hệ với loại keo, loại gỗ và nhiệt ép. Còn một yếu tố không thể bỏ qua, đó là thời gian đóng bàn ép và tăng lực ép. Thời gian này càng ngắn càng tốt. Nếu thời gian quá dài, một phần dung dịch keo có thể

đóng rắn sớm, ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Đồng thời ván lạng sát bàn ép có thể co rút quá sớm sau khi dán, mặt ván dễ cong vênh biến dạng. Để tránh những khuyết tật trên, một mặt phải tìm biện pháp cố gắng rút ngắn thời gian đóng bàn ép và tăng áp, mặt khác có thể dùng giải pháp phun nước lên bề mặt ván lạng.

Ngoài ra, khi kết thúc quá trình dán ép, nên giảm áp từ từ. Nếu giảm áp đột ngột, nước trong ván nền sẽ thoát ra tạo nên hiện tượng "phồng rộp" làm cho ván lạng tách khỏi lớp keo, xuất hiện các khuyết tật bong keo, phân lớp. Ván nhân tạo dán mặt bằng ván lạng gỗ sau khi lấy ra khỏi bàn ép nhiệt, trước khi tiến hành gia công phải xếp đống một thời gian gọi là thời gian xếp đống công nghệ sau khi dán mặt. Mục đích chủ yếu là lợi dụng nhiệt dư trong ván làm cho keo đóng rắn thêm để nâng cao độ bền dán dính và độ ẩm phân bố đều gây tăng tính ổn định kích thước ván.

Thời gian xếp đống công nghệ sau dán và thời gian ép nhiệt có quan hệ với nhiệt độ trong phân xưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghệ bằng ván lạng gỗ tự nhiên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)