Cắt mẫu và kiểm tra các tính chất của ván sàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghệ bằng ván lạng gỗ tự nhiên (Trang 52 - 55)

a) Kiểm tra độ bền kéo của lớp mặt ván sau trang sức (ván lạng):

Dùng máy chuyên dung DYNATEST, độ chính xác 0,01 kN với tiêu chuẩn GB/T 15104 - 2006 để đánh giá, cụ thể:

+ Trên ván trang sức có phủ ván lạng, phay hoặc cắt một rãnh nhỏ hình tròn có đường kính 37,5 mm (đến phần tiếp xúc ván nền), chiều sâu rãnh bằng chiều dày của ván lạng. Nếu phay hoặc cắt sâu hoặc nông quá, kết quả phép đo không chính xác. Vì khi đó, mặt phá hủy mẫu không phải là phần phá hủy của lớp màng keo, cường độ lực đo được không phải là cường độ dán dính mà là cường độ kéo vuông góc bề mặt của ván.

+ Dù ng keo Epoxy gắn đầu ngàm vào chính giữa vòng tròn đã gia công, để khoảng 5-10 phút cho keo đóng rắn hoàn toàn rồi tiến hành lắp thiết

+ Tăng dần lực kéo bằng cơ cấu trục vít và tay quay cho tới khi mẫu bị phá hủy.

+ Đọc trị số đo lực trên thiết bị là trị số cực đại mà thiết bị đo được tính bằng kN (Kilo Niuton). Ứng suất kéo phá hủy được tính theo công thức:

σd = 4 / 1000 2 D P (MPa)

Trong đó: P - Trị số lực đo được trên thiết bị (kN) D - Đường kính đầu ngàm (mm)

Hình 4.2 Máy đo độ dán dính màng trang sức của ván sàn

b) Kiểm tra vết loang keo trên bề mặt sau trang sức:

Tiến hành kiểm tra vết loang keo trên bề mặt ván sau trang sức bằng ván lạng gỗ được thực hiện theo tiêu chuẩn LY/T-1599-2002. Công cụ thí nghiệm là (bút chì, thước kẻ, kính lúp) tiến hành kẻ ô như hình 2.2 dưới đây:

1 mm

1 mm Ván lạng

Tiến hành kẻ 100 ô vuông có kích thước 1 x 1 mm. Sau đó tiến hành dùng kính lúp quan sát, kiểm tra và đếm số ô loang keo (tràn keo) trên tổng diện tích số ô đã chia trên bề mặt ván tính theo tỷ lệ (%), so sánh với tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đạt được.

Các cấp theo tiêu chuẩn đánh gía được phân ra như sau:

Loại 1: Không có vết loang keo trên bề mặt (sạch, phẳng nhẵn và màu sắc đồng đều).

Loại 2: Không có vết loang keo trên bề mặt.

Loại 3: Tổng số ô loang keo trên bề mặt ván ≤ 3%. Loại 4&5: Tổng số ô loang keo trên bề mặt ván ≤ 5%.

c) Kiểm tra độ bền uốn tĩnh của ván sau trang sức:

- Kích thước mẫu thử (20t + 50) x 50 x t, mm, trong đó t là chiều dầy sản phẩm (15 mm), số lượng mẫu thử 10 mẫu trên một mức thí nghiệm.

- Phương pháp kiểm tra: Sau khi cắt mẫu, tiến hành đo kiểm tra chiều rộng và chiều dày ở phần giữa của mẫu thử, sau đó đem mẫu đặt vào vị trí hai bên gối đỡ của máy thử tính chất cơ lý MTS và kiểm tra độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi của mẫu theo tiêu chuẩnEN 310 (1993) .

Mẫu thử được lắp và đặt tải trọng theo sơ đồ Hình 2.3

+ Công thức xác định: 2 max 2 3 bt l F MORg 2 3 1 2 3 / , 4 ) ( mm N f bt F F l MOE g  

Trong đó: MOR - độ bền uốn tĩnh, MPa

MOE - modul đàn hồi uốn tĩnh, MPa Fmax - lực phá huỷ mẫu, N

lg - khoảng cách giữa hai gối đỡ, mm b - chiều rộng mẫu, mm

t - chiều dày mẫu, mm f - độ võng của mẫu, mm.

Hình 4.4 Sơ đồ thử độ bền uốn tĩnh

1- đầu nén; 2- mẫu thử; 3- gối đỡ; 4- đế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghệ bằng ván lạng gỗ tự nhiên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)