Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng ngập mặn ở một số tỉnh phía bắc việt nam​ (Trang 36 - 45)

1.2.3 .Hoạt động sinh kế và sự suy thoái rừng ngập mặn

3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng về phân vùng Rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển Việt Nam, vùng ven biển Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc Vùng Đông bắc được chia làm 3 tiểu vùng, tiểu vùng 1 : từ Móng cái đến Cửa Ông, tiểu vùng 2 : từ Cửa Ông đến Cửa Lục, tiểu vùng 3 từ Cửa Lục đến Đồ Sơn. Vùng Đồng bằng bắc bộ chia làm 2 tiểu vùng : Tiểu vùng 1 từ Đồ Sơn đến Văn úc, tiều vùng 2 từ Văn úc đến Lạch trường.

Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ đến phân bố,sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn như sau

Vi trí đia lý

- Kéo dài từ vĩ độ 20° Bắc đến vĩ độ 22°5 Bắc, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm biến tính có mùa đông.

Khu vực Đông bắc (Quảng Ninh), từ Móng Cái đến Cửa Nam Triệu, hoàn toàn thuộc địa phận hành chính tỉnh Quảng Ninh, với bờ biển dài 250km, kéo dài từ Trà Cồ (Móng Cái), nằm ở vĩ độ 22°5 Bắc đến huyện Yên Hưng (Quảng Yên), giáp với thành phố Hải Phòng, vĩ độ 21 °5 Bắc. Đặc điểm bờ biển Quảng Ninh là lồi lõm, gồ ghề, khúc khuỷu, chạy theo hướng từ Đông sang Tây.

- Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 20030’39” đến 21001’15” vĩ độ Bắc và từ 106023’39” đến 107008’39” kinh độ Đông; Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007’35” đến 20008’35” vĩ độ Bắc và từ 107042’20” đến 107044’15” kinh độ Đông.

Về ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không với các tuyến trục quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, sân bay Cát Bi, cảng Hải Phòng...

Vị trí địa lý của Hải Phòng hội tụ đầy đủ các lợi thế cho việc khai thác các tiềm năng tự nhiên và xã hội để xây dựng một thành phố cảng hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, một cực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế “2 hành lang, 1 vành đai” (Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; vành đai ven biển).

- Nam Định vi trí đông nam giáp biển và nằm giữa sông Hồng và sông Đáy cũng khiến cho Nam Định là bộ phận châu thổ trẻ của đồng bằng sông Hồng. Nơi đây còn chịu tác động của biển do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn vẫn lan vào qua các cửa sông, nhất là cửa sông Ninh Cơ - nơi mà biên giới mặn 4%0 cực đại vào sâu tới 42km, biên giới mặn 10/00 cực đại vào tới 47,5km.

Đăc điềm khí hâu.

- Quảng Ninh

Không những nằm ở vĩ độ Bắc cao nhất vùng ven biển Quảng Ninh còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc mạnh nhất. Trong 1 năm ở Quảng Ninh có từ 20 - 25 đợt gió mùa Đông - Bắc mang không khí lạnh tràn về; trung bình trong 1 tháng mùa Đông (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau: 4

tháng) có từ 3 đợt đến 5 đợt gió mùa Đông - Bắc. Khoảng cách mỗi đợt gió mùa Đông - Bắc thông thường từ 5 - 10 ngày. Tốc độ gió thổi có thể đạt từ 5 - 15m/giây. Gió mùa Đông - Bắc đã làm giảm nhiệt độ không khí đột ngột khoảng 4 - 5°c, có khi giảm tới 10°C. Trong mùa Đông, vào các tháng 12, 1, 2 đôi khi có sương muối.

Nhiệt độ trung bình năm từ 22°2 ( Tiên Yên ) đến 22°9 [°C] ( Hòn Gai) và có từ 5 - 6 tháng trong 1 năm, có nhiệt độ trung bình tháng < 20°c. Trong 1 năm có khoảng 120 ngày có nhiệt độ không khí thấp hơn 20°C; trong đó có khoảng 80 ngày có nhiệt độ không khí thấp hơn 15°c. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1 - 2°c ( Tiên Yên ); 2 - 3°c (Móng Cái) và 2 - 3.8°c ( Ba Chẽ).

Căn cứ vào công thức của Gaussen: R < 2 X t° trung bình tháng, để xác định tháng trong năm có khí hậu khô, thì vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh, trong năm hầu như không có tháng khô, chi có 2 tháng có khí hậu hơi khô là tháng 12 và tháng 1.

- Hải Phòng

Hải Phòng nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa. Nằm ở ven biển có nhiều hải đảo nên khí hậu Hải Phòng chịu sự chi phối trực tiếp từ biển, phân hoá khí hậu ven biển của vùng đất liền và khí hậu của vùng đảo ngoài khơi, vừa mang đặc điểm chung khí hậu vùng đồng bằng miền Bắc, vừa có những đặc điểm riêng của vùng ven biển.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0C, nóng nhất vào tháng 6 - 7 và đầu tháng 8. Nhiệt độ cao tuyệt đối tới 41,5 0C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và đầu tháng 2, tối thấp tuyệt đối 4,5 0C. Biên độ trung bình giữa ngày và đêm và giữa các mùa khoảng 6,2 - 6,3 0C. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.500 0C.

+ Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.747 mm, nhưng trong mùa hè vũ lượng chiếm 85% so với cả năm. Lượng mưa cực đại trong một ngày đêm

(24 giờ) ở mùa hè cũng lớn hơn nhiều so với mùa đông, cá biệt có ngày mưa tới 500 mm. Trong mùa đông nhiều tháng mưa ít, chính vì vậy về mùa hè nơi có địa hình cao, đất bị rửa trôi xói mòn keo sét cùng các chất dinh dưỡng, nơi trũng thấp bị úng. Về mùa đông nước trong đất bị bốc hơi mạnh, vùng đất mặn, đất phèn mặt đất bị nứt nẻ, các chất phèn, chất muối bốc lên tầng đất mặt gây hại cho cây trồng, nhiều nơi các tầng dưới có hiện tượng tích luỹ tương đối và tuyệt đối sắt nhôm, điển hình là kết vòng giả hình ống.

+ Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 82%, có sự chênh lệch theo vùng và theo mùa, dao động trong khoảng 78 - 91%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng 11, 12. Cao nhất vào tháng 3, 4.

+ Gió, bão: Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Tốc độ trung bình hàng năm là 2,8 - 7 m/s. Trong mùa hè, đặc biệt trong các tháng 7, 8, 9 bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng, tốc độ gió bão lớn nhất lên tới trên 50 m/s. Ngoài ra bão và áp thấp nhiệt đới thường đổ bộ vào các khu vực lân cận gây ảnh hưởng lớn đến Hải Phòng.

Hải Phòng có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm gần chính giữa vịnh Bắc Bộ, quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn có khí hậu đại dương rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ mát, điều dưỡng.

- Nam Định

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24 °C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17 °C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29 °C.

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2

năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.

Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m

Đăc điểm thuỷ văn.

Quảng Ninh có 30 con sông, suối lớn nhỏ, có chiều dài trên 10km. Phần lớn các sông ngòi ở Quảng Ninh là các sông nhỏ, có diện tích lưu vực dưới 300km2, với lưu lượng nước thấp. Ở Quảng Ninh có 3 con sông tương đối lớn hơn cả, là:

+ Sông Ka Long: Chảy dọc theo biên giới Việt Trung một đoạn dài 65km có diện tích lưư vực 773km2, phần ở địa phận Quảng Ninh là 90km2, có 3 nhánh nhỏ chảy trên địa phận Trung Quốc và 5 nhánh nhỏ chảy trên địa phận huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Hạ Lưu sông rộng, độ dốc nhỏ, thoát lũ nhanh.

+ Sông Tiên Yên: Có diện tích lưu vực khá rộng 1070km2, bắt nguồn từ dãy núi Nam - Châu Lĩnh, với độ cao trên mặt biển 1175m, sông dài 82km có 7 nhánh sông, lưu lượng nước trung bình hàng năm của sông lớn hơn gần 4 lần sông Hà Cối: 23.5m3/sẽ. Hàng năm đưa biển Đông khoảng hơn 74 triệu m3 nước, với 5557 tấn phù sa. Sông Tiên Yên có độ dốc lưu vực lớn, lũ tập trung nhanh, nhưng cửa sông hẹp, lại có ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều, nên trong mùa mưa thường hay gây ra lũ lớn ở hạ lưu.

+ Sông Ba Chẽ: Có diện tích lưu vực 978km2 bắt nguồn từ nơi có độ cao thấp: 275m, trên mặt bể, sông dài 78.5km có 11 nhánh nhỏ phân bố đều theo sông chính. Lũ tập trung nhanh, cửa sông hẹp, độ dốc hạ lưu nhỏ, nên thoát lũ kém

Nhìn chung sông suối ở Quảng Ninh nhỏ bé, ngắn và dốc, thung lũng hẹp và sâu, bắt nguồn ở các vùng có độ cao trên mặt biển 500 – l000m, có nơi cao tới 1300m, thuộc cánh cung Đông Triều. Nham thạch được cấu tạo trong vùng chủ yếu là sa thạch, đá Riôlít và phấn thạch sét ... Sông có lưu lượng nước nhỏ 3.07m3/s đến 23.5m3/ s. Hàng năm đưa ra biển Đông từ 9 - 74 triệu m3 nước, với từ 700 - 5557 tấn phù sa. Sản phẩm bồi tụ chủ yếu là các sản phẩm phong hoá đất nhiệt đới ẩm, giàu ôxy sắt và nhôm, ít bùn sét và giàu cát lượng phù sa bồi tụ từ các sông ngòi ở Quảng Ninh không đáng kể. Nơi cửa sông Bạch Đằng, có lượng phù sa bồi đắp lớn nhất ở Quảng Ninh 4 triệu tấn / năm cũng chỉ lấn ra biển hàng năm từ 3 - 4 m.

- Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km2, là vùng có mật độ sông lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng chảy của các con sông chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, sông uốn khúc nhiều vận tốc dòng chảy không lớn lắm, lượng phù sa lớn tạo thành nhiều bãi bồi trong lòng sông và ở các cửa sông, làm cản trở giao thông đường thuỷ và luồng lạch vào cảng. Tuy nhiên, lượng phù sa trong nước sông cũng có tác dụng làm tăng độ màu mỡ cho đất và giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển và mở rộng vùng châu thổ, trung bình mỗi năm ở ven biển Hải Phòng có khoảng 350 ha đất bãi mới được bồi.

Vận tốc và lưu lượng dòng chảy của các sông biến đổi theo mùa và chu kỳ thuỷ triều, các sông lớn của Hải Phòng đều đổ trực tiếp ra biển nên việc thoát lũ rất thuận lợi.

Những sông chính gồm có:

+ Sông Bạch Đằng: đoạn qua Hải Phòng dài 42 km, rộng 1.000 - 1.500 m sâu 7 -10 m, đoạn cửa sông rộng 1.200 - 2.000 m, sâu 8 - 13 m.

+ Sông Cấm: là hợp lưu sông Kinh Môn và sông Kinh Thầy dài 37 km, rộng 400 - 500 m, sâu 6 - 8 m, lưu lượng dòng chảy Qmax = 5.215 m3/s, khi

triều lên Qmax= 2.240 m3/s.

+ Sông Lạch Tray: dài 43 km, rộng 100 - 150 m, sâu 3 - 8 m, lưu lượng dòng chảy Qmax= 525 3/s.

+ Sông Văn Úc: dài 41 km, rộng 200 - 600 m, sâu 6 - 8 m, lượng phù sa của sông Văn Úc rất cao. Trên địa bàn Hải Phòng tổng lượng sa bồi trong nước của các con sông đổ ra vùng cửa biển ước khoảng 13 triệu tấn, thì riêng sông Văn Úc là 9 triệu tấn.

Sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray có ý nghĩa rất lớn với việc phát triển giao thông đường thuỷ của Hải Phòng.

Ngoài các con sông chính nói trên, Hải Phòng còn nhiều sông nhánh và hệ thống kênh rạch tự nhiên, nhân tạo chia cắt khắp địa hình Thành phố như sông Giang, sông Đa Độ, sông Tam Bạc, sông Rế, sông Thái Bình, sông Giá, kênh Hòn Ngọc... Nhiều sông đã được cải tạo bằng các công trình thuỷ lợi ngăn triều, ngăn mặn trở thành các hồ chứa nước ngọt lớn phục vụ cho nông nghiệp và dân sinh.

Nhìn chung nguồn nước của các con sông khá dồi dào, tuy nhiên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều, nên việc đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống còn hạn chế. Tình trạng bồi lắng ở các cửa sông cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp nhận tàu thuyền vào các cảng.

Biển và bờ biển

Bờ biển Hải Phòng khá thoải từ bờ đến độ sâu 10 - 20 m khoảng cách từ 7 - 20 km. Đặc biệt là vùng Lạch Huyện - Cát Hải có điều kiện để xây dựng cảng nước sâu.

- Khí hậu Nam Định cũng có những sắc thái riêng do vị trí đông nam giáp biển. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23-240C, độ ẩm trung bình năm 83- 84%. Nam Định có lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 đến 1.800mm, chia làm 2 mùa rõ rệt, số giờ nắng trong năm khoảng 1.650-1700 giờ.

Đất đai

Đất ngập mặn ở tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định được hình thành chủ yếu do quá trình bào mòn tích tụ của các dòng thuỷ triều lên xuống, trên các bãi triều vẫn còn tồn tại các hệ thống lạch triều vuông góc với bờ biển. Các sản phẩm bồi tụ thường là tại chỗ, bao gồm các mảnh đá vỡ, dăm, sạn, cuội, sỏi và cát (Si02). Trong các sản phẩm trầm tích, tỷ lệ cát mịn chiếm tới 40 - 45%.

Đăc điểm thuỷ triều.

Vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định theo chế độ nhật triều: Trong 1 ngày, 1 đêm chỉ xuất hiện 1 lần nước triều lên và 1 lần nước triều xuống. Mực nước triều trung bình trong năm : 228cm - 293cm. Độ lớn cực đại của thuỷ triều ( mực nước triều cao nhất ): 466cm, Trung bình mực nước chân triều thấp nhất: - 17cm đến - 72cm. Trung bình độ chênh lệch mực triều lên và xuống lớn nhất: 355 - 450cm

Vùng biển Hải Phòng có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình là thuỷ triều theo chế độ nhật triều: độ cao 3,7 – 3,9m cao nhất là +4,44m chu kỳ triều ổn định kéo dài 24 giờ. Nước rũng xuất hiện trong tháng 7, 8; nước cường xuất hiện tháng 12 và tháng 1. Các sông và kênh rạch trong khu vực Hải Phòng đều ảnh hưởng của thuỷ triều, vào mùa khô nước triều dâng cao đưa nước mặn vào sâu trong lục địa qua các dòng sông. Vào mùa lũ, lúc triều rút vận tốc dòng chảy của sông tăng lên nhiều, tạo thành vịnh cửa sông. Thuỷ triều có ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước và chuẩn bị kỹ thuật đất đai xây dựng thành phố và ảnh hướng đến sản xuất nông nghiệp.

Chế độ sóng trên vùng biển Hải Phòng chia thành hai mùa: Trong mùa gió Đông Bắc độ cao sóng 0,75 - 2,2 m, trong mùa hè độ cao sóng trung bình 1,2 - 1,5 m, cao nhất đến 4,8 m. Khi có bão sóng từ 4,5 - 10 m.

đối lớn, tạo ra động lức quan trọng để hình thành các bãi triều. Trong năm, nước triều lên cao vào các tháng 5, 6, 7 và tháng 10, 11, 12 đến tháng 1 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng ngập mặn ở một số tỉnh phía bắc việt nam​ (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)