Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ngập mặn
4.3.2. Trồng và phục hồi rừng ngập mặn
4.3.2.1. Bối cảnh chung về các chương trình, dự án trồng rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu
Từ những năm 2000, công tác phát triển RNM ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Tính đến năm 2010, có hơn 10 chương trình, dự án đầu tư gây trồng, bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định. Tổng diện tích trồng rừng tính đến năm 2010 còn lại ước tính đạt khoảng 12,798.49 ha.
Các loài cây trồng chủ yếu gồm trang, bần chua, đước vòi và mắm biển. Đây là những loài cây phân bố tự nhiên, kỹ thuật dễ gây trồng và phù hợp với điều kiện sinh thái của các địa phương. Phương thức trồng rừng trước năm 2000 là đơn loài, đơn tầng. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu, đánh giá nhận thấy rằng trồng rừng đơn ưu dễ thực hiện tuy nhiên thể hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là về hiệu năng phòng hộ và tỷ lệ thành rừng. Do vậy, từ năm 2000 trở đi các chương trình dự án đầu tư trồng RNM chuyển sang trồng đa loài, đa tầng tán.
Có nhiều mô hình trồng rừng được triển khai cho nhiều đối tượng lập địa, đất sản xuất. Thực nghiệm trồng rừng trên vuông tôm bỏ hoang hỗn giao theo hàng Trang, Bần Chua, Đước vòi và Mắm Biển. tỷ lệ sống trên 80% (Quảng Ninh). Mô hình trồng rừng 2 tầng chắn sóng bảo vệ đê biển tạo được rừng ngập mặn 2 tầng tán, sinh trưởng tốt, hiệu quả tốt (Hải Phòng). Ngoài ra, mô hình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò giá trị của rừng ngập mặn cũng được quan tâm, góp phần rất lớn vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn tại địa phương.
4.3.2.2. Tỉnh Quảng Ninh
Từ năm 1996 đến 2008, tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều các dự án, chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển. Tổng diện tích đã trồng khoảng 4.586 ha với tổng kinh phí là 12.285.894.000 đồng (trung bình 2.679.000 đồng/ha). Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng còn lại khoảng 1.926 ha, bao gồm:
- Chương trình ngập mặn của Hội CTĐ Nhật Bản
Theo báo cáo tổng hợp của Hội CTĐ tỉnh Quảng Ninh, từ năm 1996 đến 2005, tổng diện tích trồng RNM ven biển Quảng Ninh là 1.933 ha (trung bình 215 ha/năm). Sau khi trồng rừng từ 1 – 3 tháng tỷ lệ thành rừng khá cao (trung bình 80%), nhưng sau 2 – 3 năm thì tỷ lệ thành rừng ở các địa điểm trồng rừng là rất thấp, có nhiều địa phương đã có những diện tích rừng mất trắng hoàn toàn. Theo thống kê của Hội CTĐ năm 2005 thì diện tích RNM của Dự án chỉ còn khoảng 675,65 ha (35%) tổng diện tích đã trồng (Hội CTĐ Quảng Ninh, 2005)
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Quảng Ninh, đến tháng 6/2008 diện tích rừng này chỉ còn khoảng 785,15 ha (40,6% tổng diện tích đã trồng). Diện tích còn lại tập trung chủ yếu ở các nơi mà cây được trồng vào các lỗ trống trong rừng tự nhiên hoặc những địa điểm đã thành rừng hoặc được trồng lại nhiều lần. Tuy nhiên, thành công của chương trình là không thể phủ nhận vì đã khuyến khích đông đảo tầng lớp nhân dân, hội viên tham gia, tổ chức các hoạt động và tuyên truyền sâu rộng giúp nhân dân nâng cao về nhận thức về vai trò của RNM và nâng cao ý thức bảo vệ RNM.
- Dự án PAM 5325.
Dự án được thực hiện trong 3 năm (1996 – 1998) và đã trồng được 463 ha RNM tren địa bàn 8 huyện thị ven biển của Quảng Ninh. Tỷ lệ sống khi nghiệm thu đều đạt trên 90%. Trong đó, đáng kể nhất là dự án đã tạo được vành đai rừng trồng cây Bần chua phòng hộ ven đê tại một số xã khu vực Phà Rừng - huyện Yên Hưng, hiện tại Bần chua sinh trưởng, phát triển rất tốt, phát huy hiệu quả trong việc ngăn sóng, tạo vành đai xanh bảo vệ đê biển và là nơi tăng thu đáng kể nguồn lợi thuỷ sản cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch sử dụng đất RNM nên một số diện tích rừng trồng tại Yên Hưng và Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn đã bị phá hoại và chuyển mục đích sử dụng sang nuôi tôm quảng canh,…
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Ninh, đến tháng 6/2008 diện tích rừng của dự án PAM còn khoảng 210,81 ha (46% tổng diện tích đã trồng). Ngoài những nguyên nhân đã đề cập ở trên thì còn một nguyên nhân rất quan trọng làm giảm diện tích rừng đó là một số diện tích rừng sau khi trồng sau khi bàn giao cho chính quyền các xã quản lý trong khi không có cơ chế hưởng lợi và giám sát rõ ràng đã dẫn đến tình trạng để mất hoặc làm giảm đáng kể chất lượng và số lượng RNM đã trồng.
- Dự án ACTMANG Nhật Bản.
Dự án đã trồng được 150 ha Trang tại xã Đồng Rui – Tiên Yên trong 2 năm (2000-2002), nhưng cây trồng sau 1 năm sinh trưởng và phát triển rất kém. Nguyên nhân được xác định là do chọn lập địa trồng. Một số diện tích trồng trong các vuông tôm bỏ hoang, do bị ô nhiễm nguồn nước nên cây trồng chết hàng loạt, tỷ lệ thành rừng thấp. Hiện nay diện tích rừng trồng của dự án còn lại rất ít (khoảng 66 ha), mọc rải rác hoặc tập trung thành các đám nhỏ xen lẫn cây ngập mặn tự nhiên như Sú, Vẹt, Đước,…
- Dự án KTV Hà Lan.
Trồng được 750 ha các loài Trang, Vẹt, Đước tại hai xã Đồng Rui và Hải Lạng – Tiên Yên. Rừng được trồng chủ yếu vào các lỗ trống trong rừng tự nhiên. Theo Ban quản lý của các địa phương thì diện tích rừng hiện còn khoảng 400 ha (53% tổng diện tích đã trồng), tỷ lệ sống đạt khoảng 85%.
- Hợp phần Suma – Đan Mạch.
Trồng được 450 ha trong 2 năm 2003 và 2004. Hiện nay diện tích này còn khoảng 170 ha chiếm 37%. Nguyên nhân là do trồng ở khu vực có độ mặn thay đổi nhanh nên cây trồng không thích nghi kịp. Chiều cao trung bình của rừng hiện nay khoảng 140 – 180 cm, mật độ tương đối đảm bảo, tỷ lệ sống đạt trên 85%.
- Dự án 661.
Theo kế hoạch đến năm 2008 tỉnh Quảng Ninh trồng được 840 ha RNM bao gồm các loài cây Trang, Mắm, Đước,… Tuy nhiên tỷ lệ sống và thành rừng tại các địa điểm trồng là không cao, hiện chỉ còn khoảng 294 ha (không quá 35%). Nguyên nhân là do đầu tư thấp, việc triển khai kế hoạch chậm dẫn đến không đảm bảo về thời vụ, bị phá do tàu thuyền và người dân khai thác hải sản.
Hình 4.19: Rừng Mắm biển và Đước vòi + Vẹt dù bông đỏ tại Quảng Ninh
- Mô hình trồng rừng trên vuông tôm bỏ hoang
Trồng rừng trên vuông tôm bỏ hoang của Viện Khoa học Lâm nghiệp xây dựng từ năm 2003 tại thôn Hạ xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên. Trồng rừng bằng cây con có bầu 12 tháng tuổi, gồm 4 loài cây là : Trang, Bần Chua, Đước vòi và Mắm Biển. Trồng theo phương thức hỗn giao theo hàng, giữa Trang 17.500- 19.600 cây/ha với Bần chua 640 cây/ha hoặc Đước vòi 2.500 cây hoặc Mắm biển 2.500. Các loài cây trồng vào các thời điểm khác nhau để
phù hợp với chế độ thủy triều và độ mặn của nước biển. Trước khi trồng rừng 1 tháng, tiến hành phá bỏ các cống, đê để nước thủy triều có thể lưu trông dễ dàng vào trong đầm.
Kết quả: Tỷ lệ sống của cây Đước, Trang là khá cao, (>80%) và cao hơn so với đối chứng là trồng bằng trụ mầm khoảng 15%, chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao cao hơn đối chứng 21,5- 40%
4.3.2.2. Thành phố Hải Phòng
Trước đây, toàn bộ hệ thống đê biển của Hải Phòng đều có RNM tự nhiên, nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế mà đã bị tàn phá và chuyển đổi mục đích sử dụng. Những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng phòng hộ, bảo vệ môi sinh của RNM mà Hải Phòng đã nhận được nhiều sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, của Nhà nước để trồng và khôi phục hệ sinh thái RNM tại địa phương.
Từ năm 1997 đến 2008, Thành phố Hải Phòng có rất nhiều các dự án, chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển. Tổng diện tích đã trồng khoảng 5.379 ha với tổng. Kết quả trồng RNM được thống kê như bảng sau.
Bảng 4.10: Tổng hợp diện tích trồng RNM Thành phố Hải Phòng TT Tên chương trình/Dự án Diện tích (ha) Địa điểm
1 Hội CTĐ Nhật Bản 2.227 Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Hải An, An Lão, Cát Hải, Tiên Lãng,…
2 PAM 5325 550 Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên, An Lão,…
3 Actmang Đan Mạch 1.202 Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên, An Lão,…
4 661 1.400 Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên, An Lão,…
Tổng cộng 5.379
(Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển RNM Thành Phố Hải Phòng, năm 2008)
Các loài cây trồng và loại rừng chủ yếu ở Hải Phòng như sau: - Trang thuần loài: 1000 ha.
- Bần thuần loài: 1.000 ha.
- Hỗn giao Trang + Bần; Trang + Bần + Mắm ; 3.379 ha
Được trồng tập trung ở các vùng cửa sông, bãi triều ven biển của các quận, huyện, thị xã ven biển.
Trong những năm 2000 trở về trước, hầu hết các chương trình, dự án trồng RNM tại Hải Phòng, tập trung vào việc trồng thuần loài các loài cây Trang và Bần. Trong những năm gần đây, do nhận thấy tác dụng của việc trồng rừng hỗn loài, Hải Phòng đã trồng được hơn 3.000 ha rừng ngập mặn hỗn loài với các loài cây chủ yếu là Trang, Bần và một số ít diện tích Sú, Đước. Hiện nay, các diện tích rừng trồng của Hải Phòng sinh trưởng và phát triển khá tốt, nhưng tỷ lệ thành rừng thấp (khoảng 38%).
Hình 4.20: Rừng Trang thuần loài và hỗn giao Bần chua + Trang tại Hải Phòng
Ngoài ra ở Hải Phòng cũng có một số mô hình trồng thử nghiệm và mang lại hiệu quả rất cao, đặc biệt là trong chắn sóng bảo vệ đê biển.
Mô hình trồng rừng 2 tầng chắn sóng bảo vệ đê biển:
Mô hình được Viện Khoa học Lâm nghiệp xây dựng tại xã Tân Thành, quận Kinh Dương, Hải Phòng năm 2002- 2003, trên đất bùn chặt với 2 loài cây là Bần chua (tầng 1) với mật độ 800- 1.200 cây/ha và Vẹt (tầng 2) với mật độ 8.250 cây/ha
Kết quả đã tạo được rừng ngập mặn 2 tầng tán, sinh trưởng tốt và có hiệu quả chắn sóng bảo vệ đê biển cao như đã giảm độ cao của sóng từ 120 cm trước rừng xuống chỉ còn 20- 30 cm sau rừng. Đồng thời tốc độ bồi lắng phù sa dưới rừng cao hơn 10 lần so với đối chứng.
Mô hình trồng Bần chua trên lập địa cát đen:
Trồng tại xã Tân Thành, quận Kinh Dương, Hải Phòng năm 2004, trên đất cát đen loài cây là Bần chua do Trung tâm Công nghệ cao Nông, Lâm nghiệp Hải Phòng thực hiện.
4.3.2.3. Tỉnh Nam Định
Theo báo cáo Thực trạng và giải pháp phát triển RNM năm 2008 của Nam Định thì RNM tại đây được trồng từ năm 1997 do Hội CTĐ Đan Mạch tài trợ. Ngoài ra còn có các dự án trong nước như Dự án PAM, 661. Tính đến hết năm 2007, Nam Định đã trồng được 5.336 ha rừng với các loài cây chủ yếu là Trang, Bần, Sú, Đước,… Được trồng tập trung ở các vùng cửa sông, bãi triều ven biển
Bảng 4.11: Tổng hợp diện tích trồng RNM tỉnh Nam Định TT Tên chương trình/Dự án Diện tích (ha) Địa điểm
1 Hội CTĐ Đan Mạch 2.231 Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng,…
2 PAM 5325 550 Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng,…
3 661 1.450 Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng,…
4 Khác 1.105 Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng
Tổng cộng 5.336
(Nguồn: Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển RNM tỉnh Nam Định, năm 2008)
Rừng RNM trồng ven biển Nam Định do biến động tự nhiên của dòng chảy của sông Hồng, nên vùng bãi bồi thường bị biến động dẫn đến rừng trồng tại một số nơi cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra một số yếu tố khác như bão, triều cường, hà bám do độ mặn nước biển cao làm cây chết hang loạt dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm, mật độ cây trồng sau nhiều năm vẫn không đủ mật độ để thành rừng. Bên cạnh đó công tác quy hoạch còn mang tính cứng nhắc, mới chỉ quan tâm đến yếu tố thị trường mà chưa quan tâm đến yếu tố xây dựng và phòng hộ của RNM.
Hình 4.21: Rừng Sú thuần loài và hỗn giao Trang + Bần tại Nam Định
4.3.2.5. Đánh giá chung về công tác trồng RNM ở các tỉnh
Kết quả tổng hợp số liệu cho thấy Dự án 661 đầu tư trồng rừng diện tích lớn nhất, khoảng 9,377 ha, tiếp theo là đầu tư của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch với hơn 6,500 ha và theo sau là Hội chữ thập đỏ của Nhật cũng có mức diện tích đầu tư trồng khá cao 5,303 ha. Các tổ chức, chương trình khác như AC TMANG, KTV Hà Lan, Suma Đan Mạch, Nhi đồng Anh, PAM 4304 và Ofam Anh có mức đầu tư tương đối thấp, dao động từ khoảng 2,293 ha đến 255 ha. Trong đó, chương trình PAM 4304 có diện tích trồng rừng ban đầu thấp nhất, chỉ đạt khoảng 255 ha. Ngoài ra, còn một số tổ chức khác đầu tư với tổng diện tích khoảng 2,046 ha.
Hội CTĐ Nhật , 5303 PAM 5325, 1563 ACTMANG , 2293 KTV Hà Lan, 750 Suma - ĐM, 450 Hội CTĐ ĐM, 6548 Nhi dong Anh, 355
PAM 4304, 255 Oxfam UK&I, 377
Khác, 2046
DA 661, 9377
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000
Hình 4.22: Biểu đồ diện tích rừng ngập mặn do các dự án thực hiện tại các tỉnh miền Bắc
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, diện tích RNM có những biến động nhất định. Kết quả điều tra số liệu ở các tỉnh phía Bắc chứng minh rằng, tỷ lệ diện tích rừng còn lại của các chương trình dự án đầu ra là rất thấp, trung bình khoảng 49,1% và được thể hiện ở biểu đồ dưới đây.
4586 5379 9914 5336 1233 1513 1356 40 38 42 50 51 57 54 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Q. Ninh H. Phòng T.Bình N.Định N.Bình T. Hóa H. Tĩnh
Hình 4.23: Biểu đồ diện tích trồng RNM và tỷ lệ còn lại tính đến năm 2010
Từ hình 4.23 cho thấy diện tích rừng trồng ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định chênh lệch nhau không lớn, có giá trị 4,586 ha, 5,379 ha và 5,336 ha theo lần lượt. Tỷ lệ diện tích rừng trồng còn lại ở Hài Phòng là thấp nhất, chỉ khoảng 38%, tiếp đến là ở Quảng Ninh chỉ 40%; trong khi đó tỷ lệ rừng còn lại ở Nam Định là khá cao, khoảng 50%.
Qua điều tra, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thành rừng và tỷ lệ sống cây ngập mặn thấp, cụ thể gồm 4 nhóm nhân tố chính.
- Mức đầu tư cho trồng và phát triển RNM còn quá thấp (Xem bảng 4.12).
Bảng 4.12: Suất đầu tư, hỗ trợ trồng 1 ha rừng ngập mặn ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định (đ/ha)
TT Nội dung Các chương trình, dự án
661 PAM HCTĐ Actmang KTV Suma
I Trang, mắm, đước, sú, vẹt... 580.656 1.270.985 1.600.000 2.000.000 2.000.000 1.000.000
1 Chi phí trực tiếp 540.000 854.622 1.600.000 2.000.000 2.000.000 1.000.000 - Hái quả 90.000 414.000 700.000 1.300.000 1.300.000 700.000 - Vận chuyển quả 180.000
- Công trồng 200.000 440.622 400.000 700.000 700.000 300.000 - Công chỉ đạo kỹ thuật 70.000
- Mua quả 500.000
2 Chi phí gián tiếp 40.656 416.000
II Bần chua 1.000.983 3.395.761 1.600.000
1 Chi phí trực tiếp 950.000 2.400.353 1.600.000 - Cây giống 600.000 1.287.500 700.000 - Công trồng 260.000 1.112.853
- Công chỉ đạo kỹ thuật 70.000 400.000 - Trồng dặm 20.000
Số liệu điểu tra cho thấy, trước năm 2005 mức đầu tư trồng RNM là 2 triệu đồng/ha. Hậu quả là chất lượng rừng đạt tỷ lệ thấp và chưa thu hút các tổ chức xã hội và người dân. Sau năm 2005 mức đầu tư trồng RNM được tăng lê gấp đôi so với năm 2000 (4.000.000 đồng/ha, từ năm 2006- 2008), sau đó tiếp