1.2.3 .Hoạt động sinh kế và sự suy thoái rừng ngập mặn
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.2.5. Thu nhập và đói nghèo
Trong nhân tố về kinh tế, thu nhập cũng như tỷ lệ đói nghèo có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội nói chung, trong đó công tác quản lý RNM cũng có những ảnh hưởng nhất định. Thu nhập và cơ cấu thu nhập ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định được thể hiện ở bảng 3.2.
Kế quả phân tích cho thấy rằng, người dân địa phương ở đây làm thuê là chủ yếu nên theo Bảng 3.2 tiền lương và tiền công nhận được bình quân lớn
hơn so với thu nhập từ các nguồn khác. Ở các khu vực này, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản mang lại nguồn thu lớn hơn nhiều so với sản xuất phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó chủ yếu vẫn là nguồn thu từ nông nghiệp và thủy sản, thu nhập từ lâm nghiệp không đáng kể.
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định năm 2011
Đơn vị: 1000 VNĐ
TT Tỉnh Chung Tiền lương,
tiền công Nông, lâm nghiệp, thủy sản Phi Nông, lâm nghiệp, thủy sản Khác 1 Quảng Ninh 1.328,3 627,7 177,5 274,5 248,6 2 Hải Phòng 1.199,4 547,7 134,2 205,9 311,7 3 Nam Định 854,6 274,0 262,5 145,8 172,3
(Nguồn: Tổng cục Tổng kê, Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2011)
Tỷ lệ hộ nghèo có giảm tuy nhiên không đáng kể, cụ thể tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định được thống kê ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định
Đơn vị: %
TT Tỉnh 2009 2010
1 Quảng Ninh 7,9 7,5
2 Hải Phòng 7,8 7,4
3 Nam Định 12,0 11,4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niêm giám thống kê 2011)
Trong hai năm (từ năm 2009 – 2010), ở các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng tỷ lệ hộ nghèo đều chỉ giảm 0,4%. Tỉnh Nam Định tỷ lệ này được cải thiện hơn nhưng cũng chỉ giảm được ≤ 1%.