Hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Hán hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của từ ngữ tiếng anh trong tiếng hán và tiếng việt hiện đại (Trang 29 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Hán hiện đại

1.2.1.1. Sự hình thành của từ mượn trong tiếng Hán

Trong lịch sử phát triển hơn 5000 năm, giữa các dân tộc Trung Hoa luôn có sự xung đột và giao lưu văn hóa, sự xung đột và giao lưu ấy không thể không dẫn đến sự hình thành của từ mượn. Từ mượn trong tiếng Hán nếu dựa theo nguồn gốc có thể phân thành hai loại: từ mượn trong nước và từ mượn nước ngoài.

1.2.1.2. Từ mượn nước ngoài

Đối với các yếu tố ngoại lai đến từ tiếng nước ngoài, cho đến nay tiếng Hán đã có ba đợt du nhập quy mô lớn những yếu tố trong tiếng nước ngoài vào tiếng bản ngữ.

a. Đợt đầu tiên theo dự đoán vào thời Tần Hán giao tranh, khi những yếu tố ngoại lai từ Tây Vực theo phật giáo du nhập vào tiếng Hán. Phật giáo

bắt đầu truyền bá vào Trung Quốc từ thời Hán Vũ Đế và vô cùng thịnh vượng vào đời Đường đã mang đến không ít những yếu tố vay mượn du nhập vào tiếng Hán.

Quá trình du nhập này lại chia thành ba giai đoạn như sau: 1: Giai đoạn đầu là thông qua ngôn ngữ Tây Vực;

2: Giai đoạn hai là thông qua các nhà tu hành (tăng nhân) Ấn Độ, Tây Tạng nhập vào Trung Nguyên;

3: Giai đoạn cuối cùng là đời Đường.

Dưới đây là những từ mượn được sử dụng nhiều: Phật/bụt (Buddha), A Di Đa phật (amitàbha), A la hán (arhàn/ arhat), tăng (samgha), Bồ tát (Bodhisattva), kệ (gàthà), thiền (dhyana), niết bàn (Nibbana), nam vô/ nam mô (namo; Bali), quan thế âm (Avalkitesvara), quỷ (mà ra).

Quá trình vay mượn này diễn ra rất phức tạp, một từ mượn phải trải qua nhiều dạng biến đổi rồi mới được định hình.

b. Bắt đầu từ thời Minh Thanh, cùng với sự đổ bộ của các nước phương Tây vào trung Quốc, các yếu tố của tiếng Tây Âu cũng bắt đầu du nhập vào tiếng Hán. Chiến tranh thuốc phiện kết thúc đồng thời mở ra một thời kỳ lịch sử mới ở Trung Quốc. Trên phương diện ngôn ngữ nó đánh dấu thời kỳ tiếng Hán cận đại. Thời kỳ này đế quốc phong kiến triều Thanh bước vào con đường diệt vong, những thành phần yêu nước mới và những giai cấp mới đã bước lên vũ đài chính trị. Dưới tác động của nhiều nguồn ngoại lực, cả đất nước Trung Quốc chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trở thành một xã hội hiện đại. Nguồn ngoại lực đó chính là các nước phương Tây với một hệ tư tưởng khác. Cuộc tiếp xúc này đem đến sự thay đổi lớn cho xã hội Trung

Quốc trên tất cả các phương diện: chính trị, xã hội, kinh tế... Và đặc biệt là sự xung đột giữa văn hóa truyền thống Trung Quốc với tư tưởng xã hội hiện đại cận phương Tây. Chính sự xung đột này đã thúc đẩy sự biến đổi của tiếng Hán. Từ mượn cũng là một phương diện của sự biến đổi này. Đáng chú ý là văn hóa Nhật Bản - nền văn hóa vốn tiếp thu nhiều tinh hoa của văn hóa Hán sau đó lại chịu ảnh hưởng sâu sắc những tác động của làn gió Tây phương (chủ yếu đến từ Mỹ) cũng ảnh hưởng trở lại một cách mạnh mẽ đến văn hóa Trung Quốc. Con đường vay mượn vòng vo ấy được thể hiện rõ ràng trong sự phát triển của tiếng Hán: Thoạt đầu tiếng Nhật mượn chữ Hán, sau đó lại sử dụng chính những từ mượn đó để ghi lại các khái niệm mượn từ tiếng Anh. Đến lượt mình, tiếng Hán lại mượn chính những từ đó bằng nguyên chữ Hán và đọc theo âm Hán. Cách mượn này được gọi là “hình tá pháp” (cách mượn dạng chữ).

c. Cuộc tiếp xúc văn hóa ngôn ngữ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây kéo dài từ đó cho đến nay. Đặc biệt là khoảng hai mươi năm trở lại đây, cùng với sự phát triển và biến đổi sâu sắc chưa từng có của toàn thế giới nói chung và tốc độ hội nhập của Trung Quốc nói riêng, tiếng Hán lại thêm một lần nữa tiếp nhận thêm những yếu tố ngoại lai mới. Trải qua những lần tiếp xúc như vậy, từ mượn đã trở thành một bộ phận của tiếng Hán và ngày càng được sử dụng rộng rãi.

1.2.1.3. Phân loại từ mượn trong tiếng Hán hiện đại

Không thể thống kê cụ thể số lượng từ mượn trong tiếng Hán hiện đại bởi sự xuất hiện đặc biệt nhiều và sự gia tăng không ngừng của nó, chỉ tính riêng trong hơn 30 năm cải cách, số lượng từ mượn trong tiếng Hán hiện đại

đã tăng lên vài nghìn từ. Có nhiều cách phân loại từ mượn, dưới đây là những cách phân loại chủ yếu:

Về dạng tồn tại, cũng giống như ở các ngôn ngữ khác, từ mượn trong tiếng Hán trên thực tế gồm hai bộ phận: một là được viết thành chữ hai là chỉ dừng lại ở lời nói (do sự phát triển của ngôn ngữ cần dựa vào cả hai con đường: truyền miệng và chữ viết).

Về nguồn gốc, trong tiếng Hán hiện đại từ mượn tiếng Anh chiếm số lượng chủ yếu. Từ mượn tiếng Nhật cũng chiếm số lượng đáng kể. Bên cạnh đó là các từ mượn được du nhập vào từ các khu vực trực thuộc như Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, và các từ mượn tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Ý... Tuy nhiên, từ “nguồn gốc” ở đây cũng chỉ được dùng với nghĩa tương đối - để tạm chỉ những từ ngữ được mượn trực tiếp từ một ngôn ngữ cụ thể, bởi biệc truy nguyên nguồn gốc ban đầu của nó là một công việc cực kỳ phức tạp.

Về phạm vi ứng dụng, từ mượn xuất hiện để gọi tên tất cả các phương diện của cuộc sống do đó nó xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, sinh hoạt... Nếu như từ thời phong kiến trở về trước, từ mượn chủ yếu là những từ thuộc lĩnh vực tôn giáo, chính trị, văn hóa thì đến thời kỳ cận đại và hiện đại, tiếng Hán tiếp nhận thêm nhiều từ ngoại lai trên những lĩnh vực mới mẻ và đa dạng hơn hẳn. Từ giữa thế kỷ XIX Trung Quốc bắt đầu dịch và giới thiệu văn hóa khoa học kỹ thuật phương Tây, đến cuối thế kỷ XIX phát triển dịch và giới thiệu các tác phẩm văn học, khoa học, tư tưởng phương Tây, khiến cho một lượng lớn các từ vựng mới du nhập vào tiếng Hán để gọi tên những sản phẩm khoa học kỹ thuật hiện đại, các thành tựu văn hóa tư tưởng mới. Cuối thế kỷ XX, cùng với sự tăng nhanh của toàn

cầu hóa kinh tế thế giới, từ vay mượn trong các lĩnh vực thông tin, kỹ thuật máy tính, trong ngôn ngữ truyền thống và ngôn ngữ giới trẻ gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Về phương thức tiếp nhận: đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về tên gọi và cách phân loại những phương thức tiếp nhận từ mượn. Tuy nhiên phần lớn các học giả thường chia từ mượn thành hai loại: Từ cấu tạo theo dịch âm và từ cấu tạo theo dịch nghĩa. Chi tiết về hai cách tiếp nhận này sẽ được đề cập đến trong chương sau.

Ngoài ra còn có thể phân loại từ mượn từ góc độ sử dụng, từ bình diện hệ thống cấu trúc, từ góc độ “bảo lưu” hay “thay đổi”... Tất cả cho thấy bức tranh từ mượn trong tiếng Hán vô cùng đa dạng và phức tạp. Trong khuôn khổ luận văn này tôi hy vọng tập trung làm sáng tỏ những đặc điểm của một bộ phận chiếm số lượng chủ yếu nhưng vẫn còn khá mới mẻ của tiếng Hán: từ mượn tiếng Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của từ ngữ tiếng anh trong tiếng hán và tiếng việt hiện đại (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)