Hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Việt hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của từ ngữ tiếng anh trong tiếng hán và tiếng việt hiện đại (Trang 33 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Việt hiện đại

1.2.2.1. Khái quát về từ vay mượn trong tiếng Việt

Nhìn từ góc độ vay mượn từ vựng, vốn từ vựng của một ngôn ngữ, về lý thuyết, sẽ được phân làm hai: những từ bản ngữ và những từ vay mượn. Thuật ngữ từ vay mượn, cũng vì thế, thường được dùng trong sự đối lập với từ bản ngữ. Với cách nhìn này, về mặt lý thuyết, có thể hình dung hệ thống từ vựng tiếng Việt sẽ được lưỡng phân một bên là từ thuần Việt và một bên là từ vay mượn hay từ ngoại lai.

a. Mặc nhiên, khi nói đến “từ thuần Việt” cũng là nhằm đối lập với từ không thuần Việt - tức là những từ không phải gốc tiếng Việt. Tuy nhiên, đấy

chỉ là lý thuyết, theo đó, cách dùng “thuần Việt” hay một cách khiêm tốn “Việt” (bớt đi chữ “thuần”) cũng chỉ là mang tính tương đối. Chẳng hạn, ở góc nhìn này, vào thời điểm này thì có thể cho các từ này là “thuần, bản ngữ”, nhưng nếu đứng ở góc nhìn khác hoặc lùi về quá khứ một chút thì lại chưa chắc.

b. Quá trình hình thành, chia tách dân tộc, ngôn ngữ cũng như quá trình hình thành, tiếp xúc giữa các ngôn ngữ với hàng loạt tác động của các nhân tố như thời gian, không gian, xã hội đã làm cho khó mà có thể tách ra được một cách rạch ròi các từ bản ngữ với không bản ngữ. Nếu lần ngược về lịch sử thì ngay trong những từ ngữ được gọi là thuần Việt/ Việt hiện nay cũng còn cả là một vấn đề. “Các nhà ngôn ngữ học ngày càng ngả về xu thế cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ đa nguồn. Vốn từ vựng của nó được hình thành từ một cơ tằng bản địa ban dầu, về sau do tiếp xúc với các ngôn ngữ láng giềng mà ngày càng được bổ sung và phong phú dần lên. Đến nay trong vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại đã bao gồm nhiều từ thuộc các nguồn khác nhau” . Chẳng hạn, các từ ngữ gốc Môn - Khmer như rú (rừng rú), ruột, cháo, ác tay, tai, mắt, măng, răng, mệ (mẹ), sấm, chớp, đăm (phải,chiêu (trái), ngái (xa),

trai,... Điều này giúp cho chúng ta giải thích một số yếu tố được gọi là “mất nghĩa” trong các từ song tiết tiếng Việt.

c. Khái niệm “từ gốc ngoại” hay “từ Việt gốc ngoại” là muốn nói đến các đơn vị từ vựng của tiếng nước ngoài nhập tịch vào tiếng Việt (như từ nguồn từ vựng của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh và một lượng ít ỏi các đơn vị từ ngữ tiếng Nga,... )

Xét về mức độ ( bao gồm cả về số lượng cũng như chất lượng), trong tiếng Việt số lượng đơn vị từ vựng mượn từ tiếng Hán nhiều hơn cả, chiếm tới trên 65% và được đồng hóa rất cao; tiếp đến là các đơn vị từ vựng mượn từ tiếng Pháp (khoảng gần 3000 đơn vị), sau đó đến các đơn vị từ vựng mượn từ tiếng Anh. Sở dĩ có sự khác nhau về mức độ như vậy là do các nguyên nhân từ ngôn ngữ và nguyên nhân từ xã hội. Chẳng hạn, xuất phát từ loại hình học ngôn ngữ cho thấy, rõ ràng các từ ngữ Hán với cách đọc Hán Việt thuận lợi hơn nhiều so với các từ ngữ của các ngôn ngữ Âu Mĩ như tiếng Anh, tiếng Pháp,... Lí do là vì, hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã gần như bao trọn vẹn hệ thống cách đọc Hán Việt, mà về lý thuyết, tất cả các từ Hán đều có thể đọc lên bằng âm Hán Việt, do đó mọi từ Hán đều có tiềm năng trở thành yếu tố Hán Việt. Trong khi đó, các từ Ấu Âu muốn nhập vào tiếng Việt thì trước hết phải thay đổi hình thức ngữ âm cho phù hợp với đặc điểm âm tiết của tiếng Việt. Nói cách khác, đặc điểm cùng loại hình đã giúp cho việc nhập tịch của các từ Hán vào trong tiếng Việt thuận lợi hơn nhiều so với các từ Ấu Âu.

Xuất phát từ lí do bổ sung khái niệm, có thể nhận thấy, các từ ngữ Hán Việt sở dĩ xuất hiện ồ ạt là vì ở vào giai đoạn đó vốn từ cơ bản tiếng Việt chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung. Sau này, khi nhập vào tiếng Việt chủ yếu là thuật ngữ. Đối với các từ mượn tiếng Anh trong tiếng Việt là một vấn đề ngôn ngữ học xã hội lí thú: một thời gian dài, tiếng Việt ở một nửa đất nước Việt Nam (miền Nam) có sự tiếp xúc trực tiếp với tiếng Anh (làm nên cả một Pidgin Anh trong lớp người làm việc cho Mĩ). Nhưng lượng từ Anh vào tiếng Việt lại không đáng kể. Phải đến những năm 90 của thể kỉ XX, sự xuất hiện các từ Anh trong tiếng Việt mới ngày càng gia tăng. Tình hình này không chỉ

xảy ra ở riêng tiếng Việt mà còn xảy ra ở các ngôn ngữ khác. Đó là do tác động của sự mở cửa, hội nhập, xu thế toàn cầu hóa với sự trợ giúp của cuộc cụ chủ yếu, đã tạo ra một “lớp từ vựng quốc tế”. Tuy nhiên, những từ mượn trong tiếng Việt mà đa phần là từ tiếng Anh hiện nay lại xuất hiện dưới dạng chữ Anh với các biến thể của cách đọc cố gắng phỏng theo cách đọc tiếng Anh. Cùng với xu thế đó, một số từ mượn từ tiếng Hán cũng có xu hướng để nguyên cách viết phiên âm La-tinh tiếng Hán. Vì thế, trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt đâu là từ mượn đã nhập tịch và đâu là từ nước ngoài. Giờ đây, các khái niệm như “đồng hóa”, “nhập tịch” dường như đang bị lung lay.

1.2.2.2. Phân loại từ ngoại lai trong tiếng Việt

Nhìn từ góc độ vay mượn từ vựng, vốn từ vựng của một ngôn ngữ, về lý thuyết, tiếng Việt sẽ được phân hai loại: những từ bản ngữ và những từ vay mượn. Thuật ngữ từ vay mượn, thường được dùng trong sự đối lập với từ bản ngữ. Về lý thuyết, có thể hình dung hệ thống từ vựng tiếng Việt sẽ được lưỡng phân một bên là từ thuần Việt và một bên là tư vay mượn hay từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm từ thuần Việt và từ vay mượn không có ranh giới rõ ràng vì từ vựng có xu hướng biển đổi, phát triển qua nhiều giai đoạn. Cho nên người ta chỉ có thể xác định ranh giới một cách tương đối chắc chắc nếu xét chúng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, những từ mượn trong giai đoạn này có thể được coi là từ thuần Việt trong giai đoạn tiếp theo. Tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Thái, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga..., và đặc biệt trong thời gian gần đây là tiếng Anh, tiếng Việt mượn khá nhiều từ tiếng Anh trong ẩm thực, công nghệ

thông tin và giải trí. Dù nhiều từ đã có từ thuần Việt nhưng mọi người vẫn quen sử dụng từ mượn tiếng Anh.

Nói đến từ ngoại lai, có thể tìm hiểu về các đơn vị từ vựng của tiếng nước ngoài nhập tịch vào tiếng Việt, nên có khái niệm “từ gốc ngoại” hay “từ Việt gốc ngoại”. Xét về mức độ (bao gồm cả về số lượng cũng như chất lượng), trong tiếng Việt số lượng đơn vị từ vựng mượn trong các tiếng nước ngoài nhiều, vì thế, từ vay mượn trong tiếng Việt có thể phân loại như sau:

1.Từ mượn tiếng Hán. Trong tiếng Việt số lượng đơn vị từ vựng mượn từ tiếng Hán nhiều hơn cả, chiếm tới trên 65% , bao gồm cả những từ còn ít nhiều mang cái vỏ vay mượn và cả nhưng từ đã được Việt hóa rất cao, kể cả các từ mượn theo lối can- ke ngữ nghĩa.

2.Từ mượn tiếng Pháp. Nhìn về quá khứ lịch sử, đất nước Việt Nam trước kia vẫn là thuộc địa của nước Pháp. Nên trong chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa dều bị ảnh hưởng của nước Pháp. Bởi vì bối cảnh lịch sử phát triển của Việt Nam, từ vay mượn trong tiếng Việt cũng có một lớp từ ngữ mượn từ tiếng Pháp (khoảng gần 3000 đơn vị).

3.Từ mượn tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng phố biến nhất trên thế giới, nó cũng là ngôn ngữ quốc tế thông dụng (ICE). Tiếng Anh đã vay mượn từ ngữ của hơn 350 ngôn ngữ khác nhau. Việt Nam và nước Anh giao lưu về mặt công nghệ thông tin, kinh tế, văn hóa, lịch sử, giải trí rất nhiều, nên từ mượn tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Viết rất phố biến.

4.Từ mượn tiếng Nga. Trong tiếng Việt, cũng có một số từ mượn từ nước Nga, quá trình phát triển của hai nướcc, từ xưa đến nay, hai nước giao lưu văn hóa, chính trị, kinh tế rất nhiều, sự ảnh hưởng của song phương rõ

ràng, xu hướng đi lưu học nước Nga của người Việt Nam càng ngày càng mạnh, trong tiếng Việt cũng có một lớp từ vay mượn là từ mượn tiếng Nga.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của từ ngữ tiếng anh trong tiếng hán và tiếng việt hiện đại (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)