Bối cảnh ngôn ngữ-xã hội của việc xuất hiện từ mượn tiếng Anh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của từ ngữ tiếng anh trong tiếng hán và tiếng việt hiện đại (Trang 41 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Bối cảnh ngôn ngữ-xã hội của việc xuất hiện từ mượn tiếng Anh trong

trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại

2.1.1. Sự thông dụng của tiếng Anh trên thế giới

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến chủ yếu là do ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Thêm vào đó, trong bối cảnh hội nhập ngày nay, tiếng Anh ngày càng được phổ biến rộng rãi để trở thành một ngôn ngữ có tính toàn cầu. Theo chuyên gia ngôn ngữ giảng dạy tại Đại học Bangor ở Xứ Wales David Crystal, thứ tiếng này đã vay mượn từ vựng từ hơn 350 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới trong vòng một ngàn năm qua. Ông thống kê rằng tiếng Pháp được vay mượn nhiều nhất, kể từ thời Trung cổ, với hơn 60.000 từ vựng. Sau đó là tiếng Latin, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha. Điều này cũng tạo cơ hội rộng mở cho sự phổ biến của tiếng Anh trong thời đại ngày nay.

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông trên thế giới và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 402 triệu người vào năm 2002. Tiếng Anh dùng như là tiếng nói chung ở nhiều nước nơi mọi người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngày nay có khoảng một tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số này ngày càng tăng lên. Tại Ấn Độ, nơi có gần 200 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng và chỉ có 30% người nói ngôn ngữ chính là tiếng Hindi tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ giao tiếp chính. Chỉ cần một phần nhỏ trong số hơn một tỷ

người dân Ấn Độ ra ngoài giao thương cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phổ biến của tiếng Anh. Ấn Độ không phải là nước duy nhất trên thế giới coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong giao tiếp và sinh hoạt hành chính. Theo thống kê của các học giả người Pháp năm 2008, hiện nay trên thế giới có hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh. Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh. Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến trong việc học. Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm học tiếng Anh hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh. Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh trước khi tốt nghiệp. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ nửa chính thức của 20 nước châu Phi bao gồm Sierra Leone, Ghana, Nigeria, Liberia và Nam Phi. Các sinh viên được dạy tiếng Anh tại trường Đại học Makerere ở Uganda, trường đại học của thành phố Nairobi Ở Kenya và trường đại học của thành phố Dares Salaam ở Tanzania.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng của thế giới:

Trong lĩnh vực kinh tế: Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế Châu Âu. Tiếng Anh tham gia hầu hết vào các thành phần lãnh đạo của các doanh nghiệp. Tổ chức thương mại tự do Châu Âu làm việc chủ yếu bằng tiếng Anh mặc dù 6 nước thành viên đều không trực thuộc nước Anh. Ở nhiều nước, người ta bắt buộc phải học tiếng Anh để đi làm. Các tập đoàn như Datsun và Nisan đều gửi điện báo với ngôn ngữ tiếng Anh. Như những năm 1985, 80% nhân viên của tập đoàn Mitsui có thể nói, đọc và viết được tiếng Anh, tập đoàn Toyota thì mở

các lớp tiếng Anh tại chức cho nhân viên của mình. Các lớp tiếng Anh đã được giữ lại ở Ả Rập Saudi cho các công nhân của tập đoàn dầu hỏa Aramco và trên ba lục địa thuộc Ngân hàng Chase Manhattan.

Trong lĩnh vực chính trị, xã hội: Tiếng Anh là ngôn ngữ chung của các tổ chức chính trị xuyên quốc gia, các nhóm hoạt động xã hội toàn cầu, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc,... Cho tới thánh chiến Hồi giáo - nơi tiếng Anh hiển nhiên là phương tiện thông tin giữa những người nói tiếng Ảrập với phần còn lại của thế giới. Tiếng Anh là ngôn ngữ thống nhất của hội đồng thế giới Thiên chúa giáo và là một ngôn ngữ chính thức của các thế vận hội và các cuộc thi hoa hậu hoàn vũ trên thế giới.

Trong các phương tiện truyền thông và giao thông: Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng không quốc tế, tiếng Anh đóng vai trò chính. Phi công, tiếp viên và kể cả các nhân viên kiểm soát đều nói tiếng Anh tại các phi trường quốc tế. Cờ và các tín hiệu ánh sáng được sử dụng trong ngành hàng hải, nhưng “nếu các tàu lớn cần truyền tín hiệu cho nhau bằng các thông điệp thì họ sẽ tìm kiếm một ngôn ngữ chung và thông dụng và khi đó tiếng Anh chắc chắn sẽ là chọn lựa chính” (câu nói của một người bảo vệ bờ biển tại Mỹ, Werner Siems). Năm trong số các đài phát thanh nổi tiếng là CBS, NBC, ABC, BBC và CBC được 300 triệu người chọn ra là các đài phát thanh tiếng Anh phổ biến nhất. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trên các chương trình TV thuộc truyền tải vệ tinh.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học: Ngôn ngữ của thời đại thông tin là tiếng Anh. Cùng với sự phổ biến của internet, ngôi vị thống lĩnh

của tiếng Anh càng được củng cố khi nó là ngôn ngữ của Internet, nơi 80% thông tin của thế giới được lưu giữ bằng tiếng Anh. Hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của hơn 100 triệu máy tính khắp thế giới là tiếng Anh. 85% các cuộc trao đổi qua điện thoại quốc tế được sử dụng bằng tiếng Anh, cũng như vậy với số lượng mail, các cuộc điện báo và truyền tín hiệu qua dây cáp. Chương trình chỉ dẫn trên máy tính và các chương trình phần mềm thường được dùng bằng tiếng Anh. Mặc dù tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ khác đang tăng đáng kể thị phần trên Internet, tiếng Anh vẫn duy trì là ngôn ngữ thông dụng nhất. Tiếng Đức đã là một ngôn ngữ của khoa học. Nhưng ngày nay, hơn 80% các bản ghi chép khoa học được trình bày với ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Anh. Tương tự, phân nửa kỹ thuật và khoa học trên thế giới cũng được phổ biến bằng tiếng Anh và còn được dùng trong các lĩnh vực y học, điện tử và kỹ thuật không gian.

Tiếng Anh là ngôn ngữ trong văn hóa thế hệ trẻ quốc tế. Những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới nghe và hát các ca khúc tiếng Anh nổi tiếng và thậm chí có nhiều người còn không cần hiểu hết ý nghĩa của lời nhạc nhưng vẫn sử dụng chúng. Các từ break dance, rap music, bodybuilding, windsurfing và computer hacking đang lấn át dần các từ lóng về âm nhạc của giới trẻ nhiều nước.

Việc dạy tiếng Anh cũng trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu USD, với 1/4 dân số thế giới đang đổ xô đi học tiếng Anh. Theo dự đoán của các chuyên gia, trong lương lai sẽ có khoảng 400 triệu người nói tiếng Anh bản địa, 300-500 triệu coi đó là ngôn ngữ thứ hai và khoảng 750 triệu coi đó là một ngoại ngữ. Mỹ - nơi tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất, cũng chỉ

chiếm 20% số người nói tiếng Anh của thế giới. Chỉ riêng tại châu Á đã khoảng 350 triệu người nói tiếng Anh, tương đương với tổng dân số nói tiếng Anh tại Mỹ Canada và Anh cộng lại.

Như vậy, tiếng Anh và toàn cầu hóa đã trải rộng cùng nhau khắp thế giới. Quá trình đó đã bắt đầu với sự thống trị của hai đế chế nói tiếng Anh thành công là Anh và Mỹ, và tiếp tục tới ngày nay với đế chế ảo mới, đó là Internet. Vì thế giống như bóng đá - môn thể thao được ưa chuộng trên toàn thế giới nhưng ngày nay không còn gắn liền với nguồn gốc của nó là nước Anh, tiếng Anh không còn thuộc về những người bản địa mà thuộc về thế giới.

Tuy khẳng định mức độ phổ biến rộng rãi của tiếng Anh song cũng không thể không nhận thấy rằng: Tiếng Anh không thay thế các ngôn ngữ khác, thay vào đó nó tác động tới các ngôn ngữ khác bằng cách làm phong phú thêm hệ thống từ vựng, ngữ pháp của các ngôn ngữ đó. Bản thân tiếng Anh là một ngôn đã vay mượn rất nhiều từ những ngôn ngữ khác trên thế giới. Đây vừa là cơ hội cho sự mở rộng tiếng Anh trên thế giới, vừa là cơ hội để khi tiếp xúc với một ngôn ngữ khác tiếng Anh có thể dung hòa và “cho mượn” từ vựng của mình.

2.1.2. Ảnh hưởng của tiếng Anh tại Trung Quốc và Việt Nam

2.1.2.1. Trung Quốc với tiếng Anh

Tiếng Anh không phải chỉ mới xuất hiện tại Trung Quốc những năm gần đây. Sự xuất hiện của tiếng Anh tại Trung Quốc phải tính từ thời phong kiến của Trung Quốc, khi các thương nhân phương Tây đem hàng hóa và cả khí giới phương Tây cùng với tiếng Anh đến Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện

này được coi là không đáng kể, vì nó không được phổ biến rộng rãi và chưa gây nên ảnh hưởng sâu sắc nào đối với tiếng Hán.

Ảnh hưởng thực sự của tiếng Anh tại Trung Quốc chỉ bắt đầu được tính từ sau chiến tranh Nha phiến, khi tiếng Anh theo chân các đế quốc phương tây mà chủ yếu là thực dân Anh tràn vào Trung Quốc. Bên cạnh ý đồ truyền bá văn minh phương Tây thông qua sách báo, các tác phẩm khoa học kỹ thuật, văn hóa và tư tưởng vào Trung Quốc, thực dân Anh còn xúc tiến cho rất nhiều lưu học sinh Trung Quốc được xuất ngoại học tập ở nước ngoài. Chính những học sinh này, được tiếp xúc với môi trường tiếng Anh bản xứ khi trở về Trung Quốc đã tiếp tục sử dụng và truyền bá vốn liếng ngoại ngữ này của tiếng Anh ở Trung Quốc sau này.

Nhưng tiếng Anh ở Trung Quốc không phải lúc nào cũng được phổ biến rộng rãi, khi mới đến Trung Quốc nó vấp phải sự phản kháng kịch liệt của nhiều nhân sỹ Trung Quốc muốn giữ gìn truyền thống Hán học lúc bây giờ, sau này khi cách mạng Trung Quốc thành công nó lại một lần nữa bị bài xích trong cách mạng văn hóa. Chỉ đến khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, tiếng Anh mới trở lại với địa vị quan trọng của nó. Thời đại toàn cầu hóa cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Trung Quốc với tư cách là một nước đang phát triển với tốc độ cao, đang hòa nhập vào dòng chảy chung của kinh tế thế giới và tham gia vào rất nhiều các tổ chức quốc tế - những tổ chức mà tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Hệ quả của quá trình toàn cầu hóa đó là tiếng Anh xuất hiện ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc: trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sản phẩm nước ngoài xuất hiện ở Trung Quốc, các bậc học của giáo dục Trung Quốc, các giao dịch với người nước

ngoài... Người dân Trung Quốc cũng không thể nào quay mặt với tiếng Anh, nhất là khi tiếng Anh và trình độ vi tính được coi là tấm giấy thông hành để tiến vào thế kỷ XXI. Thậm chí tiếng Anh được người Trung Quốc học tập nhiều đến mức mà Bộ trưởng Tài chính Anh Gordon Brown trong một chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc đã khẳng định: “trong 20 năm qua số người nói tiếng Anh ở Trung Quốc dường như đã vượt xa số người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên toàn thế giới. Đây là cơ hội lớn đối với nước Anh” (Trả lời phỏng vấn của các phóng viên tại Bắc Kinh ngày 31/8/2004). Một số nước nói tiếng Anh đã nhân cơ hội đó để xuất khẩu” ngôn ngữ”, đặc biệt là nước Anh, làm cho học tiếng Anh thực sự trở thành một làn sóng mới tại Trung Quốc, trạng thái song ngữ Anh - Trung thường xuất hiện ở những người được gọi là “thông thạo” tiếng Anh hay thói quen sử dụng lẫn tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Hán là hệ quả trực tiếp của làn sóng mới này.

2.1.2.2. Việt Nam với tiếng Anh

Nhìn vào thực tế ở Việt Nam có thể thấy, sự bùng nổ tiếng Anh ở Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ Đổi mới - 1986, nhưng thực sự là những năm nửa sau của thập niên 90 ở thế kỉ XX, khi chính sách “đổi mới - mở cửa - hội nhập” của Đảng và Nhà nước Việt Nam được quán triệt và phát huy. Tiếng Anh trở thành một cầu nối quan trọng bậc nhất (so với các ngôn ngữ khác) để Việt Nam vươn ra thế giới, chính sự đòi hỏi bức thiết này đã thúc đẩy sự mở rộng và nâng cao vị thế của tiếng Anh ở Việt Nam. Nói một cách không quá rằng, tiếng Anh đã đi vào đời sống của mỗi nhà, mỗi người, len lỏi trong từng ngõ xóm,... Chẳng hạn, những người làm ngoại giao, làm khoa học, những doanh nhân giao tiếp bằng tiếng Anh, giao tiếp chuyển mã Anh - Việt, trộn mã Việt -

Anh đã đành, nay cả những người già thôn quê cũng có thể nói bai bai với đứa cháu nhỏ; những đứa trẻ lên hai đã biết hát hép bi bơ đây tu diu ( happy birthday to you) trong buổi sinh nhật, biết nói hép pi niu ia (happy new year) khi Tết đến: người điều khiển xích lô, xe ôm có thể dùng tiếng Anh “bồi” để nói giá với khách nước ngoài (ví dụ: two you two dollas, you ok you sit down, no ok you go); trong vũ trường, rạp hát, thậm chí đến “bà bán rau ở chợ” cũng có thể trộn vài từ tiếng Anh vào trong giao tiếp tiếng Việt của mình; các công chức coi việc học và sử dụng tiếng Anh luôn là “nỗi niềm canh cánh”, bởi nhu cầu đòi hỏi của công việc và cả yêu cầu về tiêu chuẩn của công chức thời nay. Vì thế, bên cạnh lí do tác động của việc bùng nổ sử dụng tiếng Anh trên thế giới, có thể thấy những lí do chủ yếu làm bùng nổ tiếng Anh ở Việt Nam.

- Nhu cầu sử dụng tiếng Anh thực sự do đòi hỏi của hội nhập đã tác động đến từng thành viên trong xã hội, nhất là những người có quan hệ hợp tác với nước ngoài, những người cần đến các tri thức mà phải nhờ tiếng Anh làm công cụ.

- Các thiết bị, sản phẩm xuất hiện ở Việt Nam chủ yếu được dùng bằng tiếng Anh (nếu bằng một thứ tiếng nước ngoài khác thì thường có tiếng Anh kèm theo).

- Các giao dịch với nước ngoài cũng như với người nước ngoài ở Việt Nam chủ yều là bằng tiếng Anh và có thể dùng tiếng Anh để thay thế cho mọi ngôn ngữ.

- Tiếng Anh trở thành một nhu cầu và yêu cầu gần như cơ bản đối với quan chức và công thức. Các quan chức của nhà nước có chế độ được đào tạo bằng tiếng Anh, các cán bộ nhân viên nhà nước có yêu cầu được đào tạo và phải biết sử dụng ngoại ngữ (trong đó cơ bản là ngoại ngữ tiếng Anh).

- Các ấn phẩm bằng tiếng Anh xuất hiện ngày một nhiều. Các chương trình trên truyền hình nhất là chương trình quảng cáo, ca nhạc, thể thao, giải trí bằng Anh xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đáng chú ý là, nhiều từ tiếng Anh, cách đại theo kiểu tiếng Anh được các biên tập viên, phát thanh viên sử dụng, chuyển tải trong các phát ngôn của tiếng Việt.

- Công nghệ thông tin là một trong những tác nhân mạnh nhất tác động đến việc sử dụng tiếng Anh: sử dụng máy tính, internet và các trò chơi điện tử,... Đã bổ sung vốn từ tiếng Anh một cách tự nhiên cho mọi người.

- Trong giáo dục ngoại ngữ ở nhà trường, đối với các bậc học từ tiểu học đến sau đại học hiện chủ yếu là tiếng Anh (chiếm tới trên 80% so với các ngoại ngữ khác). Bên cạnh đó, các trung tâm ngoại ngữ cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm của từ ngữ tiếng anh trong tiếng hán và tiếng việt hiện đại (Trang 41 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)