Cơ sở đề xuất giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81 - 85)

1. GIỚI THIỆU

3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng tại BIDV

- Xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc của BIDV, trong đó lộ trình thực hiện đến năm 2018 cơ bản đạt được nền tảng của một ngân hàng đạt chuẩn ASEAN” (Qualified ASEAN banks –QABs) – gói cam kết thứ 6 (Tự do hóa dịch vụ tài chính – Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC).

3.2. Một số giải pháp gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng tại BIDV BIDV

Để có được những giải pháp vừa mang tính lý luận khoa học vừa mang tính thực tiễn có thể áp dụng được vào thực trạng chung hoạt động của BIDV, trước hết chúng ta đánh giá chính xác những điểm mạnh, điểm yếu từ đó đánh giá những cơ hội, thách thức thông qua ma trận SWOT cũng như phân tích chiến lược cạnh tranh của BIDV so với các TCTD khác.

3.2.1.1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của BIDV theo ma trận SWOT

- Cơ hội

Việt Nam gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới (gia nhập AFTA, TTP…) là điều kiện thuận lợi cho BIDV mở rộng thị phần ra các nước và việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài là rất cao. Việc mở rộng hội nhập kinh tế ở tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó cả lĩnh vực nhạy cảm như tài chính – ngân hàng là cơ hội để BIDV phát triển toàn diện hơn. Thông qua các thỏa thuận hợp tác, tìm kiếm các đối tác chiến lược để bán cổ phần, BIDV có thể tận dụng cơ hội để nhân chuyển giao các kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ ngân hàng theo thông lệ chuẩn thế giới.

Bên cạnh đó, việc hội nhập cũng giúp BIDV có thể mở rộng mạng lưới, lập các văn phòng đại diện, Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài để tiếp cận các thị trường mới tiềm năng. Cụ thể trong thời gian gần đây, BIDV đã liên tiếp thành lập Chi nhánh ở Myanmar (ngân hàng Việt Nam đầu tiên) và Văn phòng đại diện tại Liên Bang Nga…

vụ, tư vấn tài chính là rất lớn do đó việc phát triển các sản phẩm tiện ích mang tính công nghệ từ các ngân hàng là triển vọng cho BIDV.

- Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi khi hội nhập kinh tế thế giới thì ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDv nói riêng đang đối mặt với với nhiều thách thức, đó là:

 Sự gia tăng các đối thủ cạnh tranh lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm và trình độ quản lý chuyên nghiệp từ các ngân hàng nước ngoài đổ vào Việt Nam.

 Ngày càng nhiều các NHTM, ngân hàng liên doanh mở ra tạo nên áp lực cạnh tranh lớn cho các ngân hàng trong nước.

 Rủi ro thị trường gia tăng, cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính nên dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính từ các nước trong khu vực và thế giới.

 Hệ thống chính sách pháp luật chưa nhất quán dễ gây tác động đến nền kinh tế còn non yếu.

-Điểm mạnh

Thứ nhất, trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam có thể nói BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, BIDV có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước.

Thương hiệu BIDV là điểm mạnh thứ hai. BIDV hiện nay đã khẳng định được vị thế của Ngân hàng hàng đầu Việt Nam khi trở thành ngân hàng có quy mô tổng tài sản, thị phần bán lẻ thứ nhất trên thị trường (2015); liên tiếp nhiều năm được công nhận là Thương hiệu quốc gia và đạt giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam; nằm trong top 2 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam, top 400 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới 2015-2016 (theo đánh giá của tổ chức Brand Finance, tại Việt Nam chỉ có BIDV và CTG lọt vào top xếp hạng này); top 1000 Ngân hàng lớn nhất thế giới từ năm 2014-2016 (theo đánh giá của tạp chí The Banker); Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015-2016 (theo đánh giá của tạp chí Asian Banker...).

Thứ ba, BIDV là một trong những ngân hàng áp dụng triển khai những thông lệ quản trị rủi ro hàng đầu thế giới, theo thông lệ và các tiêu chuẩn Basel II, III. Điều này

đã giúp BIDV nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, dần dần đưa BIDV trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên tiệm cận dần với chuẩn mực quốc tế.

-Điểm yếu

Mặc dù là một ngân hàng lớn của Việt Nam nhưng trong bối cảnh khó khăn hiện nay BIDV cũng bộc lộ nhiều yếu điểm, có thể kể đến là:

 Chịu sự chi phối của Chính phủ, đôi lúc hoạt động kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả của việc phát triển mảng dịch vụ nói riêng.

 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng cũng như chưa chú ý đến đặc thù của từng nhóm khách hàng để có chính sách giá, phí và chiến lược phù hợp.

 Công tác quản trị rủi ro còn yếu kém, chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro dẫn đến hơn một năm qua BIDV đã có một số chi nhánh, công ty trực thuộc quản lý chất lượng tín dụng kém hiệu quả làm tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng.

 Đội ngũ cán bộ có trình độ chưa đồng đều, chưa có nguồn nhân lực chất lượng cao và nhất là các chuyên gia đầu ngành. Đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập với ngân hàng MHB, tiếp nhận lực lượng lao động cũ của ngân hàng này, với chế độ tuyển dụng, đào tạo khác và thiếu chuẩn so với BIDV.

3.2.1.2. Chiến lược cạnh tranh dịch vụ phi tín dụng của BIDV với các TCTD khác

Trên thực tế tại Việt Nam hiện nay, chưa có TCTD nào đưa việc phát triển dịch vụ phi tín dụng vào định hướng chiến lược kinh doanh, các chỉ tiêu tăng trưởng và kết quả phát triển dịch vụ phi tín dụng chủ yếu được đưa ra khi tổng kết hoạt động từng năm tài chính, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi TCTD căn cứ trên điểm mạnh, điểm yếu của mình đều có hướng phát triển riêng ở mảng nghiệp vụ phi tín dụng, và mức độ cạnh tranh trên thị trường rất gắt gao. Một số nội dung cụ thể như sau:

- Cạnh tranh về giá, phí

Đây là một trong những vấn đề khách hàng quan tâm đầu tiên khi quyêt định lựa chọn mối quan hệ với một TCTD. BIDV nằm trong khối các NHTMCP NN, do vậy

ngoài việc cạnh tran trên thị trường cần phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ ổn định nền kinh tế theo định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN. Một trong những chỉ tiêu này là mặt bằng lãi suất. Lãi suất huy động vốn của BIDV thấp hơn rất nhiều so với các Ngân hàng thuộc khối NHTMCP, có những kỳ hạn thấp hơn đến 1,5%/năm. Điều này dẫn đến việc tiếp cận các khách hàng để quan hệ và sử dụng các dịch vụ của BIDV phần nào bị ảnh hưởng. Để bù lại điều này, BIDV đã áp dụng các mức phí dịch vụ khác ngoài lãi suất hấp dẫn hơn so với các NHTM CP để tiếp thị khách hàng, đó là các mức phí ưu đãi khi khách hàng chuyển tiền, sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử hay không mất phí khi trả nợ vay trước hạn…

- Về đối tượng và phân khúc khách hàng

Trước đây, thị trường NHTM Việt Nam thường tồn tại 2 xu hướng rõ nét, đó là các NHTMNN chủ yếu tiếp cận và quan hệ với các khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính, do những khách hàng này mang lại các nguồn thu dịch vụ từ bán chéo sản phẩm cao (sử dụng dịch vụ thẻm POS, phí thanh toán…) và các NHTM CP tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng bán lẻ, dân cư. Tuy nhiên, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2011-2013 đã ảnh hưởng lớn đến nhiều ngân hàng do rủi ro xuất phát từ các khoản tín dụng đối với doanh nghiệp. Điều này đã thay đổi định hướng kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng lớn, trong đó có BIDV đã chuyển hướng kinh doanh chiến lược sang phát triển ngân hàng bán lẻ, và mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt.

Cụ thể, với lợi thế mạng lưới rộng lớn, tiềm lực tài chính mạnh, 3 ngân hàng TMCP quốc doanh đang chiếm thị phần lớn về bán lẻ với những lợi thế riêng. Trong khi BIDV dẫn đầu thị trường về sản phẩm cho vay mua nhà và mới đây là cho vay nông nghiệp, thì VietinBank, Vietcombank tập trung đẩy mạnh bán chéo sản phẩm qua ký kết với các đối tác lớn và lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Vietcombank đang triển khai thành lập công ty tín dụng tiêu dùng. Trong 2 năm 2014-2015, BIDV được tạp chí Asian Banker trao tặng giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, việc duy trì được vị thế và thị phần ngân hàng bán lẻ, thông qua đầu tư các mảng dịch vụ thẻ, ngân hàng điện từ là tiềm năng lớn để BIDV phát triển dịch vụ phi tín dụng trong tương lai.

Với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc chăm sóc hỗ trợ khách hàng là điều kiện tiên quyết để các ngân hàng có thể giữ chân các khách hàng tốt, quan trọng. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều tận dụng mọi cơ hội có thể để chăm sóc khác hàng, như: ưu đãi phí, giá khi sử dụng các dịch vụ bán chéo, quan tâm, chăm sóc đến khách hàng thông qua tặng, thưởng voucher, quà sinh nhật… Với BIDV, bên cạnh những chính sách trên, ngoài việc có đường dây nóng hỗ trợ 24/7 nhằm giải đáp thắc mắc khó khăn, vướng mắc của khách hàng, BIDV còn tiến gần hơn đến khách hàng so với các TCTD khác ở việc tận dung công nghệ thông tin và mạng xã hội. Cụ thể, BIDV là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam thực hiện tương tác với khách hàng qua Trung tâm mạng xã hội, đây là nơi khách hàng có thể tìm kiếm thông tin cần về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, phản ánh về việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng… Tất cả đều được BIDV hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết đến khách hàng, điều này góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín của BIDV trên thị trường.

- Chính sách xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Với lợi thế là ngân hàng lớn, có tiềm lực, BIDV có nhiều lợi thế so với các NHTMCP cũng như các NHTMQD khác trong việc xây dựng mối quan hệ với các khách hàng quan trọng. Cụ thể, BIDV định hướng tập trung xây dựng mối quan hệ với các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp lớn các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, cá nhân lớn trên cả nước, như VietnamAirline, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Viễn thông quân đội, nhóm KH ông Lê Thanh Thản… Thông qua việc ký hợp đồng hợp tác toàn diện với những khách hàng này, bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn, cho vay, BIDV có cơ hội tận dụng việc hợp tác toàn diện để phát triển các dịch vụ phi tín dụng từ các khách hàng này. Điều này giúp thị phần, hiệu quả hoạt động phi tín dụng của BIDV được giữ vững và có tiềm năng, cơ sở để phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)