Bài học rút ra của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42)

1. GIỚI THIỆU

1.5. Bài học rút ra của BIDV

Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản trong phát triển dịch vụ ngân hàng, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng BIDV:

Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng trên thị trường, Ngân hàng BIDV cần phải nghiên cứu thị trường, xác định được khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng do vậy mà các ngân hàng cũng hết sức chú trọng việc đầu tư công nghệ. Mặt khác ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu khách hàng chẳng hạn như việc các ngân hàng ngoại tăng cường mở rộng mạng lưới ra các tỉnh lân cận và đưa ra nhiều sản phẩm khác biệt như sản phẩm đầu tư tiền gửi song tệ ở HSBC hay ANZ, gói HSBC Premier mang đến cả chục tiện ích toàn cầu, thẻ tín dụng du lịch ở Citibank. Những dịch vụ mang tính lợi thế quốc tế này hầu như vắng bóng ở các ngân hàng trong nước.

Trong khi các NHTM trong nước cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài

chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán.

Nếu chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng để tăng lợi nhuận được. Muốn tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng thì đòi hỏi Ngân hàng BIDV phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường. Chiến lược Marketing có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm.

Ngoài ra sự minh bạch trong các cấp thẩm quyền giúp cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đơn giản và nhanh hơn. Tất cả mọi người trong hệ thống đều biết với khoản vay này của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những bước gì, cần bao nhiêu thời gian để trả lời cho khách hàng. Điều này ở các ngân hàng trong nước thực sự còn yếu kém.

Kết luận: Chương 1 của luận văn đã hệ thống một cách tổng quan cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ phi tín dụng trong ngân hàng thương mại nói riềng. Tác giả đã trình bày tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng cũng như cách thức xác định doanh thu, lợi nhuận thu được từ dịch vụ phi tín dụng trong NHTM. Thông qua việc giới thiệu kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM một số nước phát triển trên thế giới, tác giả đã rút ra những bải học kinh nghiệm làm cơ sở để ứng dụng, đề xuất các giải pháp cho BIDV trong những phần sau của luận văn.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV hiện nay là một trong những định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam, luôn đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian đầu trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Trong quá trình hoạt động, BIDV được mang những tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước.

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957): Được thành lập với nhiệm vụ quản lý vốn ngân sách, cấp phát kịp thời vốn kiếnthiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các công trình xây dựng đất nước thuộccác lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhiều công trình có ý nghĩa đặc biệt ở thời kỳ đó đã được xây dựng như Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải, khu công nghiệp Việt Trì, gang thép Thái Nguyên, mỏ than Quảng Ninh, nhà máy phân đạm Hà Bắc, suppe phốt phát Lân Thao, nhà máy công cụ số 1, dệt 8/3, thủy điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí…

Ngân hàng Đầu tư& Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981): Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chủ trương đổi mới hệ thống cấp phát vốn ngân sách và tín dụng đầu tư cơ bản của Nhà nước. Mục tiêu hoạt động về cơ bản không thay đổi nhưng các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế theo kếhoạch Nhà nước, đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi

mới của cả nước, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990): Thời kỳ 1990 – 1994: Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 401/CT – HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và bắt đầu mở rộng hoạt động bằng việc tự tìm kiếm các nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn được cấp từ Ngân sách để thực hiện cho vay đầu tư phát triển theo chỉ định của Nhà nước. Đây là thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhiệm vụ của BIDV cũng thay đổi: Nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch Nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư và phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và DVNH chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và xây lắp.

Từ ngày 01/01/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển. Tự huy động nguồn vốn: BIDV chủ động trong việc áp dụng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài vốn huy động trong nước, BIDV còn huy động vốn nước ngoài, thông qua nhiều hình thức như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua hạn mức thanh toán, theo các hiệp định thương mại, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh…

Ngày 28/12/2011, BIDV đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng. Kết quả IPO này có thể coi là ngoài sự mong đợi” của những chuyên gia kinh tế, những đầu tư lạc quan nhất trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc, thị trường chứng khoán thế giới ảm đạm như tháng 12/2011. Kết quả IPO của BIDV một lần nữa minh chứng uy tín thương hiệu BIDV, bản lĩnh của BIDV, sức mạnh nội tại của BIDV. Ngoài ra, điều này còn thể hiện sự quan tâm rất lớn của đông đảo các nhà đầu tư đối với cổ phiếu BIDV và rộng hơn là sự tin tưởng vào uy tín, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hàng đầu trên thị trường. Như vậy, từ năm 2012 BIDV bắt đầu hoạt động với tư cách của một NHTMCP, đây thực sự là cuộc cách mạng, là sự chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTMNN. Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho

BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả; Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; Tạo sự thúc đẩy để cũng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu. Với bản lĩnh vững vàng và truyền thống đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng, cùng với sự thay đổi trong quản trị điều hành theo mô hình NHTMCP, kỳ vọng rằng BIDV không những bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, mà còn tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường tài chính, trở thành một NH hiện đại và được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bên cạnh thế mạnh vốn có của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

BIDV là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt với phạm vi hoạt động rộng khắp, hợp tác đa phương, kinh doanh đa dạng, đa lĩnh vực ngân hàng thương mại, chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ....với mạng lưới phân phối bao quát trên toàn quốc.

Về cơ cấu tổ chức toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm các khối sau:

- Khối Ngân hàng: gồm có Hội sở chính, các Chi nhánh và Sở Giao dịch, với mạng lưới rộng khắp trong toàn quốc gồm 180 Chi nhánh và Sở Giao dịch, 204 Phòng giao dịch, 141 điểm giao dịch

- Khối đơn vị sự nghiệp: Gồm có Văn phòng đại diện, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Đào tạo.

- Khối các công ty 100% vốn: BIDV sở hữu 05 công ty thành viên hạch toán độc lập (công ty con) hoạt động một số ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực tài chính gồm Công ty chứng khoán đầu tư (BSC), Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC), 02 Công ty cho thuê tài chính, Công ty quản lý và khai thác nợ.

- Khối Liên doanh: BIDV có 5 Liên doanh gồm Liên doanh Ngân hàng Việt - Nga, Ngân hàng Lào - Việt, Ngân hàng VID-Public, Công ty Quản lý quỹ Việt Nam- Partner (BVIM), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (BIDV Tower).

- Bên cạnh đó, BIDV đã thực hiện hoạt động đầu tư, góp vốn vào nhiều tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác.

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống BIDV

Trung tâm công nghệ thông tin (BITC) Trung tâm đào tạo (BTC)

Chi nhánh Sở giao dịch

CHI NHÁNH

Công ty cho thuê tài chính I (BLC I) Công ty cho thuê tài chính II (BLC II)

Công ty chứng khoán (BSC)

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC)

Công ty bảo hiểm (BICI)

KHỐI CÔNG TY

Công ty đầu tư tài chính (BFC) Công ty quản lý quỹ đầu tư

Các văn phòng đại diện

KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

VID-Public Bank Trụ sở chính tại Hà Nội Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt Trụ sở chính tại Vientiane, CHDC ND Lào

Công ty Liên doanh tháp BIDV Trụ sở chính tại Hà Nội

Công ty LD Quản lý đầu tư BIDV – Vietnam Parner (BVIM) Trụ sở chính tại Hà Nội

Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga Trụ sở chính tại Hà Nội KHỐI LIÊN DOANH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Mô hình tổ chức khối ngân hàng:

Tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và cụ thể hóa công tác triển khai mô hình tổ chức tại các chi nhánh để vận hành từ tháng 10/2008.

Tại trụ sở chính: Được tổ chức thành 34 Ban, Trung tâm và phân tách theo 7 khối chức năng: Khối Ngân hàng bán buôn (4 Ban), Khối Ngân hàng Bán lẻ và mạng lưới (3 Ban), Khối Vốn và Kinh doanh vốn (1 Ban), Khối Quản lý rủi ro (3 Ban), Khối tác nghiệp (3 Ban), Khối Tài chính Kế toán (3 Ban) và Khối Hỗ trợ (16

Ban).

Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức BIDV tại Trụ sở chính

Tại các Chi nhánh: Khối Ngân hàng BIDV hiện có 180 Chi nhánh, được sắp xếp theo mô hình gồm 5 khối: Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Tác nghiệp, Quản lý nội bộ, và Khối trực thuộc.

Quá trình tái cơ cấu, vận hành theo mô hình tổ chức mới nhằm các mục tiêu: chuyển đổi mô hình hoạt động ngân hàng truyền thống (phân chia theo chức năng), sang mô hình hoạt động ngân hàng thương mại hiện đại (phân chia tổ chức theo dòng sản phẩm), tạo nền tảng cho việc tập trung hóa hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Trụ sở chính.

Ban Tổng Giám đốc

Khối ngân hàng bán buôn

Ban Kiểm soát

Hội đồng đầu tư Hội đồng CNTT Khối ngân hàng bán lẻ Khối Vốn và KD Vốn Khối quản lý rủi ro

Khối Tác nghiệp Khối Tài chính kế toán Khỗi Hỗ trợ Hội đồng Xử lý rủi ro HĐ quản trị rủi ro Hội đồng ALCO Hội đồng Tín dụng Văn phòng Ban Tổ chức Ban KHPT Ban Pháp chế Ban Kiểm tra nội

bộ

Technology Dept Technology

Centre

Ban Thương hiệu và QHCC Ban Kế toán

Ban Tài chính

Ban MIS & ALCO

Ban QLDA Cổ phần hoá

IT Centre

Trung tâm Đào tạo Trung tâm Thanh toán TT Tác nghiệp và Tài trợ TM Ban Vốn và KD vốn Ban Quản lý rủi ro tín dụng Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp Ban Quản lý tín dụng Ban Đầu tư

Ban Định chế tài chính Ban Quản lý Chi nhánh Trung tâm Thẻ Ban PTSP Bán lẻ và Marketing Corporate Relation Dept Trung tâm Dịch vụ khách hàng Ban PTSP và Tài trợ thương mại HĐQT

Về đội ngũ nhân sự: BIDV có một đội ngũ nhân sự hùng mạnh với 15.100 người (tính đến cuối năm 2015), trong đó độ tuổi bình quân toàn hệ thống là 33 tuổi, cán bộ ở độ tuổi dưới 30 tuổi là 60% có tri thức cao, trong đó trình độ Đại học và trên Đại học là 81,2%. Với đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo cơ bản, có tri thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới hoạt động của BIDV trong tình hình mới, có cam kết gắn bó lâu dài vì sự phát triển bền vững của BIDV, đây là một tiền đề hết sức quan trọng góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Đề án cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình tổ chức và phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính – ngân hàng vào năm 2012 cũng như quá trình phát triển sau này.

2.1.3. Các hoạt động chính của BIDV

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

2.1.4. Một số kết quả kinh doanh chính của BIDV

Bước vào giai đoạn 2011-2015, giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Chính phủ, BIDV đã thực hiện chiến lược cơ cấu lại toàn diện hoạt động của ngân hàng, xây dựng phần mềm hệ thống ngân hàng cốt lõi, quản lý điều hành vốn tập trung, hoạt động đa năng, kinh doanh đa lĩnh vực. Kết quả của quá trình này là sự đột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)