Trong một số năm trở lại đây, ở nước ta việc nghiên cứu nhân giống hom đã được tiến hành ở nhiều loài cây như Bạch đàn, Keo, Thông, Lát hoa, Bách xanh, Thông đỏ pà cò, Dầu rái, Sao đen, Chè đắng, Pơmu, Giáng hương (Lê Đình Khả và cộng sự, 2003). Một số loài phương pháp nhân giống hom đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất như Keo, Bạch đàn, Thông.
Đối với tràm nhân giống hom đã có một số công bố của Nguyễn Thị Hải Hồng, 2006 công bố kỹ thuật sản xuất cây tràm giống trong đó có kỹ thuật giâm hom chung cho cây tràm với hai phương pháp giâm hom trực tiếp và giâm hom gián tiếp, hormon kích thích ra rễ là IAB hoặc NAA nồng độ 0,5-1%, giá thể giâm hom là cát. Nhưng tác giả chưa đưa ra tỉ lệ sống là bao nhiêu [9].
Thái Thành Lượm (2006), Nghiên cứu nhân giống vô tính Tràm cừ lai L2- CV1 bằng chất kích thích sinh trưởng IBA với 5 nồng độ 1%, 1,5%, 2%, 2,5%, 3%. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện che bóng 75% trên nền hỗn hợp cát và potat tro trấu sau 30 ngày tuổi sẽ hình thành chồi ngọn , ra rễ, nhiều lá chồi và tỷ lệ sống 80-90%, nồng độ 2% có tỉ lệ sống cao nhất 95% [17].
Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2007) thí nghiệm nhân giống hom cho ba tổ hợp lai giữa các loài Tràm lá dài (L), Tràm cajuputi (C), Tràm năm gân (Q) bằng hormon IBA với các nồng độ 0,25%, 0,5%, 0,75%, 1%, 1,5%, 2%, 2,5% và 3%. Kết qủa ở cả ba tổ hợp lai LxC, QxL, CxL đều cho thấy hormon IBA 0,75% có khả năng kích thích hom ra rễ cao nhất với tỉ lệ ra rễ 70-86,7%.
Phạm Đức Tuấn, Hoàng Vũ Thơ (2008) nghiên cứu khả năng ra rễ của Tràm cajuputi của ta với tổng số 8 công thức trong đó 6 công thức là hormon NAA và IBA ở 3 nồng độ 500 ppm, 1000 ppm, 1500 ppm, và chỉ dùng một công thức của thuốc bột TTG1 với nồng độ 1% và đối chứng không dùng thuốc. Kết quả sau 45 ngày giâm hom cho thấy IBA 1000 ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 75,00% trong khi công thức đối chứng có tỷ lệ ra rễ là 47,5%, tiếp đến là NAA 1000 ppm có tỷ lệ ra rễ là 63,33%. Còn ở TTG11% có tỷ lệ ra rễ là 60,83%. Theo kết quả nghiên
cứu giâm hom cho nhiều loài cây rừng thì thuốc TTG thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất nhưng ở đây tác giả mới chỉ dùng một nồng độ nên chưa kết luận được [14]. Với Tràm năm gân tuy là một trong những loài cây chủ yếu để sản xuất tinh dầu với tên gọi Niauli oil có tiếng trên thế giới. Song rất tiếc đến nay chưa thấy công bố về nghiên cứu nhân giống bằng hom.
Chương II
mục tiêu, nội dung, vật liệu, địa điểm và phương pháp nghiên cứu