Hàm lượng và chất lượng tinh dầu của một số mẫu tràm ở các nơi khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống và nhân giống tràm có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao tại ba vì hà nội​ (Trang 50 - 51)

2. 5.6 Tạo chồi và giâm hom

3.7. Hàm lượng và chất lượng tinh dầu của một số mẫu tràm ở các nơi khác nhau

nhau

Ngoài các mẫu tràm khảo nghiệm ra, trong quá trình thực hiện đề tài này đã phân tích thêm một số mẫu tràm: một số mẫu Tràm trà, Tràm cừ của ta ở Thạnh Hoá (Long An), Tràm cajubuti phân bố tự nhiên ở Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) và các mẫu Tràm là dài, Tràm viridiflora được trồng ở Ba Vì. Các mẫu phân tích này vừa để tham khảo thêm đồng thời cung cấp thông tin để lựa chọn những giống tràm có hàm lượng và chất lượng tốt có thể được chọn tham gia khảo nghiệm giống.

Nhìn chung các mẫu đã phân tích cho thấy hàm lượng và chất lượng tinh dầu các mẫu Tràm cajuputi của ta và các mẫu Tràm lá dài đều thấp hơn hàm lượng tinh dầu Tràm nâm gân khảo nghiệm tại Ba Vì. Trong khi hàm lượng tinh dầu của Tràm năm gân trong khảo nghiệm hàm lượng tinh dầu cao nhất là 1,86%, thành phần 1,8-cineole cao nhất đạt tới 80,79% thì trong các mẫu Tràm cajuputi của ta và Tràm lá dài hàm lượng tinh dầu cao nhất chỉ đạt 0,95% và thành phần

1,8-cineole chỉ đạt 60,07%. Riêng các mẫu Tràm trà hàm lượng tinh dầu khá cao 2,32%- 2,5%.

Bảng 3.7. Hàm lượng, chất lượng tinh dầu của một số mẫu tràm ở các nơi khác nhau

STT Mẫu HLt% cineole1,8- Ghichú

1 Tràm cajuputi ( Phú Lộc)* 0,68 60,07 2 Tràm cajuputi(Tràm gió ở Thạnh Hoá)* 0,45 7,81 3 Tràm cajuputi(Tràm cừ ở Thạnh Hoá)* 0,14 0,89 4 Tràm cajubuti ( Đại Lải)* 0,95 55,66

5 Tràm cajuputi (Xuất xứ TịnhBiên được trồng tại Ba Vì) 0,28 0 3 tuổi

6 Tràm lá dài 1 ( Ba Vì) 0.36 11tuổi

7 Tràm lá dài 2 (Ba Vì) 0,54 3 tuổi

8 M. viridiflora (Ba Vì) 0,54 9 Tràm trà (Thạnh Hoá) 2,32

10 Tràm trà (Ba Vì) 2,50 57,09 3 tuổi

(*)là nhưng mẫu được lấy ở quần thể tự nhiên

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường và các cộng sự (2007) cho thấy các mẫu tinh dầu Tràm cajuputi ở Long An có thành phần 1,8-cineole trong tinh dầu khá cao, theo tác giả trong 7 mẫu tinh dầu của cây cá thể Tràm cajuputi thì mẫu thấp nhất thành phần 1,8-cineole cũng đạt 64,1% còn có tới 5 mẫu có thành phần 1,8-cineole trên 65%, tác giả không nói địa điểm lấy mẫu cụ thể, thời gian lấy mẫu và cơ quan phân tích thành phần tinh dầu. Trong khi kết quả phân tích hai mẫu Tràm cajuputi (mẫu gộp) lấy ở quần thể tự nhiên ở Thạnh Hoá-Long An (cả Tràm gió và Tràm cừ) ở đây cho thấy thành phần 1,8-cineole cao nhất chỉ đạt 7,81%. Như vậy chưa rõ sự khác biệt giữa hai kết qủa nghiên cứu là do đâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống và nhân giống tràm có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao tại ba vì hà nội​ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)