Khả năng ra rễ ở các xuất xứ của Tràm năm gân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống và nhân giống tràm có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao tại ba vì hà nội​ (Trang 61 - 70)

2. 5.6 Tạo chồi và giâm hom

3.9.2. Khả năng ra rễ ở các xuất xứ của Tràm năm gân

Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau.

Nghiên cứu khả năng ra rễ của 14 xuất xứ Tràm năm gân với hormon TTG1 0,5% cho thấy tỷ lệ sống, số lượng rễ, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ của các xuất xứ là có sự sai khác rõ rệt.

Số liệu thu thập được cho thấy có 8 xuất xứ có tỷ lệ ra rễ lớn hơn 90%, tỷ lệ ra rễ cao nhất là các xuất xứ Q2, Q5 tỷ lệ ra rễ đều đạt 98,9%, tiếp đến là xuất xứ Q10 tỷ lệ ra rễ đạt 96,7%, xuất xứ có tỷ lệ ra rễ thấp nhất là Q8 chỉ đạt 66,7%. Chỉ số ra rễ của các xuất xứ biến động từ 15,8-38,6, xuất xứ có chỉ số lớn ra rễ lớn nhất là xuất xứ Q6 (38,6), tiếp đến là xuất xứ Q10 (38,3). Xuất xứ Q4 có tỷ lệ ra rễ là 84,4%, chỉ số ra rễ đạt 31,4, xuất xứ Q11 có tỷ lệ ra rễ là 92,2%, chỉ số ra rễ đạt 35,4%. Trong ba chỉ tiêu trên thì chiều dài của rễ dài nhất có hệ số biến động thấp nhất ở tất cả các xuất xứ, số lượng rễ và chỉ số ra rễ đều có hệ số biến động cao.

Bảng 3.14. Khả năng ra rễ của các xuất xứ Tràm năm gân

Xuất xứ

Tỷ lệ ra rễ

Số lượng rễ

(cái/hom) Chiều dài rễ (cm) Chỉ số ra rễ

TB V% TB V% TB V% Q1 93,3 6,5 37,32 5,6 15,09 36,4 50,80 Q2 98,9 4,9 39,81 6,2 15,48 30,6 48,77 Q3 88,9 4,7 44,16 4,9 11,00 22,8 49,06 Q4 84,4 5,4 38,84 5,8 14,82 31,4 52,13 Q5 98,9 6,6 46,15 7,1 15,41 47,6 57,26 Q6 94,4 5,5 37,59 6,9 18,23 38,6 54,80 Q7 87,8 4,0 43,39 4,9 11,25 19,8 59,00 Q8 66,7 3,8 45,93 5,3 11,59 20,8 58,49 Q9 87,8 4,7 46,59 5,4 11,51 25,3 63,28 Q10 96,7 6,4 36,83 6,0 16,40 38,3 48,54 Q11 92,2 5,1 41,22 6,8 16,62 35,4 55,74 Q12 92,2 4,9 45,46 5,8 12,75 29,8 63,29 Q13 95,6 4,3 39,18 6,1 15,64 26,8 54,21 Q14 82,2 3,4 48,59 4,6 9,44 15,8 60,33 TB 93,3 5,0 5,8 29,9 Sig lặp=0,138ct<0,001, ct<0,001,lặp=0,16 ct<0,001 ,lặp=0,44 ct<0,001,lặp=0,06 LSD 5,38 0,70 0,74 4,61

ảnh 3.6. Giâm hom xuất xứ Tràm năm gân

Chương IV

kết luận, tồn tại 4.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và chất lượng thân cây, khối lượng lá, hàm lượng, chất lượng tinh dầu của 16 xuất xứ tràm khảo nghiệm tại Ba Vì ở 27 tháng tuổi, và của các cây cá thể chọn lọc rút ra các kết luận sau

- Tỷ lệ sống của 16 xuất xứ thuộc 3 loài tràm khảo nghiệm tại Ba Vì là 64,3%- 94,4%, chỉ số thể tích từ 6,4 đến 55,4. Trong đó xuất xứ Q9 của Tràm năm gân và xuất xứ CTB của Tràm cajuputi có sinh trưởng tốt nhất: xuất xứ Q9 có tỷ lệ sống và chỉ số thể tích tương ứng là 94,4% và 54,5, xuất xứ CTB tỷ lệ sống là 92,9%, chỉ số thể tích 52,2. Hai xuất xứ có sinh trưởng kém nhất đó là một xuất xứ của Tràm trà Al1 (tỷ lệ sống=64,3%, IV=6,5) và một xuất xứ của Tràm năm gân Q3 (tỷ lệ sống=89,3%, IV=6,2).

- Khối lượng lá tươi trung bình của các xuất xứ biến động từ 0,27 kg/cây đến 1,36 kg/cây. Tràm cajuputi của ta xuất xứ CTB có khối lượng lá tươi lớn nhất 1,36 kg/cây, tiếp đến là hai xuất xứ của Tràm năm gân Q12-0,72 kg/cây và Q11-0,78 kg/cây. Còn hai xuất xứ Q4 (0,53kg/cây), Q8 (0,58 kg/cây) nằm trong nhóm có khối lượng lá trung bình. Xuất xứ Al1 của Tràm trà có khối lượng lá thấp nhất chỉ 0,27kg/cây. Biến động về khối lượng lá giữa các cá thể trong mỗi xuất xứ là rất lớn. Kết quả nghiên cứu lá của chồi tái sinh một năm tuổi ở vườn ươm cho thấy ở tất cả các xuất xứ hệ số biến động về khối lượng lá đều lớn hơn 40%.

- Mức độ tương quan giữa đường kính gốc và khối lượng lá tái sinh phụ thuộc vào từng xuất xứ. Hệ số tương quan trong khoảng 0,00-0,91. Các xuất xứ của Tràm năm gân có hệ số tương quan lớn nhất, ở xuất xứ Q11 hệ số tương quan là nhất 0,91, 4 xuất xứ có tương quan chặt với hệ số tương quan là Q4 (0,75), Q1 (0,85), Q5 (0,84), Q8 (0,79), còn lại là các xuất xứ có hệ số tương quan yếu đến vừa phải.

- Hàm lượng tinh dầu trong lá tươi của các xuất xứ trong khoảng từ 0,28% đến 2,50% tương đương với hàm lượng khô là 0,79%-7,49%. Xuất xứ Al1 của

Tràm trà có hàm lượng tinh dầu trong lá tươi cao nhất 2,50%, tiếp đến là các xuất xứ của Tràm năm gân Q8 (1,86%), Q4 (1,79%), Q2 (1,67%). Xuất xứ có hàm lượng tinh dầu thấp nhất là CTB (0,28%). Hệ số biến động về hàm lượng tinh dầu của xuất xứ Q4, Al1 là 20,4%, 28,5%.

- Thành phần 1,8-cineole trong tinh dầu của các xuất xứ biến động từ 8,96% đến 80,79%. Trong tổng số 16 xuất xứ có 8 xuất xứ của Tràm năm gân có thành phần 1,8-cineole trên 65%. Xuất xứ có thành phần 1,8-cineole cao nhất là xuất xứ Q7 (80,79%), thứ hai là xuất xứ Q8 (78,59%), tiếp theo là xuất xứ Q9 (77,73%), xuất xứ Q5 (76,83%), Q4 (75,72%).

- Đánh giá theo các chỉ tiêu tổng hợp về tinh dầu: lượng tinh dầu/cây, thành phần 1,8-cineole trong tinh dầu cho thấy các xuất xứ Q4, Q8, Q11 là các xuất xứ có triển vọng nhất cho sản xuất tinh dầu, lượng tinh dầu/ cây của ba xuất xứ là Q4 9,49 g/cây vượt 58% so với giá trị trung bình các xuất xứ, Q8 10,79 g/cây vượt 80% giá trị trung bình, Q11 8,89 g/cây vượt 48% giá trị trung bình các xuất xứ và thành phần 1,8-cineole trong tinh dầu ở ba xuất xứ đều hơn 70%.

- Phân tích hàm lượng, lượng tinh dầu/cây, thành phần 1.8-cineole trong tinh dầu của 34 cây có sinh trưởng tốt của trong xuất xứ Q4 chọn được 7 cây có độ vượt về lượng tinh dầu/cây thấp nhất là 26.79% và thành phần 1,8-cineole trên 65%: ở vườn ươm chồi 5 tháng tuổi chọn được một cây có độ vượt về lượng tinh dầu/cây là 91,7% và 6 cây ở khu khảo nghiệm có độ vượt về lượng tinh dầu/cây 26,79%-178,85%. Xuất xứ Q11 phân tích 9 cây có khối lượng lá cao nhất ở khu khảo nghiệm được một cây có độ vượt về lượng tinh dầu/cây là 93% và thành phần 1.8-cineole trên 65%. Xuất xứ Al1 của Tràm trà chọn được 4 cây ở vườn ươm (chồi 10 tháng tuổi), có hàm lượng tinh dầu và thành phần 1,8-cineole trên 70% và độ vượt về lượng tinh dầu/cây so với 40 cây xung quanh là 93,35%-158,27%. Ngoài ra còn chọn thêm 7 cây Tràm trà ở Văn Điển có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao thành phần 1,8-cineole hơn 65%.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hormon và nồng độ đến khả năng ra rễ của Tràm năm gân cho thấy hormon TTG1 là thích hợp nhất cho giâm hom, sau đó là hormon TTG2, riêng hormon NAA không thích hợp cho giâm hom loài Tràm này, công thức tốt nhất là TTG1 0,5% và TTG1 1,5% có tỷ lệ ra rễ là 93,3% - Khả năng ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào từng xuất xứ. Nghiên cứu khả

năng ra rễ ở 14 xuất xứ Tràm năm gân, xử lý bằng hormon TTG1 0,5% cho thấy có 8 xuất xứ đạt tỷ lệ ra rễ lớn hơn 90%. Trong đó 2 xuất xứ là Q2, Q5 có tỷ lệ ra rễ cao nhất đều đạt 98,9%. Xuất xứ Q4 có tỷ lệ ra rễ là 84,4%, chỉ số ra rễ đạt 31,4, xuất xứ Q11 có tỷ lệ ra rễ là 92,2%, chỉ số ra rễ đạt 35,4%.

4.2 Tồn tại

Vì thời gian có hạn nên trong nội dung của luận văn mới nghiên cứu chọn lọc giống tràm ở giai đoạn 3 tuổi, chỉ chọn lọc cá thể ở 3 xuất xứ Q4, Q11, Al1. Chưa có điều kiện để nghiên cứu khả năng tái sinh chồi của các xuất xứ. Phần giâm hom mới chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của hoocmon, nồng độ hoocmon, ảnh hưởng của các xuất xứ đến khả năng ra rễ của hom mà chưa nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm hom, thời vụ giâm và tuổi cây mẹ lấy hom. Các nội dung này sẽ tiếp tục được nghiên cứu

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Đào Trọng Hưng, (1995), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học và tinh dầu của cây Tràm (Melalecuca cajuputi Powell) ở vùng Bình Trị Thiên, Tóm

tắt luận án PTS sinh học.

2. Đặng Trung Tấn, 2006, “Đa dạng sinh học và tiềm năng sinh thái rừng tràm”, Phát triển rừng tràm (Melaleuca) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB

Văn hoá dân tộc, T,P Hồ Chí Minh, tr. 13.

3. Hồ Văn Phúc, Nguyễn Trần Nguyên, Nguyễn Thị Trốn (2001), “Kết quả khảo nghiệm xuất xứ, mật độ trồng và loại cây con đối với các loài tràm Melaleuca cajuputi và Melaleuca leucadendra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”,Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 1996- 2000, tr.129-133.

4. Lã Đình Mỡi (2003), “Cây Tràm”, Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 274-285.

5. Lê Đình Khả và các công tác viên (2003),Chọn tạo giống và nhân giống một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, tr. 142-152.

6. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005, Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, NXB nông ngiệp.

7. Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2004), “Sinh trưởng của một số loài tràm tại An Giang”,Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 7.

8. Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2007), Khảo nghiệm một số loài và xuất xứ tràm (Melaleuca sp,) trên vùng đất ngập phèn tỉnh An Giang, Luận án tiến sĩ nông

nghiệp.

9. Nguyễn Thị Hải Hồng (2006), “Kỹ thuật sản xuất cây tràm giống (Melaleuca sp.)”, Phát triển rừng tràm (Melaleuca) ở đồng bằng Sông Cửu Long,NXB Văn hoá dân tộc, T,P Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Văn Nghi, (2000),Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, tích luỹ tinh dầu và khả năng nhân giống vô tính cây tràm lá hẹp (Melaleuca alternifolia cheel) ở Việt Nam, Tóm tắt luận văn tiến sỹ sinh học.

11. Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương, Nguyễn Minh Chí (2004), “Một số ý kiến về cây tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Việt Nam,

Tạp chí nông nghiệp phát triển nông thôn,

12. Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn (2006), “Khả năng phát triển một số giống tràm ở các tỉnh miền Bắc và tiềm năng bột giấy của gỗ tràm”, Tạp Chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1, tr. 87-90.

13. Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Xuân Quát (2007), Cây tràm Việt Nam chọn tạo giống, lai tạo và kỹ thuật gây trồng, NXB Nông nghiệp.

14. Phạm Đức Tuấn, Hoàng Vũ Thơ (2008), “Nghiên cứu khả năng ra rễ của tràm (Melaleuca cajuputi Powell) bằng phương pháp giâm hom”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 6, tr. 82-86.

15. Phùng Cẩm Thạch (2006), “Giới thiệu một số loài tràm có triển vọng cho sản xuất tinh dầu và kỹ thuật chưng cất tinh dầu”, Phát triển rừng tràm (Melaleuca) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Văn hoá dân tộc, T,P Hồ

Chí Minh, tr. 29-35.

16. Phùng Cẩm Thạch, Phạm Thị Hải Hồng, Phạm Thị Thuỳ Hương (2001), “Đánh giá hàm lượng và chất lượng tinh dầu tràm (Melaleuca) theo loài và xuất xứ”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 1996-2000, NXB Nông nghiệp, tr. 290-295.

17. Thái Thành Lượm (2006), “ Kết quả nhân giống vô tính Tràm cừ lai bằng chất kích thích sinh trưởng AIB”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 5/2006.

18. Trần Thị Thu Hằng, Thái Thành Lượm (2006), “Kết quả trồng khảo nghiệm trên diện tích rộng Tràm cừ lai Melaleuca cajuputi Việt Nam và Melaleuca

leucadendra (Australia) trên đất rừng ngập nước theo mùa ở Nam Việt Nam”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 5, tr. 72-74.

19. Võ Văn Chi, (1997),Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học.

Tiếng Anh

20. Brophy J.J., Doran J.C. (1996), Essential Oils of Tropical Asteromyrtus, Callistemon and Melaleuca Species, ACIAR Canberra, Australia, 130 pp

21. Doran J.C., G.R. Baker, E.r. Williams and I.A. Southwell (2002), Improving Australian Tee Tree though selecting and Bereeding, RIRDC Publication No

02/017, 95 pp.

22. International Organisation for Standardisation, 2004. ISO 4730 (2004). Oil of Melaleuca, Terpinel 4-ol type (Tea tree Oil). International Organisation for Standardisation, Geneve, Switzerland

23. Gwaze D.P. (1989), "Growth and survival of Australian Tree Species in Field Trials in Zimbabwe", Trees for the tropic: Growing Australia Multipurpose Trees and Shrubs in Developing Coutries, chapter 12, Australian Center for

International Agricultureal Research, pp. 129-138.

24. Ireland, B.F., Hibbert, D.B., Goldsack, R.J., Doran, J.C., Brophy, J.J. (2002),

Chemical variation in the leaf essential oil of Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T. Blake. Biochem-syst-ecol. Oxford, U.K. : Elsevier Science Ltd. v.

30 (5) p. 457-470.

25. Joan A.Browder &Peter B.Schroeder (1981),"Melaleuca seed dispersal and perspectives on control", Proceds of Melaleuca Symposium, Florida Separtment of Agriculture anh consumer services, Division of Forestry, USA. pp. 1-68.

26. Molimo P.B. (1981), "Growth and survival of Australia Tree Species in Field Trials in kenya", Growing Australia Multipurpose Trees and Shrubs in Developing Coutries, chapter 10, Australia center for International Agricultureal Research, Australia, pp. 103-107.

27. Nature's Gift Aromatherapy Products, 2007. Aromatherapy Essential Oil Retail Prices.

28. Richard F.Lockey, John J.Stablein, Loleta R.F.Binford (1981), "Melaleuca tree and resporatory desease", Proceedings of Melaleuca symposium 9/1980, Florida Department of Agriculture and consumer services, Division of forrestry, USA, pp. 101-116.

29. Ryan P.A & R.E Bell (1989); "Growth, coppicing and flowering of Australian tree species in Trials Southeast Quensland, Australia", Trees For The Tropics, Growing Australia multipurpose trees and shrubs in developing countries, chapter 5:,, Australia Center for Internattional Agricultureal Research, Australia, pp. 38-49.

30. Susanto M., J. Doran, A. Amold, A. Rimbawarto, 2003. Genetic variation in growth and oil chracteristic of Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi and potential for genetic improvement. Journal of Tropical Forest Science. 15, pp 469-482.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống và nhân giống tràm có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao tại ba vì hà nội​ (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)