2. 5.6 Tạo chồi và giâm hom
3.4. Hàm lượng tinh dầu của các xuất xứ tràm
Hàm lượng tinh dầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với chọn lọc giống tràm, hàm lượng tinh dầu cao không chỉ làm tăng sản lượng tinh dầu mà nếu lượng tinh dầu/cây của các giống tràm là như nhau thì việc chọn lọc theo hàm lượng tinh dầu sẽ có ý nghĩa kinh tế lớn hơn là chọn lọc theo khối
Bảng 3.4. Hàm lượng tinh dầu của các xuất xứ tràm ở khu khảo nghiệm tại Ba Vì(xác định tháng 01/2008) Xuất xứ HLt(%) HLk% Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 Lặp 4 TB V%(lặp) Q1 0,63 0,59 0,54 0,59 0,59 6,27 1,78 Q2 1,67 1,67 1,62 1,71 1,67 2,21 4,76 Q3 0,36 0,41 0,45 0,45 0,42 10,23 1,16 Q4 1,71 1,76 1,80 1,89 1,79 4,25 4,78 Q5 0,68 0,63 0,63 0,63 0,64 3,89 1,93 Q6 0,59 0,54 0,59 0,63 0,59 6,27 1,78 Q7 1,35 1,31 1,44 1,35 1,36 4,04 3,66 Q8 1,89 1,85 1,8 1,89 1,86 2,30 4,98 Q9 1,49 1,49 1,53 1,53 1,51 1,53 4,25 Q10 0,59 0,59 0,59 0,63 0,60 3,33 1.71 Q11 1,13 1,13 1,17 1,13 1,14 1,75 3,40 Q12 1,31 1,26 1,31 1,35 1,31 2,82 3,91 Q13 0,59 0,59 0,56 0,56 0,58 3,01 1,59 Q14 1,49 1,58 1,62 1,58 1,57 3,51 4,21 Al1 2,50 2,48 2,48 2,52 2,50 0,77 7,49 CTB 0,27 0,32 0,27 0,27 0,28 8,85 0,79 Sig ct<0,001 Lặp=0,083 SLD 0,06
Kết quả phân tích phương sai cho thấy sự sai khác về hàm lượng tinh dầu giữa các xuất xứ là rất lớn. Hàm lượng tinh dầu trong lá tươi tươi dao động 0,28%-2,50% tương đương với hàm lượng tinh dầu trong lá khô là 0,79-7,49%. Xuất xứ Al1 của Tràm trà có hàm lượng tinh dầu trong lá tươi cao nhất đạt 2,50%, tiếp đến là các xuất xứ của Tràm năm gân: xuất xứ Q8 hàm lượng tinh dầu là 1,86%, xuất xứ Q4 hàm lượng tinh dầu là 1,79%. Xuất xứ có hàm lượng tinh dầu thấp nhất là CTB hàm lượng tinh dầu tươi chỉ có 0,28%. Trong 16 xuất xứ trên có 3 xuất xứ Q5, Q6, Q1 đã được khảo nghiệm tại Long An và đánh giá
của Phùng Cẩm Thạch (2000) ở giai đoạn 6 tuổi cho thấy hàm lượng tươi tương ứng là 0,98%, 1,09% và 1,01% trong mùa khô và 0,73%, 0,86%, 1,02% vào mùa mưa. Song ở giai đoạn 27 tháng tuổi tại Ba Vì hàm lượng tinh dầu tương ứng của các xuất xứ này chỉ là 0,60%, 0,54% và 0,58%. Sự khác biệt này có thể do tuổi cây như ở Tràm cajuputi (Đào Trọng Hưng, 1995) và ở Tràm trà (Nguyễn Văn Nghi, 2000) hoặc do điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau. Phân tích cũng cho thấy hàm lượng tinh dầu giữa các lặp là không có sự sai khác, hệ số biến động về hàm lượng tinh dầu trung bình của xuất xứ trong 4 lặp đều rất thấp.
Kết quả nghiên cứu hàm lượng tinh dầu ở vườn ươm của xuất xứ Q4 và A1 còn cho thấy hàm lượng tinh dầu giữa các cá thể trong cùng một xuất xứ cũng biến động khá lớn. Phân tích hàm lượng tinh dầu của xuất xứ Q4 cho thấy: hệ số biến động của 19 cá thể (chồi 4 tháng tuổi) ở khu quần thể nền chọn giống tại vườn ươm cho thấy hệ số biến động về hàm lượng tinh dầu là 26,5%. Phân tích hàm lượng tinh dầu của 28 cá thể tràm trà Al1 ở khu quần thể nền chọn giống tại vườn ươm cũng cho thấy hệ số biến động về hàm lượng tinh dầu giữa các cá thể là 23,8%.
Kết quả tính toán hệ số tương quan giữa sinh trưởng, khối lượng lá của 14 xuất xứ tràm năm gân với hàm lượng tinh dầu cho thấy mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu này ở mức độ yếu đến vừa phải: hệ số tương quan giữa Do và HLt% là 0,37, giữa H và HLt% là 0,20, giữa IV và HLt% là 0,26, giữa khối lượng lá và hàm lượng là 0,13. Vì vậy, không thể dựa vào sinh trưởng hay khối lượng là để xác định hàm lượng tinh dầu của các xuất xứ.