Thực trạng triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh sau khi học chương cảm ứng điện từ vật lí 11 trung học phổ thông​ (Trang 39 - 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Thực trạng triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng

* Đối với công tác quản lí

Để tìm hiểu được thực trạng quản lí, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lí giáo dục đối với việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chúng tôi đã tìm kiếm và đọc các văn bản chỉ đạo, công văn hướng dẫn của Sở GDĐT triển khai đến các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn, trao đổi thông tin trực tiếp với chuyên viên của Sở GDĐT, hiệu phó phụ trách chuyên môn và một số GV cốt cán của các trường phổ thông trong tỉnh như THPT Chuyên Thái Nguyên, THPT Chu Văn An, THPT Ngô Quyền, THPT Định Hóa… Kết quả thu nhận được đối với thực trạng công tác quản lí cụ thể như sau:

- Tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu triển khai xây dựng thí điểm Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Mục tiêu của mô hình này là đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại; tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra. Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.

- Sở GDĐT Thái Nguyên đã quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá như: Hướng dẫn áp dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010 về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm

tra vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ tư duy. Đề thi các môn khoa học xã hội được chỉ đạo theo hướng "mở", gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy nghĩ độc lập của HS, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc. Bước đầu tổ chức các đợt đánh giá HS trên phạm vi toàn tỉnh, chỉ đạo các trường tham gia các kì đánh giá HS phổ thông quốc tế (PISA). Tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học; cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học nhằm khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập - phát triển năng lực HS.

- Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã hạn chế được nhiều

tiêu cực trong thi, kiểm tra.

- Từ năm học 2014-2015, Bộ GD đã triển khai tập huấn "đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS" về đến Sở GDĐT các tỉnh, Sở GDĐT Thái Nguyên cũng đã triển khai tập huấn cho giáo viên cốt cán của các trường phổ thông trong tỉnh dưới hình thức chuyên đề, báo cáo trong dịp hè đầu năm học 2014-2015 để các giáo viên đi tập huấn về tiếp tục triển khai đến các giáo viên khác và áp dụng vào dạy học thực tiễn.

- Bắt đầu từ tháng 10 năm 2014 Sở GDĐT Thái Nguyên đã triển khai văn bản qui định mẫu soạn giáo án mới trong đó yêu cầu mục tiêu bài học ngoài các chuẩn kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ đã có thêm yêu cầu về các năng lực học sinh cần đạt.

- Thực hiện Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên; Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ

GDĐT về xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên cấp trung học, ngày 20/4/2015, Sở GDĐT Thái Nguyên đã có công văn số 362/SGDĐT về việc đóng góp ý kiến cho dự thảo lần 1 về việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV và xây dựng kế hoạch dạy học. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Phòng GDĐT, các trường THPT, các trường PTDTNT, Sở GDĐT đã tiến hành chỉnh lí, bổ sung một số nội dung trong dự thảo.

- Ngày 20/07/2015 Sở GDĐT Thái Nguyên đã đưa ra dự thảo lần 2 về đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV và xây dựng kế hoạch dạy học với các tiêu chí được vạch ra rõ ràng. Nội dung của dự thảo lần 2 này chắc chắn sẽ được đưa vào thực hiện từ năm học 2015-2016 bắt buộc các GV phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS.

Như vậy, căn cứ vào những điều trên chúng tôi nhận thấy các cấp quản lí GD đã rất quan tâm, chỉ đạo sát sao và triển khai hướng dẫn kịp thời đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên.

* Đối với giáo viên.

Để tìm hiểu được thực trạng kiểm tra đánh giá tại các trường THPT trong tỉnh Thái Nguyên một cách chân thực và chính xác, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra (trình bày trong phần phụ lục 1) nhằm thu thập thông tin từ các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy và kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh. Tổng số phiếu điều tra chúng tôi phát ra là 300 phiếu, trong đó 70 phiếu phát cho giáo viên trường THPT Ngô Quyền, 80 phiếu phát cho giáo viên trường THPT Định Hóa, 50 phiếu phát cho giáo viên trường THPT Chu văn An, 100 phiếu phát cho giáo viên trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Tổng số phiếu thu về và lấy được thông tin là 260 phiếu. Sau khi tổng hợp thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy tình hình triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua có thực trạng như sau:

- Chúng tôi đã đặt ra cho các GV câu hỏi là “đầu năm học 2014-2015 Sở GD

tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS cho các GV cốt cán của các trường THPT trong tỉnh. Các GV đi tập huấn về đã triển khai đến các Thầy/cô ở mức độ nào?” thì nhận được kết quả là: Có 1,5% GV cho biết sau khi đi tập huấn đổi mới

phương pháp kiểm tra đánh giá về các GV được cử đi (sau 1 năm học) vẫn chưa triển khai đến các GV khác trong trường. Có 9,2% GV cho biết đã được triển khai nhưng chỉ sơ lược dưới hình thức phát tài liệu tập huấn để tự đọc. Có 78,5% GV cho biết đã được triển khai dưới hình thức tổ chức chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn. Có 10,8% GV cho biết ngoài tổ chức sinh hoạt chuyên đề thì đã triển khai xây dựng mẫu công cụ kiểm tra đánh giá (câu hỏi, bài tập, phiếu đánh giá…) theo tài liệu hướng dẫn kiểm tra đánh giá năng lực và đã đưa vào đánh giá thí điểm kết quả học tập của một số lớp học sau đó đưa ra họp xét bổ sung, rút kinh nghiệm trước tổ chuyên môn.

- Khi chúng tôi đặt ra cho các GV câu hỏi “Trong năm học vừa qua trường các Thầy/cô đã tiến hành đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS ở mức độ nào?” thì kết quả là: Có 3,0% GV được điều tra cho

biết chưa hề triển khai kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới mà vẫn chỉ tiến hành kiểm tra đánh giá theo các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Có 27,7% GV cho biết đã triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá ở mức độ tổ chức chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn nhưng chưa áp dụng vào đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. Có 23,1% GV cho biết đã triển khai kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới nhưng rất hạn chế mà chủ yếu vẫn là kiểm tra đánh giá theo các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Có 27,7% GV cho biết đã kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS kết hợp cân đối cả đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với đánh giá năng lực. Có 20,0% GV cho biết đã xếp loại kết quả học tập của học sinh kết hợp cả đánh giá quá trình với đánh giá cuối kì. Có 9,2% GV được điều tra cho biết đã kiểm tra đánh giá có kết hợp đánh giá của GV với đánh giá của HS đối với HS và HS tự đánh giá bản thân. Có 13,8% GV cho biết đã thay đổi hoàn toàn sang cách đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS và lấy kết quả đầu ra làm thước đo để xếp loại HS.

- Chúng tôi đưa ra các hình thức kiểm tra đánh giá gồm: Đánh giá qua kết quả bài kiểm tra cuối chương theo các chuẩn, đánh giá trong quá trình học tập từng bài học (kiểm tra miệng, cemina…), đánh giá theo các tiêu chí, học sinh tự đánh giá lẫn

nhau và tự đánh giá bản thân, đánh giá thông qua năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó chúng tôi hỏi các GV “sau khi học xong một chủ đề kiến thức, Thầy/cô

thường dùng các hình thức kiểm tra đánh giá trên ở mức độ nào?” thì sau khi tổng

hợp thông tin các phiếu điều tra, chúng tôi nhận được kết quả: 100% GV thường xuyên dùng cách đánh giá xếp loại học tập của HS thông qua bài kiểm tra cuối chương theo các chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt. Đa số GV (86,2%) thường xuyên đánh giá xếp loại HS qua quá trình học tập từng bài học (kiểm tra miệng, cemina…) còn lại có 13,8% GV thừa nhận ít dùng cách đánh giá này. Đa số GV (94,6%) ít dùng cách đánh giá, xếp loại HS thông qua năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Có 6,2% GV thường xuyên để cho HS đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân (khi dạy bài thực hành, thí nghiệm) còn lại có đến 93,8% GV chưa bao giờ cho HS tự đánh giá lẫn nhau. 100% GV tham gia điều tra cho biết chưa từng dùng đến hình thức đánh giá HS theo các tiêu chí.

- Chúng tôi đã đưa ra các công cụ kiểm tra đánh giá thường dùng để xếp loại HS hiện nay rồi hỏi các Thầy/cô đã dùng các công cụ này ở mức độ nào thì nhận được kết quả là 100% GV thường xuyên dùng các câu hỏi, bài tập mang tính ghi nhớ, tái hiện kiến thức. Chỉ có 3,1% GV từng sử dụng câu hỏi “mở ”, gắn với thực tiễn đòi hỏi tính sáng tạo của HS, tuy nhiên mới chỉ dùng ở mức độ rất hạn chế. Các công cụ kiểm tra đánh giá khác như phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập của HS thì 100% GV được điều tra đều chưa từng sử dụng đến.

* Thông qua điều tra, chúng tôi thấy rằng bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở các trường trung học tại Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể:

- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Thực trạng này dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi, kiểm tra; nhiều

HS phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.

- Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy đa số GV của các trường THPT trong tỉnh hầu như rất ít dùng các hình thức kiểm tra đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá GV đang sử dụng có tính truyền thống: dựa vào viết luận, làm các bài tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết…, và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh. Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận, …, thì giáo viên chưa làm được vì chưa được đào tạo bài bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh sau khi học chương cảm ứng điện từ vật lí 11 trung học phổ thông​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)