8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp
tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực tại Thái Nguyên hiện nay
Thực tế việc triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông trong tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn và đạt hiệu quả chưa cao vì rất nhiều nguyên nhân. Thông qua phiếu điều tra chúng tôi thấy nổi lên là một số nguyên nhân sau:
- Hiểu biết của đại đa số giáo viên về triết lý, phương pháp, kỹ thuật, hình thức kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn, nhiều giáo viên còn hiểu một cách lơ mơ về kiểm tra đánh giá, nghĩa là họ chỉ hiểu kiểm tra đánh giá là tập trung đánh giá kết quả học tập (chính xác hơn là tập trung tìm hiểu, đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh), có kết quả để xếp loại học sinh để báo cáo lãnh đạo, vào bảng điểm chứ họ không hiểu được các chức năng, triết lý đánh giá. Có đến 92,3% GV được điều tra cho biết họ không có hoặc thiếu văn bản, tài liệu hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới, do vậy họ vẫn chỉ dùng các phương pháp đánh giá truyền thống chứ không cập nhật được phương pháp đánh giá tiến bộ khác.
- Có 88,5% GV được điều tra cho biết mặc dù mới chỉ ở mức sinh hoạt chuyên đề, chưa triển khai phổ biến vào kiểm tra đánh giá hằng ngày nhưng họ mất rất nhiều thời gian, công sức để soạn thảo được một bộ công cụ kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. Để đánh giá được tương đối đầy đủ các năng lực của HS cần một hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá đồ sộ bao gồm phiếu đánh giá theo tiêu chí, bài tập vận dụng thực tiễn, hồ sơ học tập, đề kiểm tra kết thúc chương, nhiệm vụ học tập, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu tự đánh giá.v.v. Để làm được tất cả công cụ này không thể chỉ trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và công sức của cả tập thể. GV không thể làm được điều này vì thời gian lên lớp, kiêm nhiệm đã lấy hết quỹ thời gian của họ. Nếu có sẵn một ngân hàng công cụ kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới này thì chắc chắn sẽ thuận lợi rất nhiều cho GV.
- Có 99,2% GV tham gia điều tra cho biết: Cơ chế, chính sách quản lí hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá của GV. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông trong tỉnh Thái Nguyên chưa mang lại hiệu quả cao.
- Tất cả GV được điều tra đều cho biết nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong nhà trường như: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, gây khó khăn, hạn chế cho việc áp dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới.
- Việc đổi mới về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới triển khai ở mức độ tập huấn theo chuyên đề, chưa thực sự đi sâu, rộng vào trong dạy học nên với đại đa số GV trong tỉnh còn rất mới lạ dẫn đến có nhiều hạn chế mà chắc chắn phải một thời gian dài mới khắc phục được.
1.3.4. Một vài đề xuất để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tại địa phương
- Phải có một hệ thống lí luận đúng đắn, chi tiết để hướng dẫn GV thay đổi nhận thức về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Các cấp quản lí phải kiểm tra, giám sát và chỉ đạo sát sao hơn trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh của GV các trường phổ thông.
- Thay vì chỉ tổ chức các chuyên đề, tập huấn hè…, cần triển khai cách kiểm tra đánh giá mới một cách tích cực hơn, sâu rộng hơn đến từng trường, từng giáo viên.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải nâng lên thành một môn học bắt buộc các sinh viên sư phạm đều phải học và thực hiện theo một cách nghiêm túc.
- Cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị phục vụ việc kiểm tra đánh giá phải được đầu tư, đồng bộ đến từng trường và bắt buộc mọi giáo viên phải thực hiện theo.
- Bên cạnh các biện pháp trên, điều hết sức quan trọng là cần xây dựng hệ thống các nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập thích hợp để có thể đánh giá năng lực cần phát triển ở HS khi dạy học từng chương, phần kiến thức.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Thực hiện mục đích nghiên cứu và đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi xin có một số kết luận chung như sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu bản chất và chức năng của hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học, lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chúng tôi đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận của phương pháp kiểm tra đánh giá nói chung và cơ sở lí luận của phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng.
- Tìm hiểu được qui trình soạn thảo hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá các năng lực học sinh đạt được trong và sau quá trình học tập một học phần kiến thức.
- Tìm hiểu được tình hình kiểm tra đánh giá học sinh ở bậc THPT nói chung, tình hình triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá của các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Qua đó đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Chƣơng 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” - VẬT LÍ LỚP 11