Đánh giá kết quả thực nghiệm về hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh sau khi học chương cảm ứng điện từ vật lí 11 trung học phổ thông​ (Trang 93 - 118)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm về hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá theo

định hƣớng phát triển năng lực học sinh sau khi học chƣơng “Cảm ứng điện từ ”

3.4.1. Kết quả thực nghiệm thu được từ hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá năng lực theo kết quả

Căn cứ vào bảng điểm đạt được của HS, chúng tôi tính được tỉ lệ % HS đã đạt và không đạt các cấp độ năng lực trong bài kiểm tra năng lực như sau:

Lớp 11A10: Nhóm năng lực Cấp độ I II III Năng lực sử dụng kiến thức Đạt: 87,1% Không đạt: 12,9% Đạt: 81,8% Không đạt: 18,2% Đạt: 34,1% Không đạt: 65,9% Năng lực về phƣơng pháp Đạt: 79,5% Không đạt: 20,5% Đạt: 70,4% Không đạt: 29,6% Đạt: 28,8% Không đạt: 71,2% Năng lực trao đổi thông tin

Đạt: 95,5% Không đạt: 4,5% Đạt: 85,0% Không đạt: 15,0% Đạt: 43,6% Không đạt: 56,4% Năng lực đánh giá cá thể Đạt: 95,5% Không đạt: 4,5% Đạt: 76,2% Không đạt: 23,8% Đạt: 37,9% Không đạt: 62,1% Lớp 11A1: Nhóm năng lực Cấp độ I II III

Năng lực sử dụng kiến thức Đạt: 87,2% Không đạt: 12,8% Đạt: 75,3% Không đạt: 24,7% Đạt: 28,7% Không đạt: 71,3% Năng lực về phƣơng pháp Đạt: 87,3% Không đạt: 12,7% Đạt: 56,7% Không đạt: 43,3% Đạt: 24,1% Không đạt: 75,9% Năng lực trao đổi thông tin

Đạt: 87,2% Không đạt: 12,8% Đạt: 84,7% Không đạt: 15,3% Đạt: 34,8% Không đạt: 65,2% Năng lực đánh giá Đạt: 82,7% Không đạt: 17,3% Đạt: 78,7% Không đạt: 21,3% Đạt: 33,3% Không đạt: 66,7%

Bảng tổng hợp % kết quả đánh giá của 2 lớp thực nghiệm

Nhóm năng lực Cấp độ I II III Năng lực sử dụng kiến thức Đạt: 87,2% Không đạt: 12,8% Đạt: 78,6% Không đạt: 21,4% Đạt: 30,1% Không đạt: 69,9% Năng lực về phƣơng pháp Đạt: 83,4% Không đạt: 16,6% Đạt: 63,6% Không đạt: 36,4% Đạt: 26,5% Không đạt: 73,5% Năng lực trao đổi thông tin

Đạt: 91,4% Không đạt: 8,6% Đạt: 84,9% Không đạt: 15,1% Đạt: 39,2% Không đạt: 60,8% Năng lực đánh giá Đạt: 89,1% Không đạt: 10,9% Đạt: 77,5% Không đạt: 22,5% Đạt: 35,6% Không đạt: 64,4%

Căn cứ vào bảng tổng hợp % kết quả HS đạt và không đạt các cấp độ năng lực trên, chúng tôi nhận thấy sau khi học xong chương “cảm ứng điện từ” thì:

- Đa số HS tham gia kiểm tra đánh giá đều làm tốt các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực về mặt sử dụng kiến thức ở cấp độ I (87,2%) và cấp độ II (78,6%), điều đó chứng tỏ sau khi học xong nội dung kiến thức chương “cảm ứng điện từ” các em đã có năng lực tái hiện lại các khái niệm, định nghĩa, định luật …các em cũng đã xác định và sử dụng được kiến thức đã học ở mức độ thấp vào giải quyết các nhiệm vụ

học tập đơn giản, giải được các bài tập mang tính tương tự, lặp lại các bài mà GV từng hướng dẫn trong quá trình học tập. Tuy nhiên chỉ có ít HS có năng lực đạt được đến cấp độ III (30,1%). Điều đó chứng tỏ các em còn gặp rất nhiều hạn chế trong việc vận dụng kiến thức vào các tình huống mới mẻ, các vấn đề thực tiễn, các bài tập đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức cao. Khi gặp phải các bài tập này đa số các em đều bỏ trống, không viết được chữ nào. Hầu hết HS sau khi học xong chỉ có thể trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí Vật lí cơ bản, các phép đo…và trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức Vật lí trong chương học, còn việc sử dụng kiến thức Vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập hay vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức Vật lí vào các tình huống thực tiễn thì hầu như các em đều chưa thể làm được. Ví dụ điển hình trong bài kiểm tra là câu 15 được dùng để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cấp độ III thì chỉ có 12/91 HS có thể làm ở mức miễn cưỡng coi là đạt cấp độ (một số HS hiểu, suy luận đúng nhưng trình bày không hợp lí). Hay như câu 11 trong đề kiểm tra dùng để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức và biến đổi toán học cũng chỉ có 18/91 HS làm đạt yêu cầu ở mức tối thiểu (tất cả các em đều chỉ làm được ý a của bài và chưa hề động đến ý b). Ở đây hai lớp mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đều là lớp mũi nhọn (học tự chọn nâng cao) của các trường thì còn có trên 30% HS đạt đến cấp độ III, nếu tiến hành thực nghiệm ở các lớp thường thì chắc chắn số HS đạt được cấp độ này còn thấp hơn nhiều. Kết quả thu được số lượng HS đạt được các năng lực ở cấp độ I là cao nhất rồi giảm dần khi chuyển sang các cấp độ II, III theo chúng tôi là phù hợp và phản ánh tương đối đúng trình độ năng lực của HS đang được đào tạo theo chương trình giáo dục hiện tại.

- Sau khi phân tích việc giải quyết những câu hỏi, bài tập dùng để đánh giá năng lực về mặt phương pháp, chúng tôi nhận thấy đa số các em chỉ dừng lại ở cấp độ I và cấp độ II, tức là các em chỉ có thể mô tả, sử dụng các phương pháp thực nghiệm ở mức độ thấp, còn khi gặp phải nhiệm vụ học tập đòi hỏi việc lựa chọn và áp dụng kiến thức một cách có mục đích và liên kết các phương pháp chuyên môn, bao gồm cả thí nghiệm đơn giản và toán học hóa (năng lực về phương pháp cấp độ III) thì rất ít HS có thể làm được (26,5%).

- Thông qua kiểm tra quá trình cũng như phân tích việc giải quyết các câu hỏi nhằm đánh giá năng lực trao đổi thông tin, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em mới chỉ dừng lại ở việc làm theo mẫu diễn tả cho trước (91,4%) chứ chưa thể tự mình lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ Vật lí để biện luận hay giải thích một cách khoa học cho các bài tập đòi hỏi việc vận dụng kiến thức vào giải thích các thí nghiệm, các hiện tượng thực tiễn…

- Về mặt năng lực đánh giá thì đa số các em đã biết áp dụng sự đánh giá có sẵn và đều nhận thấy tác động của kiến thức Vật lí (89,1%). Nhiều HS đã có thể đưa ra được bình luận về những đánh giá có sẵn (77,5%). Tuy nhiên hầu hết các em đều chưa thể tự mình đưa ra đánh giá về các đối tượng, các nhận định Vật lí. Điều này có nghĩa là đa số HS đã đạt đến cấp độ I,II của năng lực đánh giá cá thể và có rất ít HS đạt được đến cấp độ III của năng lực này (35,6%).

- Để đánh giá về tính hiệu quả hay chưa hiệu quả của đề kiểm tra năng lực đã sử dụng trong thực nghiệm, qua phân tích từng câu trong đề chúng tôi nhận thấy: Những câu hỏi được sử dụng để đánh giá năng lực cấp độ I hoàn toàn phù hợp vì những câu này có trên 80% học sinh làm được. Những câu dùng để đánh giá năng lực cấp độ III có tính phân loại chưa cao vì có hơn 30% HS giải quyết được những câu này, theo chúng tôi thì tỉ lệ này tương đối cao so với dự kiến ban đầu. Thực tế qua quan sát, đánh giá quá trình, nghiên cứu kết quả học tập học kì I của HS chúng tôi dự kiến chỉ có khoảng 10% đến 15% HS tham gia kiểm tra đánh giá đủ khả năng giải quyết các câu hỏi, bài tập ở cấp độ III. Như vậy để chính xác hơn với trình độ thực của HS chúng tôi thấy cần phải đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ học tập cao hơn cho HS ở cấp độ này. Những câu hỏi, bài tập nhằm đánh giá năng lực HS ở cấp độ II trong đề kiểm tra năng lực này cũng chưa được hiệu quả phân loại tốt vì tỉ lệ HS đạt được ở cấp độ này vẫn quá cao (ví dụ như năng lực về sử dụng kiến thức đạt tới 78,6%). Mặc dù hai lớp thực nghiệm đều là lớp chọn nhưng qua quan sát chúng tôi dự kiến chỉ có khoảng 60% HS có năng lực đạt đến cấp độ II. Nguyên nhân dẫn đến những sai lệch % trong kết quả đánh giá năng lực HS mà chúng tôi vấp phải ở đây chủ yếu là do câu hỏi, bài tập đưa ra chưa thực sự phù hợp với cấp độ năng lực cần đánh giá (ví dụ như chúng tôi dùng câu 2 để đánh giá cấp độ II năng lực sử dụng kiến thức của HS nhưng

thực tế câu này chỉ phù hợp ở cấp độ I vì nội dung câu trả lời đã được trình bày trong bài học SGK...). Theo chúng tôi để có thể đánh giá được đúng với năng lực hiện có của HS thì cần phải nhờ đến các chuyên gia kiểm tra đánh giá, các chuyên gia này xây dựng và cho HS làm bài tập, câu hỏi giải quyết nhiệm vụ đạt chuẩn tuyệt đối trong phân loại và đánh giá năng lực HS. Còn chúng tôi mới tìm hiểu, xây dựng và sử dụng hệ thống công cụ đánh giá năng lực thì việc gặp sai lệch trong đánh giá năng lực HS chắc chắn không thể tránh khỏi.

Mặt khác, đề kiểm tra năng lực trên được chúng tôi chấm theo thang điểm tối đa cho HS làm đạt cấp độ yêu cầu của cả 15 câu sẽ là 15 điểm. Mỗi câu đạt cấp độ yêu cầu được tính 1 điểm. Căn cứ vào bảng điểm kiểm tra của hai lớp thực nghiệm chúng tôi lập được bảng phân phối tần số điểm và đồ thị tần số điểm như sau:

Bảng phân phối tần số điểm số Xi

NHÓM SỐ HS ĐẠT ĐIỂM SỐ Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 TN ( 91) 0 0 0 1 2 2 3 12 22 16 12 11 7 3 0 Đồ thị tần số điểm số Xi 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 SỐ HS ĐẠT ĐIỂM Xi ĐIỂM SỐ Xi

Với thang điểm mà chúng tôi sử dụng thì HS đạt điểm 13,14,15 được xếp loại giỏi; HS đạt điểm 10,11, 12 được xếp loại khá; HS đạt điểm 7,8,9 được xếp loại trung bình; HS đạt điểm 4,5,6 được xếp loại yếu; HS đạt điểm 1,2,3 được xếp loại kém.

Căn cứ vào bảng phân phối tần số điểm số Xi và đồ thị tần số điểm số Xi, chúng tôi nhận thấy nếu chỉ đánh giá xếp loại HS theo các mức : Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém thì đề kiểm tra năng lực mà chúng tôi đưa ra đã có tính phân loại tương đối phù hợp với kết quả đánh giá, xếp loại HS trong học kì vừa qua cũng như kết quả xếp loại HS trong giai đoạn các em học lớp 10. Vì hai lớp thực nghiệm đều là lớp chọn của các trường nên dựa vào biểu đồ và bảng tần số điểm ta có thể thấy trong tổng số 91 HS tham gia kiểm tra năng lực thì không có HS nào xếp loại kém, chỉ có số ít (5,5%) HS xếp loại yếu, đa số HS đạt loại trung bình (40,7%) và loại khá (42,9%), có ít HS đạt điểm giỏi (11%). Kết quả này gần đúng với xếp loại học tập của các em trong kì học vừa qua. Tuy nhiên chính vì đề kiểm tra năng lực chúng tôi sử dụng chưa thực sự hợp lí ở các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực cấp độ II, III nên dẫn đến tỉ lệ HS khá, giỏi trội hơn một chút so với thực tế.

Tóm lại, hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá kết quả mà chúng tôi đã sử dụng mới chỉ đánh giá được khoảng tỉ lệ các cấp độ năng lực mà chưa thể cho biết đúng tỉ lệ % xác thực của từng cấp độ trong việc đánh giá năng lực HS. Vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần phải rút kinh nghiệm, bổ sung để những lần kiểm tra đánh giá sau có tính sát thực cao hơn.

3.4.2. Kết quả thực nghiêm thu được từ hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá năng lực HS trong quá trình học tập

Căn cứ vào kết quả của việc trao đổi, quan sát, lắng nghe những biểu hiện, đóng góp của các HS lớp thực nghiệm trong các giờ học. Căn cứ vào kết quả thu thập được từ các phiếu đánh giá quá trình, phiếu đánh giá đồng đẳng do GV đánh giá và HS tự đánh giá lẫn nhau khi các em hoạt động nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Chúng tôi đã đánh giá được một số năng lực học tập của HS, đồng thời cũng đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống công cụ đánh giá quá trình mà chúng tôi đã sử dụng như sau:

- Nhìn chung, chúng tôi thấy các em đều rất thích thú tham gia hoạt động nhóm. Cả bốn nhóm mà chúng tôi đã chia thì các thành viên mỗi nhóm đều tham gia đầy đủ. Mặc dù chúng tôi không hướng dẫn cụ thể nhưng các nhóm đều biết tự tổ chức làm việc nhóm: Bầu trưởng nhóm, thư kí, phân công công việc, lên kế hoạch làm việc…Các thành viên đều tham gia tương đối tích cực vào hoạt động nhóm. Không khí làm việc của các thành viên các nhóm nói chung là vui vẻ, hòa

đồng. Qua đây, chúng tôi nhận định đa số các HS tham gia thực nghiệm có năng lực hoạt động tập thể.

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm thì có ba nhóm đã làm tốt các yêu cầu trong phiếu làm việc và ba nhóm này cũng trình bày báo cáo kết quả làm được một cách rõ ràng, mạch lạc đồng thời trả lời khá tốt các câu hỏi do GV và nhóm khác đặt ra. Tuy nhiên vẫn còn một nhóm sau khi kết thúc thời gian làm việc tập thể vẫn chưa hoàn thành được yêu cầu đặt ra trong phiếu học tập của mình và cần phải có sự trợ giúp, đôn đốc của GV các em mới thực hiện xong nhiệm vụ một cách tương đối.

- Khi phân tích phiếu đánh giá của mỗi thành viên đánh giá các thành viên khác trong nhóm, chúng tôi kì vọng vào việc các em mạnh dạn, trung thực, khách quan trong việc đánh giá thành viên khác. Tuy nhiên kết quả không được như mong muốn vì đa số các em vẫn có sự cả nể, đánh giá chung chung, để cảm tình cá nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, do đó chúng tôi phải thay thế bằng điểm trung bình giả định (2 điểm). Dù vậy, theo chúng tôi qua việc HS phải tự mình đưa ra đánh giá các thành viên khác trong nhóm và việc các nhóm đánh giá chéo nhau đã bước đầu hình thành được cho các em năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Qua quan sát hoạt động của các nhóm chúng tôi thấy một số học sinh vẫn bỡ ngỡ, gặp khó khăn trong việc sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin về nhiệm vụ được giao. Những em này cần có sự định hướng, giúp sức từ GV mới có thể khai thác được thông tin cần thiết. Trong các nhóm vẫn còn có số ít những thành viên chưa tích cực tham gia hoạt động cùng các thành viên khác cần có sự đôn đốc, nhắc nhở từ GV. - Đọc phiếu báo cáo của các nhóm chúng tôi thấy các em đưa ra rất nhiều thông tin (đôi khi không cần thiết) mà chưa có sự chọn lọc phù hợp với nhiệm vụ được giao. Điều này cho thấy hạn chế của các em trong việc thu thập, trao đổi và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập Vật lí.

- Các nhiệm vụ học tập mà chúng tôi giao cho các nhóm giải quyết đều là tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ. Hầu hết các nhóm đều trình bày được tương đối chính xác và đầy đủ thông tin về thiết bị kĩ thuật, công nghệ này. Điều đó cho thấy sau khi học xong chương “ cảm ứng điện từ” các em đã đạt được năng lực mô tả cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, tuy nhiên các em mới chỉ đạt ở cấp độ thấp.

Như vậy có thể nhận định rằng nhiệm vụ học tập (công cụ kiểm tra quá trình) mà chúng tôi đưa ra đã đạt hiệu quả tương đối tốt, phù hợp với khả năng, trình độ và kích thích được HS tích cực tìm kiếm, trao đổi thông tin, hoạt động nhóm để giải quyết nhiệm vụ được giao. Mặt khác chúng tôi cũng nhận thấy hệ thống công cụ đánh giá quá trình mà chúng tôi đưa ra vẫn còn rất nhiều thiếu sót vì không thể chỉ căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh sau khi học chương cảm ứng điện từ vật lí 11 trung học phổ thông​ (Trang 93 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)