Trong mục này, tác giả đánh giá những giải pháp của NHNN và giải pháp do các chuyên gia kinh tế đề xuất, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp của mình nhằm hoàn thiện chính sách quản l nhà nước đối với thị trường vàng Việt Nam.
3.2.1 Các giải pháp của NHNN
- Cung thêm vàng miếng ra thị trường nhằm cân đối cung cầu. Từ năm 2006 đến nay, giá vàng trong nước biến động mạnh và chênh lệch rất lớn với giá vàng thế giới, ngoài tác động do giá vàng thế giới thì một phần lớn là do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng cầu vàng. Do đó, NHNN đã quyết định nhập khẩu một lượng lớn vàng nhằm đưa vào thị trường thông qua việc bán đấu giá với mức giá luôn cao hơn giá thị trường trong nước. Đây cũng là một hành động gây nhiều tranh cãi trong thị trường, nhưng nó được cho là đúng đắn vì nó đảm bảo không bảo vệ lợi ích của một nhóm nào, đồng thời hạn chế được tình trạng t ch lũy, đầu cơ.Vì khi lượng cung và cầu được cân bằng thì giá vàng sẽ được ổn định;
- Hạn chế tạo cơ số tạo tiền vàng trong ngân hàng bằng cách không cho phép huy động vốn bằng vàng và cho vay vàng, đồng thời yêu cầu NHTM tất toán
các tài khoản tiết kiệm bằng vàng chứ không chuyển đổi ra tiền mặt. Khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay vàng có nghĩa là vàng được coi như tiền tệ, thông qua ngân hàng thì tiền vàng ghi sổ sẽ được nhân lên n lần, vô hình đã tạo nên vàng phi vật chất trong nền kinh tế. Chính vì vậy, khi hệ thống tài chính gặp khó khăn về thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến giá vàng trong nước;
- Hạn chế việc mua bán tràn lan vàng miếng của thị trường làm thị trường khó kiểm soát, chỉ cho phép một số doanh nghiệp đủ tiềm lực để có đủ khả năng xử lý và giải quyết rủi ro có thể xảy ra . Trong một thời gian dài, tại Việt Nam, vàng miếng được mua bán ở nhiều nơi như tiệm vàng tư nhân, các doanh nghiệp, NHTM…, hoạt động này diễn ra không được kiểm soát chặt chẽ làm cho tình trạng đầu cơ, làm giá. Đồng thời, hoạt động mua bán này rất khó kiểm soát chất lượng và số lượng. Việc hạn chế hoạt động mua bán này tại những đơn vị nhỏ lẻ giúp Chính phủ quản l và điều hành thị trường vàng thuận lợi hơn và hoạt động mua bán vàng miếng được đảm bảo hơn với những doanh nghiệp có uy tín và có vốn lớn nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong những giao dịch số lượng lớn;
- Độc quyền nhập khẩu vàng và độc quyền sản xuất và phân phối vàng miếng. NHNN muốn trở thành cơ quan đầu mối nhằm quản lý hoạt động thị trường vàng Việt Nam, nhằm thực hiện triệt để những chính sách và mục tiêu đưa ra. Tuy nhiên, cách thức quản lý này chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn để đạt được mục đ ch của các ch nh sách điều hành của NHNN, nếu cơ chế quản l này được thực hiện xuyên suốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
3.2.2 Giải pháp do các chuyên gia kinh tế đề xuất
- NHNN chỉ nên là cơ quan giám sát và quản l , không nên độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng, để thị trường vàng hoạt động theo cơ chế thị trường. Theo PGS-TS Ngô Trí Long, NHNN sẽ phải tiếp tục nhập vàng và phải thay đổi cơ chế quản l “ một mình, một chợ”, vì cách quản lý này Trung Quốc đã áp dụng cách đây 10 năm và đã thất bại. NHNN nên trở về với các nhiệm vụ cố hữu của một Ngân hàng Trung Ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ và cải thiện
tình trạng kinh tế vĩ mô, không tham gia sản xuất kinh doanh. Hãy trả lại việc kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp, để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng, trọng lượng và nhãn hiệu như các doanh nghiệp đã đăng k , cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền.
Bên cạnh đó, rất nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc độc quyền của NHNN và lựa chọn SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia là không nên. Ông Phạm Đỗ Ch đã nói : NHNN đang can thiệp quá sâu vào thị trường vàng khiến thị trường này bị chi phối bởi các biện pháp thủ công, gây xáo trộn cho thị trường vàng trong nước. Nếu cứ ra sức can thiệp bằng biện pháp hành chính thì nền kinh tế càng lâm vào thế tê liệt.
- Về thành lập sở giao dịch vàng quốc gia, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng, nên thành lập sở giao dịch vàng quốc gia, chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản… trên một trung tâm giao dịch tập trung. Cho phép thành lập các quỹ tín thác bằng vàng như một công cụ tài chính quốc tế.
Những ý kiến và giải pháp của các chuyên gia mới chỉ đưa ra đánh giá tổng quát, chưa đưa được giải pháp cụ thể hoặc cách thức thực hiện, hiệu quả và tác động của những cách này đối với nền kinh tế. Do đó, những ý kiến này, Nhà nước có thể tham khảo và nghiên cứu tính hiệu quả của nó với nền kinh tế để có thể có nền tảng đưa ra lộ trình thực hiện những ch nh sách trong tương lai.