Đối với NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 56)

Các ch nh sách và qui định của Nhà nước liên quan tới thị trường vàng tác động đáng kể đến lợi nhuận từ kinh doanh vàng của các NHTM.

Trong giai đoạn 2006-2012, thị trường vàng có những biến đổi lớn. Đặc biệt, trong các năm 2007-2008, với hoạt động sôi nổi của sàn vàng, cơ cấu trong huy động vốn của NHTM cũng thay đổi (hình 2.7). Tiền gửi VND tăng chậm trong giai đoạn này, trong khi tỷ lệ tăng tiền gửi bằng ngoại tệ trong đó bao gồm vàng) lại có nhiều biến động, do xảy ra nhiều thay đổi trên thị trường vàng. Sự ra đời của sàn vàng, ban đầu là giao dịch vàng vật chất, rồi nhanh chóng biến tướng thành vàng tài khoản, đi cùng với sẽ bơm thổi của đòn bẩy tài chính.

Hình 2.6: Cơ cấu huy động vốn của hệ thống NHTM

Nguồn: http://www.sbv.gov.vn [17]

Từ cuối năm 2007 đến hết năm 2009, tốc độ tăng trưởng của huy động vốn VND của hệ thống ngân hàng chưa tới 1%/ năm.

Bên cạnh đó, Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN về việc cho phép gửi tiết kiệm, cho vay vàng và cho hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài đã kích thích mạnh cho hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM. Việc thu hút thêm lượng vàng gửi tiết kiệm của dân cư và hoạt động cho vay vàng; cộng với việc kinh doanh vàng trên các sàn vàng đã làm lợi nhuận từ kinh doanh của các NHTM tăng lên đáng kể. Theo bảng thống kê của 3 ngân hàng lớn giai đoạn 2006-2011, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng của các Ngân hàng đã tăng gần 500%/ năm từ 2007-2009 (hình 2.5). Trong khi đó, với quyết định thông tư 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ quyết định 03/2006/QĐ-NHNN và thông tư 12/2012/TT- NHNN ra đời nhằm bổ sung, sửa đổi mọt số điều của thông tư 11/2011/TT-NHNN về chấm dứt việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các

17.21 16.36 14.6 14.1 16.7 3.43 61.17 64.46 65.03 65.57 29.1 79.19 21.62 19.18 20.37 20.43 16.7 17.38 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổ chức Tín dụng; cùng với việc chấm dứt sàn vàng 03/2010 làm tình hình kinh doanh từ ngoại hối và vàng giảm sút nghiêm trọng.

Hình 2.7: Lợi nhuận từ kinh doanh vàng của một số NHTM

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTM [26].

Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ quyết định 03/2006/QĐ-NHNN đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ngân hàng:

- Ngân hàng phải thực hiện chuyển hóa số lượng lớn vàng huy động sang VND, điều này bắt buộc ngân hàng phải mua lại số lượng này.

- Trong thời gian này, lạm phát gia tăng, giá USD cũng trong đà tăng, kéo theo nhu cầu mua vàng tích trữ của người dân, đẩy giá vàng trong nước tăng cao. Việc này làm cho các khoản vay vàng của khách hàng sẽ không đủ đảm bảo buộc khách hàng phải nộp thêm tài sản đảm bảo, nếu không NHTM sẽ phải tất toán khoản vay và mua thêm vàng ở ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn. Từ đó, giá vàng lại càng tăng cao do vòng lẩn quẩn này.

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 70,320 155,140 678,852 422,336 191,104 (161,467) (1,863,64 EXIMBANK 75,453 139,257 634,105 135,409 15,750 (88,156) (297,374) SACOMBANK 4,178 100,815 510,041 314,108 (169,750) 204,268 218,164 -2000000 -1500000 -1000000 -500000 0 500000 1000000

- Việc không cho phép gửi tiết kiệm bằng vàng vật chất và ngân hàng chỉ cho vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức, làm cho nguồn cung vàng từ dân cư tăng nhanh, từ ngân hàng cho vay bị hạn chế. NHTM có thực hiện cho vay bằng vàng, nhưng lại không huy động được vàng vật chất từ dân cư làm cho nghiệp vụ này của ngân hàng không phát huy tác dụng.

Thông tư 01/2010/TT-NHNN ra đời không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hoạt động của thị trường vàng và của cả nền kinh tế.

Tuy đã có một số qui định được ban hành nhằm quản lý và kiểm soát hoạt động của thị trường vàng, nhưng hướng đi của thị trường đã vượt qua tầm kiểm soát của nhà nước khi giá vàng biến động liên tục làm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ngày càng lớn, buộc nhà nước phải ban hành nghị định 24/2012/NĐ- CP ngày 03/04/2012. Việc ban hành qui định này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có những điểm chính sau đây:

Ảnh hưởng của thị trường vàng đến thị trường tài ch nh diễn ra r nét nhất. Ngân hàng kinh doanh vàng thua lỗ, như ACB thua lỗ 1.251 tỷ đồng trong qu 3.2012, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng ACB nói riêng và ảnh hưởng đến thị trường tài ch nh nói chung. Việc cho vay vàng của Ngân hàng trong một khoản thời gian dài cũng đã làm cho nợ xấu từ vàng cũng tăng cao, cách đây 2 năm vàng ở mức 2 triệu/ chỉ, tới hiện tại giá vàng tăng gấp đôi ở mức 4 triệu/ lượng. Vì vậy, việc thu hồi vàng từ những món vay này trở nên khó khăn hơn Số liệu tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn thành phố từ 2010- 2012 theo phụ lục 02 .

Một mặt, thông tư 12/2012/TT- NHNN ra đời nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều của thông tư 11/2011/TT-NHNN về chấm dứt việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng và Nghị định 24/2012/NĐ- CP đã có tác động hai mặt đến các NHTM, trong đó, khoản lỗ của ACB được đánh giá là do việc cấm nhập khậu vàng đồng thời ngân hàng phải mua lại lượng vàng trong nước với giá cao hơn để tất toán trạng thái vàng của NHNN. Mặt khác, hạn chế được nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai khi tiếp tục cho vay vàng của các NHTM.

Nhìn chung, chính sách quản l nhà nước đối với thị trường vàng không ổn định, thay đổi liên tục, tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh vàng của NHTM và các chủ thể kinh tế khác.

2.4.3 Đối với nhà đầu tƣ

Một trong những mục tiêu quản lý của Nhà nước nhằm hạn chế hiện tượng “vàng hóa”, tức là hiện tượng sử dụng vàng như một công cụ tiền tệ trong các hoạt động giao thương. Đồng thời, việc hạn chế hoạt động đầu cơ vàng làm ảnh hưởng đến thị trường vàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường vàng chỉ là tiết kiệm và đầu tư dài hạn, có nghĩa là giữ vàng trong một thời gian đợi giá vàng lên rồi sẽ bán kiếm lời. Thông tư 01/2010/TT-NHNN, thông tư 12/2012/TT-NHNN và nghị định 24/2012/NĐ- CP đã hạn chế tối đa hoạt động của các nhà đầu tư lớn trên thị trường. Trong khoảng thời gian thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đóng băng thì kênh đầu tư được ưa chuộng là đầu tư vào vàng, do đó, việc đóng cửa sàn vàng, không cho gửi tiền tiết kiệm vàng, cũng như việc hạn chế tối đa việc kinh doanh vàng tài khoản nước ngoài đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đầu tư vàng của các nhà đầu tư trong nước. Những nhà đầu tư vàng sẽ chọn các cách: một là cất giữ vàng trong nhà, hai là nhờ ngân hàng giữ hộ và chịu một mức phí nhất định hoặc ba là gửi vàng ra nước ngoài bằng con đường không chính thống nào đó.

2.4.4 Tác động đến thị trƣờng tài chính và tình trạng kinh tế vĩ mô

- Tác động đến thị trường tài chính:

Như l thuyết chương 1 đã trình bày, thị trường vàng tác động rất lớn đến thị trường tài ch nh thông qua cơ cấu tài sản trong danh mục đầu tư của chủ thể kinh tế.

- Ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối:

Báo cáo kinh tế Việt Nam 2011 và dự báo 2012 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM công bố tháng 05/2012 đã nêu lên thực trạng quản lý thị trường vàng giai đoạn 2009-2010. Theo CIEM, trong thời kỳ này, thị trường vàng Việt Nam thật sự hỗn loạn, do một phần từ sự bất ổn của thị trường vàng thế giới mà còn do sự thao túng làm giá của các nhà đầu cơ. Tuy giá vàng không nằm

trong “rổ hàng hóa” để t nh CPI nhưng nó lại có ảnh hưởng gián tiếp đến CPI thông qua tác động đến tâm l tăng giá nhiều loại mặt hàng khác. Trong bối cảnh của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đóng băng, đồng USD bị mất giá, dòng vốn chảy vào thị trường vàng đã làm cho cầu vàng tăng cao, trong khi cung bị hạn chế do phụ thuộc vào hạn ngạch nhập khẩu vàng của NHNN và tâm l đầu cơ của các nhà đầu tư. Cầu lớn hơn cung làm cho giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới, trong khi thị trường vàng miếng chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến tình trạng buôn lậu diễn ra ở diện rộng. Từ đó, làm cầu ngoại tệ trên thị trường tự do tăng mạnh, đẩy tỷ giá tăng. Các nhân tố này gây áp lực phá giá đồng nội tệ, mặt khác buộc NHNN cho phép nhập vàng làm cho vòng lẩn quẩn kéo dài.

Chúng ta phân tích số liệu vàng nhập khẩu vào Việt Nam 2011 và 2012, để thấy rõ vì sao thị trường ngoại hối bị tác động lớn trong thời gian này.

Chỉ trong vòng 2 năm 2011-2012, Việt Nam đã nhập khẩu gần 10 tỉ USD vàng các loại, trong đó vàng nữ trang là gần 1,3 tỉ. Cụ thể, lượng vàng nữ trang Việt Nam nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD, sang năm 2012 kim ngạch nhập vàng nữ trang lên đến 666 triệu USD, trong đó, qu 1 nhập 5 tấn, quý 2 nhập 3 tấn, quý 3 nhập 2,5 tấn và quý 4 là 2 tấn vàng nữ trang. Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số vàng thỏi nhập vào Việt Nam còn nhiều hơn, cụ thể năm 2011 là 87,8 tấn trị giá 4,561 tỉ USD, năm 2012 là 75,2 tấn tương đương hơn 4 tỉ USD. Vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa bằng 2 con đường: Một là, NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và hai là vàng thỏi nhập lậu.

Hình 2.8: Lượng vàng nhập khẩu Việt Nam giai đoạn2011-2012

Nguồn: Hiệp hội vàng thế giới [30]

Các số liệu cho thấy, vàng lậu được nhập nhiều vào Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây biến động tỷ giá trong thời gian qua, điều này góp phần lý giải vì sao cầu ngoại tệ “ch nh thống” của nền kinh tế trong mấy năm qua không tăng và dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng vấn đề “ sóng tỷ giá” vẫn nổi cộm.

- Tác động đến thị trường tiền tệ:

Bên cạnh đó, năm 2011 y ban Giám sát tài ch nh Quốc gia đã thực hiện một cuộc điều tra thử nghiệm với quy mô nhỏ với các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội về các phương diện thu nhập, tiêu dùng, t ch lũy và đầu tư. Kết quả cuộc điều tra cho thấy: trên 31% số hộ gia đình được điều tra có đầu tư, t ch lũy bằng vàng, trong đó, hơn 28% số hộ gia đình có giữ vàng tại nhà và phần lớn số hộ gia đình giải th ch do thói quen phòng chống lạm phát [24]. Đặc biệt, kết quả điều tra cho thấy đầu tư bằng vàng và ngoại tệ chiếm tới 17% trong cơ cấu đầu tư.

Kết quả điều tra trên cho thấy do quản l nhà nước yếu kém, một nguồn lực tài ch nh rất lớn đã không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh để tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà nó được luân chuyển trong khu vực tài ch nh. Điều này làm cho hệ thống tài ch nh hoạt động không đúng bản chất của nó, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư thực.

Bên cạnh đó, Nhà nước ban hành những qui định quản lý thị trường vàng đã góp phần cải thiện tình trạng buôn lậu và đầu cơ vàng, giảm thiểu các giao dịch vàng ngoài tầm kiểm soát của NHNN. Thành công lớn nhất là giảm được vàng hóa trong dân cư, người dân mua vàng không thể gửi tiết kiệm, nên việc cất giữ và t ch lũy cũng bị hạn chế. Nguồn vốn đầu tư vàng được chuyển dịch sang kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, mua các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ch nh phủ, góp phần thúc đẩy thị trường tài ch nh phát triển. Năm 2012, lượng tiền của tất cả các thành viên đổ vào trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp gấp 1.5 lần tổng lượng tiền của năm 2009-2011. Tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu chính phủ tăng 10 lần: trong giai đoạn 2009-2011, các ngân hàng chỉ dành 0.4-1.5 % tổng tài sản để đầu tư Trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp, thì đến năm 2012 tỷ lệ này đã tăng lên 2.84-4.5 %. Đặc biệt, MBBank và MaritimeBank dành hơn 10% tổng tài sản để đấu thầu trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp. Đồng thời, giao dịch thứ cấp trên thị trường chứng khoán cũng trở nên sôi động: Maritimebank là ngân hàng giao dịch trên thị trường này nhiều nhất, với tổng giá trị giao dịch trên 42.000 tỷ đồng [22].

- Tác động tới tình trạng kinh tế vĩ mô:

Theo thống kê của Hội đồng vàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vàng lớn nhất trên thế giới. 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam là được nhập khẩu [19]. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối vì một lượng ngoại tệ lớn tập trung cho việc nhập khẩu vàng đặc biệt thị trường ngoại hối không ch nh thức đối với việc nhập khẩu vàng lậu , ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2007, thị trường vàng hoạt động sôi động và biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh từ 0.5 % lên 0.75%, trong khi từ năm 2000 đến 2006 NHNN chỉ mới điều chỉnh biên độ tỷ giá 2 lần. Đặc biệt vào năm 2008, khi hoạt động giao dịch trên thị trường vàng lên đỉnh điểm. Đây cũng là năm tỷ giá được điều chỉnh nhiều nhất, biên độ tỷ giá được điều chỉnh từ 0.75% lên +/- 1% kể từ 10/03/2008, lên +/- 2% kể từ 27/06/2008, lên +/- 3% kể từ 07/11/2008[8]. Sự biến động tỷ giá này do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, trong giai đoạn này, tỷ giá (trong cả thị trường chính thức hoặc thị trường chợ đen chịu ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động của thị trường vàng.

Đến năm 2011, tỷ lệ tăng của tỷ giá so với năm trước là 2.2%, so với năm 2010 là 9.68% là một kết quả tích cực từ những chính sách tiền tệ và chính sách quản lý thị trường vàng của Chính phủ có hiệu quả.

Hình 2.9: Tình hình lạm phát và tăng trưởng GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê [14]

Mặc khác, hoạt động của thị trường vàng còn tác động lên chỉ số lạm phát, các nguồn vốn đầu tư đều tập trung vào thị trường vàng, làm cho thị trường tài chính hoạt động không cân đối, các nguồn lực không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các mặt hàng thiết yếu thiếu hụt, làm cho giá cả các mặt hàng tăng do tổng cầu và tổng cung lệch nhau. Bên cạnh đó, sàn vàng hình thành năm 2007, tình trạng đầu cơ kiếm lời với lợi nhuận cao, tạo nên một tầng lớp “ tỷ phú mới”, đây cũng là một nguyên nhân làm tăng giá bất động sản. Cầu bất động sản tăng cao do cơ hội đầu tư lớn, làm tăng nguồn cung tín dụng từ NHTM, tác động đến cung cầu tín dụng về thị trường bất động sản, tác động đến lạm phát. Lạm phát bắt đầu tăng cao từ 2007 khi sàn vàng bắt đầu thành lập, đỉnh điểm vào năm 2008 giao dịch tại sàn vàng là lớn nhất, nó được thể hiện qua chỉ số lạm phát đạt kỷ lục ở mức 19.89 %. Về tổng thể, lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)