Hình 2.1 Biến động giá vàng thế giới 2006-2012
Đơn vị tính USD/lượng
Nguồn từ: http://www.nma.org [34]
Giá vàng thế giới tăng mạnh từ năm 2006 do nguyên nhân giá dầu của thế giới tăng cao kỷ lục và vào năm 2004, giá dầu lên đến 55USD/ thùng, cộng với đồng USD sụt giá càng làm gia tăng giá vàng. Giá dầu liên tục tăng từ 2004- 2007, đỉnh điểm là năm 2007, giá dầu gần 100US/ thùng, giá vàng gần 850USD/oz vàng. [31] 727.56 838.40 1,051.28 1,172.31 1,476.35 1,894.70 2,049.61 - 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Năm 2008, giá dầu lên đến 147USD/thùng, đồng thời khủng hoảng tài chính lan rộng toàn thế giới, đưa nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ thị trường bất động sản của Mỹ lan ra các nước. Trong hoàn cảnh đó, khủng hoảng tài chính chuyển khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã khiến các tập đoàn tài ch nh lớn của Mỹ phá sản, lớn nhất là vụ phá sản của Lehman Brothers. Hệ quả xa hơn trong những năm sau đó là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, bắt đầu từ Hy lạp càng làm cho vàng thành một tài sản đầu tư và ẩn nấp an toàn, giá vàng tăng mạnh từ năm 2009 đến 2011, mỗi năm tăng hơn 25 %.
Tuy nhiên, trong những năm 2011-2012, việc tăng giá vàng đã giảm tốc do nền kinh tế thế giới bắt đầu lấy lại tình trạng ổn định và giá dầu không tăng đột biến nữa. Rõ ràng, việc tăng giá vàng nhanh trong khoảng thời gian 2006-2012 là do nhiều nguyên nhân tác động cùng một thời điểm.
2.1.2 Biến động giá vàng trong nƣớc từ năm 2006 tới nay
2.1.2.1 Sự thay đổi của giá vàng
Hình 2.2: Giá vàng trong nước từ năm 2006 đến nay
Đơn vị tính V D/lượng
Nguồn từ: Tổng cục Thống kê, http://scj.com.vn [14;18]
12,360,000 16,820,000 19,130,000 25,230,000 30,070,000 41,800,000 45,150,000 - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 45,000,000 50,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
2.1.2.2 Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới:
Nguyên nhân ch nh tác động đến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là sự tác động của qui luật cung cầu:
- Giá vàng trong nước tăng cao là do cầu vàng trong nước rất lớn so với cung vàng. Do tâm l ưa chuộng vàng làm tài sản đầu tư và t ch lũy, cùng với kỳ vọng vào sự tăng giá của vàng trong tương lai;
- Bên cạnh đó, việc quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu vàng cũng chưa được thuận lợi, dẫn đến thị trường trong nước và thế giới có khoảng cách;
- Tiếp đó là do huy động vàng từ trong dân còn kém, đặc biệt chính sách mới không cho phép huy động và cho vay vàng, làm cho nguồn cung vàng từ dân cư càng bị hạn chế;
Hình 2.3: Giá vàng trong nước và thế giới từ 2006-2012
Đơn vị V D/lượng
Chú thích: Giá vàng thế giới qui đổi ra VND Giá vàn tron nước Việt Nam
11,626,434 13,464,655 17,703,531 20,868,358 28,220,518 37,590,909 42,693,272 12,360,000 16,820,000 19,130,000 25,230,000 30,070,000 41,800,000 45,150,000 - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 45,000,000 50,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
- Tình trạng đầu cơ vàng cũng ảnh hưởng đến tình trạng giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới.
- Sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng phụ thuộc những đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội trong từng giai đoạn. Ví dụ, khi lạm phát cao, người dân không tin vào đồng nội tê nên đầu tư vào vàng; hoặc khi thị trường chứng khoáng và thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường vàng là được lựa chọn để đầu tư tối ưu nhất.
2.1.3 Hoạt động kinh doanh vàng trong nƣớc
2.1.3.1 Hoạt động của các cửa hàng kinh doanh vàng
Tại Việt Nam, hoạt động của cửa hàng kinh doanh vàng (tiệm vàng) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giao dịch vàng, đặc biệt là thị trường TP Hồ Chí Minh chiếm đến 74,4% thị trường cả nước với hơn 7.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất, mua bán vàng; trong đó có hơn 2.000 tiệm vàng [15]. Hình thức kinh doanh của các tiệm vàng này chủ yếu là các hộ kinh doanh.
Trước đây, hoạt động của các tiệm vàng là chế tác vàng nguyên chất thành vàng trang sức và thành vàng miếng, họ hoạt động bằng việc mua đi bán lại các loại vàng, vì truyền thống của người dân thường có tâm lý mua vàng về để tiết kiệm và coi đây là một biện pháp an toàn nhằm bảo đảm giá trị của tiền hoặc dùng làm của hồi môn, hoặc thường mua vàng trang sức để cho, tặng trong các dịp cưới hỏi, lễ … Các loại vàng được giao dịch tại các tiệm vàng được phân loại theo hàm lượng: vàng nữ trang 18K (75%) và 14K (58.3%); hay vàng nữ trang 4 số (24K hay 99.99%), 2 số (23,7K hay 99%).
Hiện nay, sau khi Nghị định số 24/2012/NĐ- CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng thì hiện nay, các tiệm vàng không được kinh doanh vàng miếng mà chỉ được hoạt động trong lĩnh vực vàng trang sức và trang trí mỹ thuật. Tuy nhiên, hoạt động này thường không mang lại lợi nhuận cao cho các tiệm vàng. Trái lại, hoạt động kinh doanh vàng miếng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các tiệm vàng sẽ dần dần rời bỏ thị trường vàng vì kinh doanh không hiệu quả, chỉ một số tiệm vàng được cấp phép
mới được hoạt động kinh doanh vàng miếng. Từ hơn 8000 điểm giao dịch trước đây sẽ chỉ còn 2400 điểm được thực hiện hoạt động này, trong đó, Hồ Chí Minh 900 điểm, Hà Nội 400 điểm. [18]
2.1.3.2 Hoạt động kinh doanh tại các NHTM
Các hình thức giao dịch vàng của NHTM:
Việc sử dụng các công cụ tài ch nh phái sinh cho vàng cũng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM, được Nghị định số 24/2012/NĐ- CP ngày 03/04/2012 cho phép, bao gồm:
- Giao dịch giao ngay (Spot): là giao dịch mua, bán một số lượng vàng giữa hai bên theo mức giá tại thời điểm giao dịch và được thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ký kết mua bán;
- Giao dịch kỳ hạn (Forward): là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng vàng theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai;
- Giao dịch quyền chọn (Option): là giao dịch được quyền mua (quyền
chọn mua) hoặc bán (quyền chọn bán) một số lượng vàng trong khoảng thời gian
xác định trong tương lai với giá được xác định tại thời điểm giao dịch.
Ngoài ra, NHTM còn thực hiện việc mua bán trực tiếp, có nghĩa là khách hàng vào mua vàng và thanh toán trực tiếp cho ngân hàng theo giá niêm yết. Trước đây, NHTM còn huy động và cho vay bằng vàng nhằm thu hút nguồn vàng từ dân cư đồng thời kiếm thêm lợi nhuận, phục vụ khách hàng tốt hơn và với mục đ ch cân bằng trạng thái vàng. Tuy nhiên, hoạt động này không mang lại nhiều lợi nhuận.
Các loại vàng ngân hàng giao dịch:
Ngân hàng chủ yếu kinh doanh các loại vàng thẻ/ miếng, trước đây là vàng của các Doanh nghiệp sản xuất vàng trong nước, tuy nhiên hiện nay chỉ kinh doanh vàng của công ty SJC công ty được nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng duy nhất sau Nghị định 24/2012/NĐ- CP của chính phủ). Các loại vàng thẻ và vàng
miếng khác tùy theo từng ngân hàng và tùy vào mục đ ch mà ngân hàng tiếp tục kinh doanh.
Vàng nhập khẩu và xuất khẩu theo dạng khối, thỏi, hạt, bột… theo đúng quy định vàng kinh doanh trên thị trường quốc tế hiện nay.
Vàng chuyển khoản: là vàng dạng bút toán ghi sổ trên tài khoản. Hiện nay, vàng chuyển khoản được ngân hàng kinh doanh chủ yếu trên các sàn vàng thế giới, vì hiện tại Việt Nam đã đóng cửa các sàn vàng.
2.1.3.3 Hoạt động của các sàn vàng Việt Nam
Tương tự sàn giao dịch chứng khoán, sàn vàng là nơi diễn ra hoạt động mua bán vàng của các nhà đầu tư thông qua một tổ chức được cấp phép và tổ chức này có một hệ thống giao dịch điện tử với công nghệ hiện đại.
Quá trình hình thành sàn vàng:
Ngày 25/05/2007, Sàn giao dịch vàng Sài Gòn tại TP Hồ Chí Minh- sân chơi đầu tiên cho các nhà đầu tư Việt Nam trong giao dịch vàng được khai trương với thành viên sáng lập là Ngân hàng Á Châu (ACB). Với hoạt động sôi nổi của sàn giao dịch vàng đầu tiên, sau 02 phiên giao dịch khối lượng đạt đến 7.250 lượng vàng SJC với tổng giá trị hơn 93 tỉ đồng [23]. Với nhu cầu đầu tư lớn từ các nhà đầu tư đồng thời với khả năng thu lợi nhuận rất lớn từ hoạt động này, nhiều sàn vàng được thành lập bởi các ngân hàng và các DN kinh doanh vàng lớn như sàn giao dịch vàng của NHTM Việt Á, Phương Nam, Đông Á, Sacombank…
Hình 2.4: Qui trình giao dịch vàng tại các sàn vàng
Khi bắt đầu ký kết giao dịch với sàn vàng, nhà đầu tư phải ký quỹ theo qui đinh, và được Ngân hàng cho vay phần còn lại, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua hoặc bán giống như thực hiện trên thị trường chứng khoán.
Khách Hàng Tiền ký quỹ Chứng từ quỹ bảo chứng Ký kết HĐ đầu tư Uỷ thác mua& bán Tham khảo giá thịtrường Đặt lệnh Kết toán lời lỗ Sàn Vàng
Việc đảm bảo an toàn vốn cho Nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho Sàn vàng và Ngân hàng cho vay, thì khi kết quả thực hiện giao dịch bị lỗ làm cho tỷ lệ Tài sản ròng/ tổng dư nợ vay của Nhà đầu từ dưới một tỷ lệ nhất đinh, thì sàn vàng sẽ có thông báo cho Nhà đầu tư nộp thêm tiền để tỷ lệ này ở mức cho phép theo qui định hoặc Ngân hàng sẽ giảm một phần nợ vay của Nhà đầu tư để tỷ lệ này trở lại mức an toàn. Nếu tỷ lệ này xuống quá thấp, Ngân hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng vay và chủ động thu hồi vốn bằng tài sản hiện có của Nhà đầu tư trên sàn vàng.
Ví dụ, ở sàn vàng giao dịch Sài Gòn, tỷ lệ Tài sản ròng/tổng dư nợ vay của Nhà đầu tư ở mức dưới 7% thì buộc nhà đầu tư phải nộp thêm tiền để tỷ lệ này ở mức tối thiểu là 10%. Mức thu hồi vốn là khi tỷ lệ này xuống tới 3%.
Phương thức giao dịch của sàn vàng:
Bản chất của giao dịch trên sàn vàng là thực hiện qua các phương thức sau:
- Chủ sàn trực tiếp mua bán vàng với nhà đầu tư và phòng ngừa rủi ro bằng việc chuyển trạng thái ra nước ngoài thông qua hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của chủ sàn;
- Chủ sàn nhận lệnh của nhà đầu tư và chuyển lệnh ra nước ngoài thông qua hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của chủ sang;
- Chủ sàn chỉ làm trung gian, còn các nhà đầu tư trực tiếp mua bán vàng trên tài khoản với nhau thông qua hình thức khớp lệnh tập trung.
Thông qua các phương thức này cho thấy các sàn giao dịch vàng của Việt Nam vừa làm môi giới mua/bán vàng và vừa trực tiếp kinh doanh vàng. Do đó rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư khi thông tin và cơ chế giao dịch hiện tại chưa được công khai và minh bạch.
2.1.3.4 Nguyên nhân sụp đổ sàn vàng Việt Nam
Theo văn bản số 369/TB-VPCP, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng: công việc kinh doanh trên những sàn vàng bắt buộc phải ngừng trước ngày 30/03/2010.
Như vậy, một hình thức kinh doanh vàng được hoạt động hiệu quả trên thế giới bị xóa bỏ tại Việt Nam, các nguyên nhân của việc đóng cửa sàn vàng tại Việt Nam là:
Thứ nhất, do quản lý của Nhà nước chưa hoàn thiện. Khi cấp phép hoạt động
cho sàn vàng, trước hết Chính phủ phải có những qui định, qui chế nhằm quản lý tốt hoạt động của nó, đồng thời tạo ra một luật chơi chung của hình thức này. Việc này cũng giúp việc giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động kinh doanh này. Bất kỳ một cuộc chơi nào cũng đều phải có những qui định riêng của nó và phải có một cơ quan quản l , định hướng hoạt động của nó đi đúng mục tiêu và mục đ ch được đặt ra. Hoạt động của sàn vàng cũng giống như hoạt động của một hệ thống thu nhỏ, mà trong bất kỳ hình thái hệ thống nào cần có thể chế riêng. Nếu không có khung thể chế, hệ thống không thể hoạt động ổn định được.
Thứ hai, do sự hoạt động rủi ro của sàn vàng. Các sàn vàng tự đặt ra những
quy định giao dịch, do đó việc giảm thiểu mọi rủi ro cho sàn vàng đều do doanh nghiệp quản lý sàn vàng quyết định. Ví dụ, trong điều khoản hợp đồng ký kết với khách hàng, các sàn vàng không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nào khi sự cố ngừng trệ mạng bất ngờ xảy ra trong phiên giao dịch. Thể hiện rõ nhất là sàn vàng ACB đã “bất ngờ sập” trong những thời khắc quan trọng nhất khi thế giới có nhiều biến động về giá vàng, gây ra việc thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng của nhà đầu tư. Điều này chỉ được giải th ch “có lẽ” lỗi thuộc về “máy móc”. Đồng thời trong quá trình cạnh tranh, thu hút khách hàng, việc các sàn vàng đặt ra những qui định để giao dịch quá thấp, xảy ra quá nhiều rủi ro. Điển hình như việc tỷ lệ ký quỹ quá thấp như 10% tại sàn giao dịch vàng Sài Gòn của Ngân hàng Á Châu, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay, điều này dẫn đến một hệ lụy : khi giá vàng biến động quá nhanh làm cho nhà đầu tư thua lỗ quá số tiền ký quỹ thì việc không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư mà với số lượng lớn như vậy mà ảnh hưởng rất lớn đến ngành tài chính ngân hàng với nợ khó đòi tăng cao.
Thứ ba, do sự thiếu hiểu biết và tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư. Từ suy
nghĩ đầu tư vàng là đầu tư có hiệu quả cao và ổn định nhất nền hầu hết các nhà đầu tư đều tập trung vào đầu tư vàng ngoài đầu tư vào chứng khoán). Tuy nhiên, sự hiểu biết, đánh giá, phân t ch sự biến động của giá vàng của nhà đầu tư Việt Nam còn chưa cao, dẫn đến sự phụ thuộc rất nhiều vào những phán đoán của một nhóm người, đưa tới tâm lý bầy đàn. Điều này dẫn đến việc thua lỗ nặng là điều có thể xảy ra khi tình hình biến động giá vàng trên thế giới xảy ra nhanh. Cũng với tâm lý là đầu tư vào vàng sẽ có lời, nhà đầu tư đã chấp nhận tất cả các điều khoản mà các sàn vàng đưa ra dù cho những qui định này không bảo vệ quyền lợi của họ. Điều tất yếu xảy ra là sẽ phát sinh tranh chấp khi có rủi ro xảy ra.
2.2 MỤC TIÊU QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM
Nhằm hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại Việt Nam, chúng ta cần phân t ch và đánh giá mục tiêu và thực trạng quản l nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam.
Trong những năm qua, quản l nhà nước đối với thị trường vàng ở nước ta hướng đến các mục tiêu sau đây:
- Hạn chế “vàng hóa” trong nền kinh tế, chuyển vàng dự trữ trong dân thành nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của Nhà nước trong quản lý thị trường vàng trong thời gian qua;