Bên cạnh với những thành công đã đạt được thì chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước vẫn còn những hạn chế không tránh khỏi. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá những hạn chế này là hết sức quan trọng đối với nhà nước để điều chỉnh và sửa đổi chính sách quản lý phù hợp hơn với thị trường vàng Việt Nam trong quá trình hòa nhập thị trường vàng thế giới.
Một là, việc ban hành chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và chưa có cơ sở khoa học vững chắc, không mang tính chiến lược. Chưa có nhưng phân t ch ảnh hưởng của những chính sách này đối với nền kinh tế nói chung và chưa có những qui định, chế tài cụ thể cho việc triển khai thực hiện những chính sách này. Những chính sách ban hành nhằm giải quyết những bất cập trước mắt mang t nh “chữa cháy”.
Với Quyết định cho phép hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài nhưng không có những qui định về quản lý hoạt động này cụ thể và không quản lý chặt chẽ thị trường vàng trong nước, dẫn tới giá vàng trong nước biến động không ngừng, trong khi đó, nguồn tiền ngoại tệ kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài ngày càng cao, làm ảnh hưởng đến tỷ giá và một lượng tiền đầu tư chảy ra ngoài nền kinh tế quốc gia. Tình trạng đầu cơ vàng tăng cao do giá vàng trong nước liên tục tăng, tình trạng nhập lậu vàng khó kiểm soát vì giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới.
Hai là, việc cho phép thành lập sàn vàng trong khi chưa có hành lang pháp lý điều tiết hoạt động sàn vàng, chưa thống nhất cách thức và cơ quan quản lý những sàn vàng dẫn tới một sự bất ổn trên thị trường vàng. Các sàn vàng tự đưa ra những qui tắc riêng của mình, ngân hàng liên kết cho vay để kinh doanh vàng, nhà đầu tư bất chấp vì lợi nhuận quá cao, không có trọng tài để giải quyết những tranh chấp.
Ba là, từ việc khó kiểm soát hoạt động của thị trường vàng, Nhà nước đưa ra những quyết định nhanh chóng nhằm kiểm soát những bất ổn trước mắt, đồng thời
chưa phân tích được mục tiêu dài hạn của những chính sách này. Sự thất bại trong quản lý giá vàng thể hiện rõ nhất vào năm 2009, khi giá vàng biến động mạnh, ví dụ, tại thị trường Việt Nam, gần trưa ngày 11/11/2009, một số người dân đã mua vàng với mức giá là 29.15 triệu/lượng, tuy nhiên ngay sau đó chưa tới 2 tiếng, giá vàng đã bất ngờ rớt xuất 26.4 triệu/lượng, và sau gần 2 ngày, giá vàng chỉ còn dưới 25 triệu đồng/lượng. Đầu năm 2010, giá vàng ở tại điểm 26.7 triệu/lượng, và tăng dần đến tháng 08/2010 khi giá vàng đạt 36 triệu/lượng. Đây là một con số kỷ lục, tăng gần 10 triệu/lượng so với đầu năm. Đỉnh điểm của năm 2010 có hai thời điểm tháng 2 và tháng 11. Ngày 5/02/2010 ,các nhà đầu tư đã mất 1.5 triệu/lượng chỉ sau 1 đêm, giá vàng xuống 25 triệu/lượng. Tuy nhiên, giá vàng này chỉ tồn tại trong vòng 3 ngày và giá vàng lại lên 26.4 triệu/ lượng vào ngày 11/02/2010. Tháng 11/2010, trong ngày 09/11, giá vàng từ 37 triệu/lượng đã nhày vọt lên 38 triệu/ lượng, đỉnh điểm lên tới 38.2 triệu/lượng, tăng 3 triệu/lượng so với ngày trước đó. Một tiệm vàng lớn ở TP HCM- hiệu vàng Tuần Tài đã vỡ nợ sau cơn sốt giá vàng tháng 11/2010 [25].
Nguyên nhân của tình trạng biến động giá vàng này được cho là do tâm lý
của nhà đầu tư và dân cư trong nước và do môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổnđịnh
và đặc biệt là tình trạng đầu cơ vàng.
Để cải thiện được tình trạng này, Thông tư 01/2010/TT-NHNN ra đời nhằm bãi bỏ Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN và quyết định đóng cửa sàn vàng.
Bốn là,việc ra đời TT 01/2010 chưa đóng góp được nhiều trong việc ổn định thị trường vàng, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn còn cao, giá vàng trong nước biến động nhiều lúc không theo xu hướng giá vàng thế giới vào năm 2010. Đến năm 2011, giá vàng trong nước nhiều khi chênh với giá vàng thế giới là 4 triệu đồng/ lượng trong năm 2011, nhưng t nh trung bình là từ 2-3 triệu/lượng.
Từ đây chúng ta kết luận, chính sách quản lý của Nhà nước rất quan trọng vì nó chi phối không chỉ thị trường vàng mà còn toàn bộ nền kinh tế. Do đó, ch nh sách phải được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên cơ sở khoa học vững chắc, hạn chế mọi khả năng xấu nhất có thể cho nền kinh tế. Khi hoạch định chính sách, cần học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và áp dụng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam là một việc quan trọng.
2.5.3 Chính sách quản lý thị trƣờng vàng từ đầu năm 2013 đến nay
Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/05/2012 hướng dẫn một so điều của Nghị định 24 đã được ban hành. Những động thái của NHNN để thực hiện Nghị định 24 và Thông tư số 16 này là thực hiện cấp phép hoạt động kinh doanh vàng cho các tổ chức và NHTM đủ điều kiện, đồng thời gián tiếp đóng cửa một số cơ sở kinh doanh không đáp ứng được yêu cầu của nhà nước đặt ra. Mặt khác, NHNN độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Sự ra đời nghị định này còn có những hạn chế cần nhìn nhận:
- Khi Nghị định 24 qui định chỉ một số doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng khi đủ điều kiện, thì việc mua bán vàng miếng của người dân cũng trở nên khó khăn hơn trước, thay vì trước đây có thể ra bất cứ tiệm vàng nào cũng có thể thực hiện được giao dịch. Trong khi các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh chủ yếu tập trung ở những khu dân cư đông đúc, thành thị… Bên cạnh đó, vàng miếng được sản xuất và lưu thông chủ yếu là SJC. Do đó, người dân bắt đầu chuyển sang mua và tích trữ vàng nhẫn. Vì vậy, việc huy động nguồn vàng từ trong dân càng trở nên khó khăn hơn.
- Việc cấp phép kinh doanh vàng miếng đã đẩy một số lượng lớn các tiệm vàng vào tình trạng hoạt động khó khăn vì kinh doanh hàng nữ trang không mang lại lợi nhuận nhiều. Vì vậy, tình trạng mua bán chui sẽ được thực hiện ngấm ngầm, gây tổn thất tiềm ẩn cho nền kinh tế.
- Nhà nước đưa ra thông báo là tập trung bình ổn thị trường vàng chứ không bình ổn giá vàng, do đó, vàng trong nước vẫn chênh so với vàng thế giới từ
2- 3 triệu/lượng. Đặc biệt, vào cuối năm 2012, vàng SJC cao hơn vàng thế giới 4-5 triệu/lượng, trong khi các thương hiệu vàng phi SJC chỉ cao hơn thế giới khoảng 1- 2 triệu/ lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm l người dân trong việc quản lý thị trường vàng của nhà nước, họ sẽ tập trung t ch lũy vàng và xa rời tiền đồng do sợ mất giá.
Bên cạnh đó, việc đấu thầu vàng của Nhà nước nhằm mục đ ch cho các NHTM tất toán trạng thái vàng đúng thời hạn, góp phần làm giảm áp lực mua vàng trên thị trường. Trong quá trình đấu thầu vàng ở giai đoạn đầu, có nhiều quan điểm đã đưa ra cho rằng, việc đấu thầu vàng là không có hiệu quả, trong khi chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước là vẫn cao. Qua 8 phiên đấu thầu với mốt số lượng vàng lớn đã được đưa vào thị trương thì giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới. Cụ thể, trước khi đấu thầu vàng, chênh lệch này là 2.6 triệu/lượng. Sau phiên đầu tiên ngày 28.3, chênh lệch này lên đến 3.2 triệu/lượng, có khi lên đến 6 triệu/lượng. Bên cạnh đó, khi kết thúc phiên đấu thầu vàng thì giá vàng ngoài thị trường luôn bị đẩy lên cao hơn giá trúng thầu, làm cho các đơn vị trúng thầu đã thu được hàng chục tỉ đồng. Chẳng hạn, phiên giao dịch ngày 18.4, giá vàng SJC ở mức 41.35 triệu đồng/ lượng, cao hơn giá trúng thầu trong buổi sáng từ 550.000-640.000 đồng/ lượng, với 39.700 lượng trung thầu đơn vị tham gia đã thu về hơn 19 tỉ đồng. Vấn đề đặt ra thêm nữa, các nhà đầu tư trên thị trường cho rằng NHNN đang ưu ái những đơn vị tham gia này. Tính tới thời điểm tháng 25/09/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 61 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng vàng đã bán ra thị trường là 59,87 tấn, trong đó gần 30 tấn được các tổ chức tín dụng dùng để tất toán số dư huy động vốn bằng vàng, phần còn lại được bán lại trên thị trường [18].
Đồng thời, NHNN độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và độc quyền phân phối vàng miếng, chọn thương hiệu vàng SJC làm thương hiệu vàng của Việt Nam cũng gây ra nhiều tranh cãi, đẩy giá vàng SJC cao hơn giá vàng của các nhãn hiệu khác, có thời điểm SJC cao hơn vàng Rồng Thăng Long của Bảo tín Minh Châu là 3 triệu đồng, cao hơn vàng AAA là 2 triệu/đồng …Nguyên nhân ch nh là do cầu vàng chuyển qua SJC, trong khi trong thời gian ngắn, việc gia công vàng
SJC chưa đáp ứng đủ như cầu của người dân. Điều này đã giúp các doanh nghiệp kiếm được một khoản lãi lớn khi chuyển đổi vàng từ phi SJC sang SJC. Do đó, có thể thấy rằng việc chọn một thương hiệu vàng làm độc quyền là không cần thiết, nhà nước chỉ nên là cơ quan giám định vàng đạt tiêu chuẩn. Điều này gây xáo trộn không nhỏ trong thị trường vàng.
Đến thời điểm hiện tại chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước không biến động nhiều và xoay quanh mức 3.8 triệu/ lượng. NHNN vẫn tiếp tục đấu giá vàng, bởi vì quan điểm của nhà nước cho rằng, giá vàng trong nước cao như vậy là do cầu trong nước vẫn còn cao. Theo lý thuyết kinh tế, khi cung cầu một loại hàng hóa không cân bằng thì dẫn đến giá cả thị trường của hàng hóa này biến động. Thực tế cũng cho thấy rằng, lượng vàng đấu thầu của NHNN đã được mua gần hết số lượng đưa ra, cho dù có những phiên còn lại nhiều, nhưng tới thời điểm cuối tháng 8, NHNN đã điều chỉnh lượng vàng đưa ra đấu thầu xuống mức 20.000 lượng và sau đó lên đến 26.000 lượng nhưng vẫn được bán hết. Do đó, việc NHNN đấu thầu vàng là điều cần thiết. Vấn đề đặt ra, tại sao NHNN chủ trương độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và độc quyền phân phối vàng miếng? NHNN muốn sử dụng quyền lực của mình nhằm điều tiết bình ổn thị trường theo quan điểm của mình, nếu cho xuất nhập khẩu tự do tại thời điểm thị trường bất ổn thì sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ, tác động tới tỷ giá. Do đó, NHNN sẽ sử dụng quyền lực của mình nhằm cân bằng thị trường vàng trước. Theo quan điểm của tác giả, việc độc quyền của nhà nước thực hiện trong giai đoạn này hợp lý và chấp nhận được. Việc thị trường vàng trong một khoản thời gian không được điều tiết hợp lý, chính sách quản lý không chặt chẽ, quan điểm của nhà nước không r ràng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
Hình 2.10: Tình hình đấu thầu vàng của NHNN
Đơn vị tính lượng
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN [17]
Tuy nhiên, với quyết định buộc các ngân hàng tất toán trạng thái vàng và chuyển từ huy động vàng sang trạng thái giữ hộ vàng, tôi thấy là không nên. Bởi lẽ điều này ảnh hưởng đến việc huy động một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế.
Nhìn chung lại, khi chính sách được NHNN đưa ra sẽ hướng tới những mục tiêu chính là bình ổn thị trường vàng thì sẽ kiên định đi tới mục tiêu này. Trong trường hợp chính sách này có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thì sẽ được điều chỉnh lại sau khi mục tiêu đưa ra được hoàn thành. Theo tác giả, việc này có thể chấp nhận được trong giai đoạn này
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000
Lượng vàng đấu thầu Lượng vàng trúng thầu
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã nghiên cứu và đánh giá thành công và hạn chế trong chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, trong đó, tác giả phân tích sự tác động của ch nh sách nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, hệ thống tài chính và tình trạng kinh tế vĩ mô. Nội dụng của chướng này có thể được trình bày bằng các luận điểm sau đây:
- Phân tích tình hình biến động giá vàng trong và ngoài nước từ 2006- 2012;
- Tình hình hoạt động của các chủ thể kinh doanh vàng tại Việt Nam;
- Tác động của những chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường vàng, hoạt động của các chủ thể kinh doanh vàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung;
- Phân tích những thành công đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước Việt Nam.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀ NHNN PHỦ VÀ NHNN
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, do đó thị trường vàng trong nước vận hành theo qui luật thị trường được điều tiết bởi Nhà nước. Chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước Việt Nam dựa trên những nguyên tắc sau đây: đảm bảo thị trường vàng hoạt động ổn định, phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, là kênh t ch lũy tài sản của người dân và chịu sự điều tiết của Nhà nước.
Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay quyết tâm của NHNN là ổn định thị trường vàng, dần dần đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách hiện nay bộc lộ một số hạn chế.
Nhằm khác phục những hạn chế hiện tại để hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại Việt Nam, tác giả xin đưa đề những đề xuất. Các đề xuất này dựa trên trên mục tiêu quản lý thị trường vàng của Chính phủ, tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Trước mắt, tác giả trình bày một số mục tiêu quan trọng trong quản lý thị trường vàng của NHNN trong thời gian tới:
Mục tiêu 1: hạn chế “vàng hóa” trong dân cư. Chuyển vàng dự trữ vàng trong dân thành nguồn vốn cho nền kinh tế. Đây là mục tiêu quan trong nhất trong quản lý thị trường vàng Việt Nam;
Mục tiêu 2: Kiểm soát, điều tiết thị trường vàng ổn định. Có nghĩa là kiểm soát giá vàng biến động không lệch pha nhiều so với giá vàng thế giới. Hội nhập bền vững vào thị trường vàng thế giới;
Mục tiêu 3: thúc đẩy thị trường vàng phát triển lành mạnh và đúng hướng. Nâng cao vai trò của thị trường vàng đối với nền kinh tế.
Mục tiêu 4: phát triển ôn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để thực hiện được những mục tiêu được đặt ra thì theo tác giả, NHNN cần thiết phải điều hành, quản lý theo định hướng sau:
Một là,cân nhắc trong việc đưa ra những chính sách, những qui định điều chỉnh hoạt động thị trường vàng. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng những khó khăn, hạn chế có thể sẽ gặp phải khi triển khai ch nh sách này, đồng thời ước tính hiệu quả của nó đối với đến nền kinh tế.
Hai là, cần xem vàng như một loại tiền tệ có giá trị dựa trên số lượng vàng vật chất được cất trữ. Như vậy, số lượng vàng không bị tăng ảo thông qua vàng tài