CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƣỜNG VÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 52)

Chính sách quản lý thị trường vàng ở nước tat hay đổi qua các giai đoạn (Hình 2.5)

- Giai đoạn tự do hóa thị trƣờng vàng:

Xu hướng tự do hóa thị trường vàng gắn liền với quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch tập trung sang thị trường. Trước 2006, Ngân hàng Nhà nước có những văn bản qui định về vàng và xem nó như một loại tiền tệ, cho phép gửi tiết kiệm, cho vay vàng và cho hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài (theo Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006).

Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN này là một bước đệm cho việc hội nhập thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế, mở rộng kênh đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, việc cho phép hoạt động kinh doanh này không gắn liền với những qui định cụ thể và chặt chẽ đã góp phần vào việc giá vàng trong nước ngày càng chênh lệch với giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước liên tục tăng, làm cho tình trạng đầu cơ, t ch trữ và làm giá vàng trong nước cũng từ đó tăng lên

làm cho giá vàng trong nước ở trong tình trạng khó kiểm soát. Trong bối cảnh này, từ tháng 05/2007, các sàn vàng ồ ạt ra đời làm cho hoạt động kinh doanh vàng càng trở nên sôi động. Tuy nhiên, chưa có một chính sách pháp lý nào phù hợp nhằm quản lý hiệu quả hoạt động này, dẫn tới những thị trường vàng trở nên hỗn loạn và đỉnh điểm là quyết định đóng cửa sàn vàng của Nhà nước vào tháng 03/2010 và thị trường vàng trong tình trạng bất ổn.

Hình 2.5 Chính sách quản lý thị trường vàng của Việt Nam qua các giai đoạn

Cơ chế quản lý của nhà nước đối với các sàn vàng như sau:

Việc quản lý hoạt động của sàn vàng Việt Nam còn nhiều bất cập. Sự chồng chéo trong công tác quản lý giữa các Bộ như NHNN quản lý các sàn vàng do các NHTM thành lập, còn những sàn vàng do các tổ chức khác hoặc liên kết với các NHTM làm chủ thì do Bộ Kế hoạch- Đầu tư kiểm soát. Cách thức quản lý và qui định hoạt động không thống nhất, việc phân giải những tranh chấp không có trọng tài – Cơ quan có thẩm quyền – chuyên trách, không có mô hình hoạt động chung cho các sàn vàng. Chúng ta thấy rằng việc quản lý của Nhà nước đối với các sàn vàng bị thất bại.

Trước 2006

• Các qui định của Nhà nước với mục đ ch quản l vàng như một loại tiền tệ.

• Giá vàng trong nước chưa có sự chênh lệch so với giá vàng Thế Giới

Từ 2006- 2010

• Cho phép thực hiện kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài • Sự hình thành và sụp đổ sàn giao dịch vàng.

• Giá vàng trong nước biến động bất ổn, và chênh lệch lớn so với thị trường thế giới

Từ 2010- đầu năm 2012

• Bãi bỏ quyết định cho phép kinh doanh vàng tài khoản nước ngoài. Ban hành một số qui định quản l hoạt động thị trường vàng trong nước • Giá vàng trong nước vẫn còn cao so với giá vàng thế giới

Từ 2012- nay • Ban hành qui định quản l hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng

Bên cạnh đó hoạt động nhập khẩu vàng lậu khó quản lý. Theo số liệu thống kế, 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu trong đó vàng nhập lậu ước tính lên tới 20-40 tấn/năm, tương đương 1,2- 2,4 tỷ USD (Reuter, NHNN . Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đến hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Trong quá trình hoàn thiện chính sách quản lý hoạt động của thị trường vàng thì không tránh khỏi những bất cập của việc áp dụng ch nh sách này đến hiệu quả hoạt động của thị trường. Do đó, việc thay đổi chính sách cho phù hợp với xu thế là một sự tất yếu trong việc quản lý của Nhà nước. Điều quan trọng là hiểu được nội dung và áp dụng vào thực tiễn những chính sách này phải linh hoạt theo tình hình của thị trường vàng và theo sự phát triển kinh tế của đất nước cũng sự thay đổi của thị trường vàng thế giới.

- Giai đoạn tăng cƣờng sự can thiệp nhà nƣớc vào thị trƣờng vàng theo xu hƣớng độc quyền nhà nƣớc, hạn chế cạnh tranh:

Trong giai đoạn từ năm 2010, Nhà nước điều tiết thị trường vàng bằng các công cụ thể chế, hoàn thiện các văn bản pháp l để tăng hiệu quả quản lý thị trường. Để cải thiện tình hình “hỗn loạn” trên thị trường vàng, Thông tư 01/2010/TT-NHNN ra đời bãi bỏ quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng ở tài khoản nước ngoài. Tuy nhiên, thông tư này ra đời cũng gây ra nhiều tranh cãi trong hoạt động của thị trường vàng.

Tiếp đó, Thông tư 12/2012/TT- NHNN ra đời nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư 11/2011/TT-NHNN về chấm dứt việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng.

Với thực tế giá vàng cao hơn giá vàng thế giới rất nhiều, biến động giá không kiểm soát được, thị trường vàng rối loạn buộc Nhà nước phải ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ- CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng với nội dung được tóm tắt như sau:

 Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Giao cho NHNN tổ

chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ;

 Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, sản xuất trang sức, mỹ nghệ phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

 Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật;

 Qui định các điều kiện, trách nhiệm và nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất hàng trang sức, mỹ nghệ;

 Qui định trong việc xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ và vàng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, NHNN cũng có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ thị trường vàng như: hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng, hàng ngày NHNN qui định và theo dõi việc tổ chức tín dụng không được giữ trạng thái vàng vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái âm vàng; Đồng thời, NHNN theo dõi giám sát chặt chẽ hàng ngày báo cáo của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp về tình hình sử dụng vàng miếng mua từ đấu thấu, trong đó các đơn vị bâo cáo chi tiết về mục đ ch sử dụng, các khoản đã bán cho từng đối tượng tại mức giá và khối lượng cụ thể.

2.4 ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VÀNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM

2.4.1 Đối với các cửa hàng kinh doanh vàng

Những ch nh sách điều tiết chặt chẽ trước đây đối với hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước trước đây không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh vàng của các cửa hàng vàng vì hoạt động của các cửa hàng này không bị chi phối bởi những qui định chi tiết về điều kiện hoạt động. Cửa hàng vàng là hoạt động của các hộ gia đình.

Từ khi có Nghị định 24/2012/NĐ- CP, điều kiện doanh nghiệp được kinh doanh vàng miếng có vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất; có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, quy mô các cửa hàng vàng bị thu hẹp, những cửa hàng vàng có số vốn nhỏ chỉ được phép kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, trong khi những sản phẩm này chịu sự cạnh tranh rất lớn từ những doanh nghiệp lớn, vừa sản xuất và kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, vừa mua bán vàng miếng. Những doanh nghiệp này có cơ sở vật chất hiện đại hơn, uy t n và làm ăn hiệu quả hơn nên các cửa hàng vàng nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn. Do việc kinh doanh không còn hiệu quả như trước đây, nhiều cửa hàng vàng nhỏ phải chuyển hướng đầu tư. Chẳng hạn, một số điểm bán vàng tại chợ Văn Thánh, Bà chiểu, Phạm Văn Hai, Tân Bình… tại TP Hồ Ch Minh đã phải đóng cửa, nghĩ bán hoặc dời ra ngoài chợ. Một số tiệm vàng buộc phải thu hẹp, chia sử mặt bằng nhằm giảm gánh nặng tiền thuê nhà, thậm chí bán thêm cả giày dép để kiếm thêm thu nhập. [11].

2.4.2 Đối với NHTM

Các ch nh sách và qui định của Nhà nước liên quan tới thị trường vàng tác động đáng kể đến lợi nhuận từ kinh doanh vàng của các NHTM.

Trong giai đoạn 2006-2012, thị trường vàng có những biến đổi lớn. Đặc biệt, trong các năm 2007-2008, với hoạt động sôi nổi của sàn vàng, cơ cấu trong huy động vốn của NHTM cũng thay đổi (hình 2.7). Tiền gửi VND tăng chậm trong giai đoạn này, trong khi tỷ lệ tăng tiền gửi bằng ngoại tệ trong đó bao gồm vàng) lại có nhiều biến động, do xảy ra nhiều thay đổi trên thị trường vàng. Sự ra đời của sàn vàng, ban đầu là giao dịch vàng vật chất, rồi nhanh chóng biến tướng thành vàng tài khoản, đi cùng với sẽ bơm thổi của đòn bẩy tài chính.

Hình 2.6: Cơ cấu huy động vốn của hệ thống NHTM

Nguồn: http://www.sbv.gov.vn [17]

Từ cuối năm 2007 đến hết năm 2009, tốc độ tăng trưởng của huy động vốn VND của hệ thống ngân hàng chưa tới 1%/ năm.

Bên cạnh đó, Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN về việc cho phép gửi tiết kiệm, cho vay vàng và cho hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài đã kích thích mạnh cho hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM. Việc thu hút thêm lượng vàng gửi tiết kiệm của dân cư và hoạt động cho vay vàng; cộng với việc kinh doanh vàng trên các sàn vàng đã làm lợi nhuận từ kinh doanh của các NHTM tăng lên đáng kể. Theo bảng thống kê của 3 ngân hàng lớn giai đoạn 2006-2011, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng của các Ngân hàng đã tăng gần 500%/ năm từ 2007-2009 (hình 2.5). Trong khi đó, với quyết định thông tư 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ quyết định 03/2006/QĐ-NHNN và thông tư 12/2012/TT- NHNN ra đời nhằm bổ sung, sửa đổi mọt số điều của thông tư 11/2011/TT-NHNN về chấm dứt việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các

17.21 16.36 14.6 14.1 16.7 3.43 61.17 64.46 65.03 65.57 29.1 79.19 21.62 19.18 20.37 20.43 16.7 17.38 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổ chức Tín dụng; cùng với việc chấm dứt sàn vàng 03/2010 làm tình hình kinh doanh từ ngoại hối và vàng giảm sút nghiêm trọng.

Hình 2.7: Lợi nhuận từ kinh doanh vàng của một số NHTM

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTM [26].

Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ quyết định 03/2006/QĐ-NHNN đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ngân hàng:

- Ngân hàng phải thực hiện chuyển hóa số lượng lớn vàng huy động sang VND, điều này bắt buộc ngân hàng phải mua lại số lượng này.

- Trong thời gian này, lạm phát gia tăng, giá USD cũng trong đà tăng, kéo theo nhu cầu mua vàng tích trữ của người dân, đẩy giá vàng trong nước tăng cao. Việc này làm cho các khoản vay vàng của khách hàng sẽ không đủ đảm bảo buộc khách hàng phải nộp thêm tài sản đảm bảo, nếu không NHTM sẽ phải tất toán khoản vay và mua thêm vàng ở ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn. Từ đó, giá vàng lại càng tăng cao do vòng lẩn quẩn này.

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 70,320 155,140 678,852 422,336 191,104 (161,467) (1,863,64 EXIMBANK 75,453 139,257 634,105 135,409 15,750 (88,156) (297,374) SACOMBANK 4,178 100,815 510,041 314,108 (169,750) 204,268 218,164 -2000000 -1500000 -1000000 -500000 0 500000 1000000

- Việc không cho phép gửi tiết kiệm bằng vàng vật chất và ngân hàng chỉ cho vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức, làm cho nguồn cung vàng từ dân cư tăng nhanh, từ ngân hàng cho vay bị hạn chế. NHTM có thực hiện cho vay bằng vàng, nhưng lại không huy động được vàng vật chất từ dân cư làm cho nghiệp vụ này của ngân hàng không phát huy tác dụng.

Thông tư 01/2010/TT-NHNN ra đời không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hoạt động của thị trường vàng và của cả nền kinh tế.

Tuy đã có một số qui định được ban hành nhằm quản lý và kiểm soát hoạt động của thị trường vàng, nhưng hướng đi của thị trường đã vượt qua tầm kiểm soát của nhà nước khi giá vàng biến động liên tục làm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ngày càng lớn, buộc nhà nước phải ban hành nghị định 24/2012/NĐ- CP ngày 03/04/2012. Việc ban hành qui định này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có những điểm chính sau đây:

Ảnh hưởng của thị trường vàng đến thị trường tài ch nh diễn ra r nét nhất. Ngân hàng kinh doanh vàng thua lỗ, như ACB thua lỗ 1.251 tỷ đồng trong qu 3.2012, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng ACB nói riêng và ảnh hưởng đến thị trường tài ch nh nói chung. Việc cho vay vàng của Ngân hàng trong một khoản thời gian dài cũng đã làm cho nợ xấu từ vàng cũng tăng cao, cách đây 2 năm vàng ở mức 2 triệu/ chỉ, tới hiện tại giá vàng tăng gấp đôi ở mức 4 triệu/ lượng. Vì vậy, việc thu hồi vàng từ những món vay này trở nên khó khăn hơn Số liệu tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn thành phố từ 2010- 2012 theo phụ lục 02 .

Một mặt, thông tư 12/2012/TT- NHNN ra đời nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều của thông tư 11/2011/TT-NHNN về chấm dứt việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng và Nghị định 24/2012/NĐ- CP đã có tác động hai mặt đến các NHTM, trong đó, khoản lỗ của ACB được đánh giá là do việc cấm nhập khậu vàng đồng thời ngân hàng phải mua lại lượng vàng trong nước với giá cao hơn để tất toán trạng thái vàng của NHNN. Mặt khác, hạn chế được nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai khi tiếp tục cho vay vàng của các NHTM.

Nhìn chung, chính sách quản l nhà nước đối với thị trường vàng không ổn định, thay đổi liên tục, tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh vàng của NHTM và các chủ thể kinh tế khác.

2.4.3 Đối với nhà đầu tƣ

Một trong những mục tiêu quản lý của Nhà nước nhằm hạn chế hiện tượng “vàng hóa”, tức là hiện tượng sử dụng vàng như một công cụ tiền tệ trong các hoạt động giao thương. Đồng thời, việc hạn chế hoạt động đầu cơ vàng làm ảnh hưởng đến thị trường vàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường vàng chỉ là tiết kiệm và đầu tư dài hạn, có nghĩa là giữ vàng trong một thời gian đợi giá vàng lên rồi sẽ bán kiếm lời. Thông tư 01/2010/TT-NHNN, thông tư 12/2012/TT-NHNN và nghị định 24/2012/NĐ- CP đã hạn chế tối đa hoạt động của các nhà đầu tư lớn trên thị trường. Trong khoảng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)